Nghiên cứu một số phương diện thuộc yếu tố mang phong cách Sơn Nam 17 1.4. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Sơn Nam (Luận án tiến sĩ) (Trang 23 - 32)

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN

1.3. Nghiên cứu một số phương diện thuộc yếu tố mang phong cách Sơn Nam 17 1.4. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án

Nhiều nhận xét đánh giá về văn phong của Sơn Nam. Các nhà phê bình có cùng chung một nhận định về văn phong của nhà văn miệt vườn thường mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân lao động. Năm 1970, Tạ Tỵ trong bài viết Sơn Nam, hơi thở của miền Nam nước Việt có một nhận xét rất hay về nhà văn Sơn Nam khi cho rằng, ông có thể làm chủ bút pháp của mình trong nhiều tác phẩm chuyên viết về đồng ruộng, là vì Sơn Nam đã am hiểu đất Hậu Giang thật chu đáo “Sơn Nam viết văn giản dị như nói chuyện. Câu chuyện tuy quê mùa nhưng không kém tế nhị sâu sắc” [196].

Trần Hữu Tá trong Nhìn lại một chặng đường văn học (2000) ghi nhận

“Hương rừng Cà Mau đem lại cho người đọc bình thường những cảm xúc thẩm mỹ”

[165; 457]. Trên tờ báo Thanh niên số 60 (2260), tháng 3/2002, Hà Đình Nguyên trong Nhà văn Sơn Nam - Mời ông! Tiếp tục lên đường... cho rằng văn phong Sơn Nam được “... dùng ngòi bút như lưỡi cày, bền bỉ cày xới lên ruộng vườn văn hóa bằng một văn phong giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất thâm thúy như chính con người ông”. Trần Mạnh Hảo trong bài viết Sơn Nam, dề lục bình Nam Bộ (2004) có một so sánh thú vị “Văn Sơn Nam không ồn ào như gió chướng, lại không trong veo như nước cất trong phòng thí nghiệm, mà nó là thứ nước chất lỏng hồng hào có tên phù sa, chỉ cần vốc lên đã thấy màu mỡ cả bàn tay...” [209]. Còn Huỳnh Công Tín với bài Sơn Nam - Nhà Nam Bộ học trong Cảm nhận bản sắc Nam Bộ nhận định, Văn phong của nhà văn miệt vườn đã kế thừa và phát huy được văn phong những nhà văn Nam Bộ đi trước như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Quản, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc…

18

Trong công trình qui mô Văn học Việt Nam - miền đất mới, tập 3, nhà lý luận phê bình Nguyễn Q. Thắng trình bày và đánh giá tác phẩm của nhà văn miệt vườn một cách chi tiết, ông đã kết luận về lối hành văn của Hình bóng cũ “Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, đơn giản mà hấp dẫn người đọc bởi cái tinh thần hài hước, nhẹ nhàng cộng với không khí hoài cổ man mác” [175; 1219]. Lê Phú Khải trong Đó là Sơn Nam (2009) viết “Đọc Sơn Nam người ta kinh ngạc về sự độc đáo của văn phong. Ông viết như nói... Nhưng sức nặng của thông tin và cảm xúc của người viết khiến lời văn biến hóa khôn lường” [91; 71]. Đoàn Minh Tuấn nhận xét trong Nhớ mãi nhà văn Hương rừng Cà Mau “Văn ông giản dị, tinh tế, hài hước và rất nhiều tư liệu quý” [105: 88]. Từ những đánh giá của các nhà bình luận, những nét dung dị nhưng uyên thâm trong văn phong Sơn Nam đã được phát hiện.

Nhân dịp buổi Tọa đàm 50 năm Hương rừng Cà Mau, cuối năm 2012, nhà giáo Đinh Công Tâm có kể lại ấn tượng của mình đối với Sơn Nam. Ông đã lưu giữ tất cả tác phẩm của “Nhà văn Nam Bộ” trong bộ sưu tập của mình và tâm đắc nhất truyện Tình nghĩa giáo khoa thư trong Hương rừng Cà Mau. Ông cho rằng, văn Sơn Nam đã giúp cho ông rất nhiều trong cuộc đời viết lách của mình “Lối viết bình dị dân dã mang lại bài học vô giá, ngòi bút tải đạo đó giúp tôi tự rèn giũa và viết sách về giáo dục về sau” [240].

Các nhà nghiên cứu trước và sau năm 1975 đều có một nhận định giống nhau về văn phong Sơn Nam là giản dị nhưng tinh tế.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng phát hiện một số đặc điểm:

Tạ Tỵ và nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu cũng như độc giả miền Nam trước 1975 đều có cùng một nhận định là Sơn Nam là nhà văn của nông thôn, của vùng sông nước Cửu Long nên các nhân vật của ông “rất xa lạ đối với dân thành phố nhưng rất gần gũi với cuộc sống nông thôn” [196]. Năm 2006, Nhà văn Nguyễn Quốc Trung trong bài viết Dấu ấn Sơn Nam đã có một đánh giá khá sâu sắc về nhân vật trong tác phẩm Sơn Nam “Nhân vật của Sơn Nam nói năng khiêm cung, như tự hạ mình, nhưng thực ra bên trong họ có những trí khôn và sức mạnh tiềm tàng” [248]. Năm 2009, trong luận văn thạc sĩ Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam qua Hương rừng Cà Mau, Hoàng Thị Ngọc Bích đã khảo sát và phân loại nhân vật trong tập truyện Hương rừng Cà Mau cho biết rằng mỗi truyện ngắn của Sơn Nam dung lượng trên chục trang và có ít nhân vật. Theo thống kê của tác giả, tập truyện Hương rừng Cà Mau có 185 nhân vật, mỗi truyện của ông có từ hai đến bốn nhân vật, trong đó có truyện đến hai nhân vật chính.

Nhà văn đi vào khám phá đời sống của nhân vật trong phạm vi hẹp “trong làng, ấp nhỏ

19

lẻ, hoang vắng, trong những mối quan hệ chòm xóm cùng lao động, cùng sinh hoạt văn hóa” [10; 10]. Trong một bài viết Sự hướng thiện của các nhân vật trong tiểu thuyết Sơn Nam, sau khi phân tích quá trình trăn trở, dằn vặt bản thân để đi đến tự hoàn thiện mình của các nhân vật trong tiểu thuyết Xóm Bàu Láng, Bà Chúa Hòn, Vạch một chân trời, Chim quyên xuống đất, tác giả Trần Thị Hạnh khái quát “Thành công của Sơn Nam chính là nhìn được quá trình đấu tranh hướng đến cái thiện và tạo cơ hội cho các nhân vật tự hoàn thiện mình. Ông đã thể hiện cái chất của con người Nam Bộ một cách đặc sắc với đầy đủ tính hiện thực” [63].

Trong Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam, sau khi khảo sát các nhân vật trong truyện ngắn, chủ yếu là Hương rừng Cà Mau, Trần Phỏng Diều nhận định “Nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam đa dạng và phong phú”. Một bài viết đã phân tích nhân vật Tây đầu đỏ một cách tỉ mỉ và không kém phần sâu sắc của Nguyễn Văn Hà trong Sơn Nam và truyện ngắn Tây đầu đỏ đã khái quát về nhân vật kẻ xâm lược” điển hình, thật sự chứ không phải là “cái bóng” hoặc một hình ảnh mờ nhạt “Nhân vật Tây Đầu đỏ của Sơn Nam là bước tổng hợp, nâng cao hình ảnh của giặc Pháp ít nhiều đã được đề cập trong các sáng tác văn xuôi cùng thời” [207].

Như vậy, khi bàn về nhân vật trong truyện của Sơn Nam, Tạ Tỵ, Nguyễn Quốc Trung, Trần phỏng Diều, Hoàng Ngọc Bích đều có chung nhận xét nhân vật trong truyện Sơn Nam phong phú và đa dạng. Dù loại nhân vật nào họ cũng là những con người bình dị của làng quê Nam Bộ.

Về lối kể chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu… của Sơn Nam cũng được các nhà phê bình chú ý.

Phần lớn các tác giả đều cho rằng Sơn Nam đã đưa lối nói Nam Bộ hồn nhiên và dung dị vào văn chương một cách thú vị và độc đáo.

Ngay từ năm 1970, trong bài viết Sơn Nam – Hơi thở của miền Nam nước Việt trích trong Mười khuôn mặt văn nghệ, nhà văn Tạ Tỵ đã rất tâm đắc với Sơn Nam, với những câu chuyện bất hủ như Bác vật xà bông, Miễu Bà chúa Xứ, Cây huê xà, Cô Út về rừng, Hát bội giữa rừng…đã có nhận xét về cách viết truyện của nhà văn của vùng châu thổ này “Trong tác phẩm “Chim quyên xuống đất”, Sơn Nam áp dụng kỹ thuật viết truyện dài với những gút thắt mở, với tình tiết ly kỳ để “bắt trớn” và đôi khi rời bỏ quê hương – sở trường – để thử sức với đôi cánh. Đường bay tuy không đuối nhưng nó làm người đọc bơ vơ, nhức mỏi” [196]. Hoàng Phủ Ngọc Phan nhấn mạnh giá trị của tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau khi nó vừa được tái bản năm 1998

“... Cái hay của nó không chỉ ở hình ảnh, câu chữ mà còn ở cái “thần” của bút pháp

20

được tác giả dành ở mấy câu kết “nhẹ như gió thoảng và êm như mật ngọt” [141; 6].

Năm 2006, người biên soạn Từ điển từ ngữ Nam Bộ Huỳnh Công Tín trong bài viết Nhà văn Sơn Nam, Nhà Nam Bộ học đã tỏ ra tâm đắc cách dùng ngôn ngữ dẫn chuyện trong các tác phẩm Bà Chúa Hòn, Xóm Bàu Láng, tập truyện Hương rừng Cà Mau, Biển cỏ miền Tây, Hồi kí Sơn Nam (4 tập: Từ U Minh đến Cần Thơ - Ở chiến khu 9 – 20 năm giữa lòng đô thị - Bình an) của nhà văn Sơn Nam. Theo tác giả thì lối viết của nhà Nam Bộ học “có thể xem là tiêu biểu của lối “văn nói Nam Bộ”, lối văn thường gồm những câu ngắn gọn, có nhiều từ ngữ Nam Bộ trong giao tiếp bằng lời được thể thành văn viết”[245].

Trong bài viết Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ qua Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam (2007), Nguyễn Phú Cường viết “Văn của Sơn Nam thường là những câu ngắn gọn, trong sáng, rõ ý. Đặc biệt là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Nó mang những đặc trưng đầy đủ về phương ngữ Nam Bộ ở cả các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách diễn đạt” [17]. Năm 2012, Trong công trình Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, Võ Văn Thành nhận định “Lối hành văn của ông mộc mạc, viết như nói” nhưng không phải dạng thu âm “các cuộc nói chuyện của người Nam Bộ thì chúng trở thành các tác phẩm văn học” [173; 45]. Trong một bài viết được đăng tải trên trang web http://baomoi.com có tên là Sơn Nam - người đánh đàn độc huyền kể chuyện Nam Bộ (1997), Hoài Anh - tác giả bài viết nhận định về ngôn ngữ kể chuyện của Sơn Nam “Ngôn ngữ của anh dung dị, sinh động hấp dẫn, có màu, có tiếng kết hợp với động tác, không những đã góp phần tô đậm tính cách nhân vật mà còn vẽ lên bộ mặt tinh thần của từng con người thuần Nam Bộ” (Tạp chí Văn hóa, số 5/1997). Huỳnh Công Tín trong Sơn Nam – Nhà Nam Bộ học (2006) cho rằng ngôn ngữ của Sơn Nam trong sáng tác được nhiều nhà lý luận phê bình thừa nhận rằng người miền Nam cũng như các nhà văn miền Nam “viết như nói”, hàm ý chê “văn miền Nam dở”, nói sao viết vậy, nhiều từ ngữ đời thường, câu cú không thành, ý tứ không chặt… Ông không đồng ý với quan niệm này, theo ông, văn chương Nam Bộ phải có một cái gì khác, đó là thứ văn chương gần với ngôn ngữ nói, không nặng trau chuốt mượt mà làm mất đi bản sắc đời thường, với những “góc cạnh” của nó. Đối với vấn đề thưởng thức nghệ thuật, người đọc cần đọc thứ văn phong mà ngôn ngữ thuần Nam Bộ hoặc Bắc Bộ, không nên đọc loại văn phong hỗn hợp Bắc Nam, nó làm mất đi lối diễn đạt mang chất liệu đời sống của vùng miền. Ngôn ngữ mà Sơn Nam sử dụng là ngôn ngữ Nam Bộ ròng. Tác giả ghi nhận “Ngôn ngữ đối thoại, hay ngôn ngữ nhân vật trong truyện Sơn Nam là ngôn ngữ thường nhật của

21

người dân Nam Bộ”. Ngoài ra ông còn sử dụng một khối lượng rất lớn từ ngữ Nam Bộ thông thường trong cuộc sống [245].

Nguyễn Phú Cường trong một bài nghiên cứu có tính chất sơ khảo về phương ngữ trong truyện ngắn của Sơn Nam có tên là Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ qua Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam (2007), cùng với việc giới thiệu nội dung tập truyện Hương rừng Cà Mau, tác giả bài viết đã khái quát những nét chính về đặc điểm của phương ngữ trong ngôn ngữ của Sơn Nam (mô tả về vùng đất, kinh nghiệm sống, ngành nghề đặc trưng, phong tục tập quán ở nông thôn Nam Bộ…) [17]. Anh Vân trong Hương rừng Cà Mau, 50 năm thơm mãi tình quê cũng có một nhận định

"Truyện ngắn của Sơn Nam rất cô đọng, súc tích, ngôn ngữ nặng tính địa phương mà giản dị, dễ gần. Ông viết như đang kể chuyện, thủ thỉ, tâm tình. Ông tả cảnh, tả người sống động đến từng chi tiết nhỏ" [252]. Trần Phỏng Diều trong Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam, đã rút ra một kết luận sau khi phân tích đặc điểm trong ngôn ngữ của các loại nhân vật trong tác phẩm Sơn Nam "nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam (…) nhiều giọng điệu riêng và mỗi loại hạng người đều có cách nói riêng. Tất cả tạo nên sự sinh động, nhiều vẻ của nhân vật trong các truyện của ông"

[22; 25]. Năm 2006, một bài viết của nhà văn Nguyễn Quốc Trung có tên là Dấu ấn Sơn Nam ghi nhận về giọng điệu của Sơn Nam như sau “Sơn Nam có giọng điệu rất riêng. Văn của Sơn Nam cũng không trau chuốt với những câu chữ lạ, nhưng chữ luôn có sức sống, câu văn tãi ra, đó là lối nói của người dân quê mộc mạc” [248].

Năm 2008, Nguyễn Q. Thắng trong Văn học Việt Nam - miền đất mới, tập 3 đã nhận định giọng kể chuyện của Sơn Nam "... thường khi rất giản dị, không có chút gì trau chuốt... Đôi khi cuối những truyện vắn tắt ấy tác giả rút ra một bài học gấp quá, đột ngột quá khiến người đọc rất đỗi bất ngờ. Thế cho nên có người cho rằng truyện của Sơn Nam có vẻ như hơi vội vàng, cạn cợt. Nhưng chỗ tài tình của Sơn Nam là sau cái bề ngoài giản dị như vậy, ông vẫn tỏ ra là một người hóm hỉnh, sắc bén, ông diễn tả được những sự thực tâm lý tế nhị..." [175; 1214]. Còn Trần Phỏng Diều trong bài viết Yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam (2006) viết "giọng văn của Sơn Nam thường chậm, đều đều, mạch văn thong thả, ít tính hùng hồn vội vã. Ông không

"lên gân" (…). Câu văn của ông thường rất mộc mạc, chân tình. Mộc mạc đến mức có khi như là văn nói... Ông viết rất chân phương, ít dùng từ hoa mỹ, những câu văn không đến nỗi trúc trắc như đánh đố người đọc" [91; 113]. Cùng suy nghĩ đó, Trần Mạnh Hảo trong bài viết Sơn Nam, dề lục bình Nam Bộ (2007) cho rằng “Những cảnh, những đời, những tâm sự của ông (…) bao giờ cũng pha một giọng kể trầm

22

trầm, u buồn, xa vắng” [209]. Có thể nói rằng khi đề cập đến lối kể chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của Sơn Nam, các nhà nghiên cứu đều có một nhận định giống nhau là văn Sơn Nam mộc mạc, viết như nói. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng là ngôn ngữ thường ngày, từ ngữ địa phương của người dân Nam Bộ. Giọng điệu phong phú khi kể chuyện.

Ngoài ra, một đặc điểm rất thú vị của văn Sơn Nam cũng được các nhà phê bình đề cập đến, đó là cách sử dụng hò, vè, thành ngữ, tục ngữ… trong tác phẩm. Đôi khi ông đưa vào truyện những câu ca dao, những câu hò đối đáp Nam Bộ phản ánh được tính chân xác của thực tại dưới cái nhìn của nhà văn gắn liền với nông thôn Nam Bộ. Năm 2011, trong hai công trình khảo sát Thành ngữ, tục ngữ cải biên trong tác phẩm Sơn Nam Môi trường tự nhiên, văn hóa và con người Nam Bộ trong tác phẩm Sơn Nam qua thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Văn Nở và Dương Thị Thu Hằng, hai tác giả đã khảo sát và thống kê là trong tác phẩm Sơn Nam (Hương rừng Cà Mau, Bà chúa Hòn, Xóm Bàu Láng, Đồng bằng sông Cửu Long, - Nét sinh hoạt xưa và Văn minh miệt vườn) với kết quả là tổng số thành ngữ, tục ngữ được sử dụng là 683, và tần số xuất hiện là 1175 lần, trong đó 110 ngữ cảnh có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng biến thể ngữ âm, 55 ngữ cảnh sử dụng thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, chiếm 50% trong tổng số ngữ cảnh được thống kê. Tác giả cho rằng Sơn Nam đã thuần thục sử dụng thành ngữ, tục ngữ với hai lý do, một là để Tái hiện thiên nhiên, đất trời Nam Bộ một thời mở cõi, hai là Phản ánh thực trạng xã hội. Đồng thời nhận định về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác của Sơn Nam “Cùng với việc miêu tả đặc trưng văn hóa, lịch sử qua thành ngữ, tục ngữ (…) phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cá tính của người dân ở một vùng, miền” [135; 148].

Ngoài ra, chất mộc mạc, dân dã, phóng khoáng, bộc trực thấm sâu trong tác phẩm của Sơn Nam, cũng được Lê Phú Khải, Anh Vân đề cập đến trong các bài viết, xem như là một đặc điểm riêng của nhà văn Nam Bộ.

Cũng trong bài viết Đó là Sơn Nam, có một kết luận rất chính xác về Sơn Nam của Lê Phú Khải "Thường thì tác giả và tác phẩm luôn gần gũi với nhau, nhưng với Sơn Nam thì phải nói là con người và tác phẩm hòa nhập làm một. Cái chất thoáng đãng, mộc mạc, khoáng đạt, bộc trực từ anh thấm sâu vào tác phẩm. Đọc tác phẩm là có thể biết được con người anh" [91; 15]. Trong buổi Tọa đàm 50 năm Hương rừng Cà Mau, cuối năm 2012, nhiều tham luận, bình luận, chuyện kể về “Ông già đi bộ”

cùng tác phẩm Hương rừng Cà Mau, Anh Vân có bài viết Hương rừng Cà Mau – 50 năm thơm mãi tình quê nhận định chân xác về chất mộc mạc, dân dã nhưng hóm hỉnh,

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Sơn Nam (Luận án tiến sĩ) (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)