Văn hóa vật chất

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Sơn Nam (Luận án tiến sĩ) (Trang 93 - 101)

Chương 3. CẢM QUAN VỀ THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA

3.3. Cảm quan về văn hóa Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam

3.3.1. Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất hay còn gọi là văn hóa vật thể, là nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị... đều là văn hóa vật chất. Khác với Hồ Biểu Chánh chỉ lướt qua văn hóa Nam Bộ trong những tình huống truyện thì nhà

“Nam Bộ học” Sơn Nam đã đi sâu phân tích, giải trình các khía cạnh văn hóa. Văn hóa vật chất của vùng đất Nam Bộ có thể được kể đến trong tác phẩm Sơn Nam là văn hóa mưu sinh, văn hóa cư trú, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm thực…

3.3.1.1. Văn hóa mưu sinh:

Qua sáng tác văn học, Sơn Nam đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về cuộc sống của người dân Nam Bộ thời khẩn hoang, mở rộng bờ cõi. Đối tượng đi khai hoang là những người nông dân nghèo Bắc Bộ, Trung Bộ đi tìm kế sinh nhai, những người chống Pháp thất bại tránh sự truy nã của kẻ thù phải thay tên đổi họ, chạy xuống vùng Cà Mau, Rạch Giá ẩn náu và ở lại thành cư dân Nam Bộ. Ngoài ra người Hoa, Khmer, Chăm vì một lý do nào đó cũng đến mảnh đất miền Nam này để lập nghiệp...

Nghề đầu tiên mà theo số đông người Việt cho là nghề ổn định nhất, đó là làm ruộng. Ước mơ lớn nhất của những người nông dân là trở thành tiểu điền chủ với vài chục mẫu đất ruộng và một số tá điền riêng “Trăm nghề, không gì bằng nghề nông”

[12a; 21]. Đây là tâm thức nông nghiệp của người Việt nói chung và của người Nam Bộ nói riêng. Trong Một vũng máu tầm thường, Tư Tôm – tay đạo chích khét tiếng nhưng cuối cùng vẫn chọn nghề nông, vì theo hắn, nghề nông là một nghề căn bản

“tôi muốn làm ruộng, để lần hồi dành dụm chút ít tiền bạc cưới vợ” [5a; 62]. Thời gian đầu trên bước đường khai hoang, họ học hỏi được nhiều phương cách làm ruộng để nhanh chóng thích ứng với môi trường tự nhiên của vùng đất mới. Nhân vật Tư Cồ trong Ruộng lò bom đã học được cách trồng lúa của người Khmer, tận dụng qui luật tự nhiên để trồng lúa “lò bom”, nơi mà người Pháp cũng phải chịu thua vì sự khắc nghiệt của môi trường. Sau nghề làm ruộng là nghề làm vườn, khi có một số vốn khá khá người dân Nam Bộ tìm đến nghề làm vườn vì làm vườn nhàn và có nhiều huê lợi

88

hơn. Tuy nhiên, muốn làm vườn người nông dân phải khá giả vì lập vườn đòi hỏi nhiều công sức, nhiều tiền của… Trong Bức tranh con heo, ông hương trưởng làm nghề đốn củi nhưng khi “gia đình trở nên khá giả” thì ông “mua đất, lập vườn” [14a;

112]. Lập vườn là công việc lao động đầy sáng tạo của những người di dân mở đất, họ chọn những vùng đất cao ráo “đào mương lên liếp” với kỹ thuật cao để lập vườn [21b]. Khác với vườn ở đồng bằng sông Hồng, vườn ở đồng bằng Cửu Long, thường tập trung lại với nhau thành những không gian rộng lớn, trồng các loại quả như cam, quít, ổi… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Miệt vườn là những vùng đất xưa được lưu dân Việt vào khai phá sớm nhất. Nó đáp ứng đầy đủ những yêu cầu như phải có nước ngọt, cao ráo, tránh được muỗi mòng, rắn rết, có khả năng trồng hoa màu ngắn ngày… được xây dựng trên những đất giồng, đất gò mà những người đi mở đất đã chọn “làm đất đứng chân” ở ven sông Tiền, sông Hậu [xem 21b]. Giới điền chủ Nam Bộ luôn có tư tưởng “Dư tiền thì mua thêm đất ruộng, thâu thêm địa tô, đất không bị mất mát” [21b; 98]. Những tỉnh được xem là “miệt vườn” ở Nam Bộ như là Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang…

“Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, nghề rừng và nghề sông nước là hai nghề chính của thời kỳ đầu khẩn hoang. Khi “chân ướt chân ráo” đến một vùng đất xa xôi, lạ lẫm thì nghề rừng và nghề sông nước được chuộng hơn cả vì tất cả có sẵn trong thiên nhiên, cứ việc lấy đi để sử dụng. Họ khai phá rừng để lấy đất làm nhà, làm rẫy… hay lấy củi bán lấy tiền sinh sống. Khi thực dân Pháp quản lý các cánh rừng thì họ sống bằng nghề bán củi lậu như cha con chú Tư Đức. Rất nhiều người như họ theo nghề “nhất phá sơn lâm” để mưu sinh. Sau này, theo chính sách của nhà nước đương thời, những người thợ rừng như Ông Tư Châu Xương, anh Năm Bình Thủy… trong Nhứt phá sơn lâm khai phá rừng để làm “đường củi” cho chế độ thực dân.

“Nhì đâm hà bá”, người dân Nam Bộ khi mới đặt chân đến vùng đất mới thì cá, tôm, cua… dưới nước; rùa, lươn, ốc… trên đồng, ven bờ sông… sẵn sàng để đánh bắt, giăng câu. Lâu dần họ làm nghề cá, họ có thể theo chủ ghe ra biển, ra sông hay có thể làm đăng, đóng đãy, xây nò, xây rọ, giăng lưới… Qua quá trình quan sát, tìm hiểu, họ đã nhanh chóng phát hiện ra quy luật của tự nhiên nên thu gom cá mà không mất nhiều công sức. Trong Con cá chết dại, Hai Tỵ có vô số kinh nghiệm trong vấn đề bắt cá ở vùng nước lợ “Ở xứ này, mỗi năm lại có một lần “cá dại”. Nước mặn cuối năm tràn vô rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt bị say nước mặn, chết trôi lờ đờ” [12a;

48-49]. Nhiều sáng tác viết về nghề cá như Người mù giăng câu, Con Bà Tám, Xuất quỷ nhập thần, Đảng xăm mình…

89

Ngoài ra, người dân Nam Bộ còn nhiều nghề khác để sinh sống như nghề ăn ong tức nghề thu hoạch mật ong rừng được nói đến trong các truyện như Bà Chúa Hòn, Chuyện tình một người thường dân, Vạch một chân trời, Cái tổ ong…; nghề bắt chim cũng rất phổ biến của người Nam Bộ được tác giả mô tả trong các truyện Con trích ré, Tháng chạp chim về…; nghề len trâu5, một nghề rất đặc thù ở Nam Bộ được Sơn Nam đề cập đến trong các truyện Một cuộc bể dâu, Mùa “ len” trâu, Một vũng máu bình thường…; nghề bắt sấu cũng được mô tả rất kỹ trong các truyện Bắt sấu rừng U Minh hạ, Con sấu cuối cùng, Sông Gành Hào…; nghề chế biến thủy hải sản trong Ngày hội Ba Khía, Con cá chết dại…; hay kinh doanh lúa gạo, nghề này thường rơi vào những doanh thương người Hoa vì người Việt, người Chăm và người Khmer không quan tâm hoặc không có khả năng buôn bán. Kinh doanh buôn bán được đề cập đến trong Hội ngộ bến Tầm Dương, Đồng thanh tương ứng

3.3.1.2. Văn hóa cư trú:

Người Nam Bộ sinh sống trong môi trường sông nước. Hệ thống sông ngòi dày đặc là yếu tố quy định cách cư trú của người dân ở đây. Sông rạch bao quanh, trước mặt, sau lưng, bên cạnh… nên chi phối rất nhiều đến cuộc sống của người dân Nam Bộ. Trong tác phẩm của Sơn Nam, người đọc dễ dàng thấy những hình ảnh của sông, rạch, kênh, xáng, múc… khiến cho các lưu dân Việt Nam đi khai hoang, tìm đất sống, đến nơi này cư trú buộc phải chọn giải pháp là cất nhà sàn hoặc nhà cao cẳng để trú chân. Họ tận dụng những vật liệu tự nhiên như lá dừa nước, cây tràm, cây đưng…

để làm nhà ngay trên những bãi đất bồi hay trên các cù lao ở giữa sông để tránh lụt lội

“khu vực ngập lụt của đồng bằng sông Cửu Long nên đa số nhà cửa đều xây cất theo kiểu nhà sàn” [12a: 60]. Để thuận tiện cho ghe xuồng đi lại, người Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các bờ kênh, bờ sông cái… vì phương tiện chủ yếu của cư dân Nam Bộ là ghe xuồng. Trong tác phẩm Sơn Nam, có rất nhiều hình ảnh những ngôi nhà sàn

“cao cẳng”, nhỏ bé như những “chấm nhỏ” giữa vùng nước lụt mênh mông (Bà vợ thứ mười, Một cuộc bể dâu); Ở vùng nước lụt, người ta cất nhà cao cẳng (Xuất quỷ nhập thần, Hồi ký Sơn Nam…). Có thể nói rằng nhà sàn và nhà cao cẳng, là giải pháp tối ưu cho người dân ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, rừng U Minh… vì

5“Len” trong tiếng Khmer có nghĩa là tự do. Len trâu có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở miền Nam có nơi nước lụt sâu đến 4 thước nước. Người và trâu đều không có chỗ ở. Người nuôi trâu phải đưa trâu đến vùng đất cao để trâu có thể sống và có cỏ ăn. Mỗi đàn lùa đi từ vài chục đến vài trăm con. Đi hết đồng này, ngập nước hết cỏ lại kéo sang đồng khác. Thời gian có thể kéo dài đến 3 hoặc 4 tháng. Chủ nhân thường gửi trâu cho một số người dẫn trâu đi trông coi, chăm sóc. Dần dần thành một nghề đặc thù của miền Nam: Nghề len trâu. (Theo Wiki)

90

chúng có thể giúp những người dân đi khai hoang có thể vừa tránh lụt lội, vừa ngăn ngừa bệnh tật do sự ẩm thấp của vùng sông nước gây ra.

Một thành quả lớn của người dân Nam Bộ là sau khi có tiền của, họ đã lập nên những vùng đất mà Sơn Nam gọi là “miệt vườn”, tức là những nơi đã được khai phá lâu đời, khi cuộc sống ổn định, người Nam Bộ thích làm nhà ngay trên nền đất được đắp cao với những vật dụng kiên cố hơn như mái bằng gạch ngói, vách ván… ngôi nhà thường thấp, ba căn, mô phỏng theo kiểu nhà ở Quảng Nam, Quảng Ngãi của miền Trung. Trong nhà vật dụng đầy đủ, thể hiện đời sống cao và văn minh như bộ ván ngựa, giường thờ, tủ thờ… [19b].

Dạng cư trú thứ hai là chòi, chòi là những căn nhà được lợp tạm bợ, hình thức làm nhà của đại đa số người dân Việt khi đến vùng đất mới để kiếm sống, phù hợp với cuộc sống rày đây mai đó của lưu dân. Những căn chòi lợp lá dừa nhỏ bé, không cửa, không vách, giữa chòi, chỉ có một bộ vạt bằng tre giữa hai bờ lau sậy, ô rô, bình bát, cóc kèn (Theo chân người tình – Một mảnh tình riêng); Hai Tỵ mời mẹ con Hồng lên chòi của anh ta để nghỉ ngơi chờ khi nước xuống (Con cá chết dại); một căn chòi trống hoang trống hoác giữa đồng không mông quạnh như bao căn chòi khác ở xóm Bàu Láng - căn chòi của lão nông dân Hai Lành, nơi quàn chiếc quan tài của con gái tự vẫn chết vì cậu Hai - con trai cai tổng Biện phụ rẫy, lấy vợ khác (Xóm Bàu Láng);

những căn chòi đơn sơ, nhỏ bé và những cái nhà cao cẳng được dựng lên tại cửa sông, vàm, rạch gần duyên hải vịnh Xiêm la (Biển cỏ miền Tây – Hình bóng cũ…).

Khi khá giả hơn, họ mạnh dạn bỏ tiền ra xây cất nhà cửa kiên cố để ổn định lâu dài, bằng ngược lại, họ lại tiếp tục con đường đi tìm vùng đất khác dễ dàng kiếm sống hơn.

Một hình thức cư trú khác, đó là người dân Nam Bộ sống và làm việc trên ghe xuồng và nghiễm nhiên, họ xem ghe, xuồng như ngôi nhà của mình. Trong Sông Gành Hào, cha con chú Tư Đức lang thang rày đây mai đó, trốn thuế thân và làm nghề đốn củi lậu thuế, không có nhà cửa. Khi bị bắt, chú Tư Đức nói với kiểm lâm Rốp “Dạ ăn tại xuồng này, ngủ tại xuồng này. Nó là cái nhà của tôi” [14a: 186]. Ở miền Nam, không chỉ có cha con chú Đức mà biết bao nhiêu người dân Nam Bộ lấy xuồng ghe làm nhà, rong ruổi khắp nơi để làm ăn sinh sống. Họ sống, sinh hoạt, nấu nướng, giặt giũ… đều trên ghe xuồng. Thậm chí, có những người sống luôn trên những chiếc ghe có mui, khi cần lên bờ họ mang cái mui lên bờ kênh, bờ ruộng để ở tạm “Tôi tên Chòi Mui… Chòi Mui nghĩa là cái chòi làm bằng mui ghe. Lối xóm kêu như vậy riết rồi thành quen” [13a: 57]. Trong tác phẩm Sơn Nam, hình ảnh những chiếc ghe, chiếc xuồng xuất hiện rất nhiều trong các truyện như Xóm Bàu láng, Con

91

cá chết dại, Hết thời oanh liệt, Vạch một chân trời

Nóp cũng là một hình thức cư trú của phần lớn người dân mở cõi. Trên đường đi lúc nào họ cũng trang bị xuồng để đi lại, cái phảng để phá rừng, cái cà ràng để nấu ăn và un muỗi, một cái nóp để tối đến chui vào đó ngủ để tránh muỗi, rắn rết, thú dữ và không phải lo âu vì không có chỗ trú tạm khi đêm đến, cô Tư Hạnh dù là phụ nữ, về đêm cô vẫn ngủ một mình trong nóp giữa rừng sâu mà không hãi sợ (Ăn to xài lớn).

Nam Bộ có nhiều hình thức cư trú, là vùng thường xuyên xảy ra úng lụt nên nhà sàn, nhà cao cẳng thường là lựa chọn tối ưu. Ngoài ra còn những hình thức cư trú khác như chòi, ghe xuồng. Khi khá giả họ có thể làm nhà kiên cố hơn. Hầu như các lưu dân đều trang bị chiếc nóp bên mình để có thể dùng bất cứ lúc nào trên đường rong ruổi.

3.3.1.3. Văn hóa giao thông:

Là vùng có hệ thống sông rạch chằng chịt, vấn đề giao thông của miền Nam không giống ở các vùng đồng bằng khác. Ghe, xuồng, tàu, bè, tam bản… là những phương tiện thiết yếu sử dụng để đi lại trên sông nước của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên trong tác phẩm Sơn Nam, xuồng máy, tàu đò rất hiếm khi xuất hiện vì những phương tiện này chỉ dành cho những người lắm tiền, nhiều của như các điền chủ giàu có hoặc các quan Tây. Còn người lao động bình dân thường chỉ dùng xuồng, ghe, bè, tam bản… để di chuyển đến nơi họ muốn. Trong tập sách biên khảo Đồng bằng sông Cửu Long khi đề cập đến phương tiện lưu thông của người Nam Bộ, Sơn Nam viết

“Đi xóm thăm bạn bè, mua trà mua bánh (…) vẫn dùng ghe xuồng. Thậm chí kẻ trộm, kẻ cướp cũng dùng đường sông rạch để đến đột ngột rồi bôn tẩu cho nhanh. (…). Về quân sự, những cuộc hành quân lớn của ta, của địch đều dùng đường thủy” [21b; 32].

Trong sáng tác của Sơn Nam hiếm có những tác phẩm mà không có sự xuất hiện của ghe, xuồng… Sống ở môi trường sông nước, những hoạt động hàng ngày của người dân Nam Bộ thường gắn với ghe, xuồng.

Ghe xuồng là phương tiện di chuyển đi lại (Bức tranh con heo, Xóm Bàu Láng, Ngôi nhà mặt tiền…); dùng để mưu sinh như đưa đò cho khách sang sông (Con Bảy đưa đò), dùng xuồng để chuyên chở củi sinh sống (Sông Gành hào, Nhứt phá sơn lâm…), dùng xuồng tìm bắt hổ (Hết thời oanh liệt), giết sấu đem sự yên lành cho dân (Con Sấu cuối cùng, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sông Gành Hào…), giăng câu, bắt cá kiếm sống (Người mù giăng câu, Con bà Tám, Con cá chết dại…), dùng xuồng để hái bàng đan cà ròn kiếm sống (Ông Bang cà ròn), sử dụng ghe xuồng buôn bán từ xứ này sang xứ khác (Ngày hội ba khía, Tâm sự chú lái nồi…), lênh đênh đi đây đó thỏa

92

chí giang hồ như nhân vật Tư Bá, Hai Tam (Xóm Bàu Láng), sử dụng tam bản tạo thành “ghe trà vải” như một tiệm tạp hóa lưu động của nhân vật Hai Kim (Thằng điếm vô danh). Ghe xuồng còn dùng để chuyên chở sản phẩm làm ra như lúa, đậu, dừa, dưa hấu… của nông dân trong quá trình sản xuất.

Trâu cũng là một phương tiện di chuyển của người Nam Bộ ở những vùng đầm lầy. Trong công trình biên khảo Lịch sử khẩn hoang, Sơn Nam ghi lại rằng người ta dùng xuồng nhỏ để đi lại trên những con sông nhỏ, con rạch vào mùa nước lũ, nhưng vào mùa khô hết nước, nhưng vẫn lầy lội, đi bộ không được, đi thuyền thì không có khả năng nên phải dùng cộ có trâu để kéo. Trong Tình nghĩa giáo khoa thư, người có nhiệm vụ đưa thầy phái viên đến nhà Tư Có ở ấp Cà Bây Ngọp đã giải thích “Mọi lần mùa hạn, nước cạn queo, dưới sông đầy bùn non, tôi cưỡi trâu trên bờ mà kéo. Chiếc tam bản đi như cộ kéo lúa” [16a; 260]. Trong Bà Chúa Hòn, lão Bá Vạn muốn thằng Thiếu thực hiện công việc do lão giao phó nhanh chóng “tao thấy chống xuồng mệt hơn là cỡi trâu. Lát nữa tao mượn con trâu cộ cho mày cưỡi” [8a; 105]. Ngoài ra họ còn dùng xe ngựa để di chuyển ở những vùng có đường xá tốt như cai tổng Hiền (Xóm Bàu Láng).

Ghe xuồng còn là cảm hứng, mạch nguồn cảm xúc có mặt trong đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ. Nó là phương tiện truyền tải văn hóa dân gian đi khắp miền Nam lục tỉnh. Ghe, xuồng gắn liền với tình yêu đôi lứa: để tìm hạnh phúc cho thằng Mến nhân vật Lão Khăn Đen và thằng Mến lưu lạc từ Hà Tiên đến xóm Bàu Láng (Xóm Bàu Láng), Hai Tam và Nhung trốn gia đình, lênh đênh trên xuồng đi tìm cuộc sống mới (Vạch một chân trời), đến mối tình đau đớn của thằng Lợi và con Lài cũng diễn ra trên xuồng (Cây huê xà). Ghe xuồng liên quan đến những cuộc thanh toán đẫm máu giữa những người mang mối hận thù trong cuộc sống (Bà chúa Hòn, Vạch một chân trời, Một kiểu anh hùng, Hồn người trong ly rượu…). Tàu là thuyền lớn, hình thức phương tiện tàu xuất hiện trong tác phẩm Sơn Nam thường liên quan đến giặc ngoại xâm như bọn Tàu ô (Vạch một chân trời…), với thực dân Pháp (Đồng thanh tương ứng). Ghe còn gắn với tâm linh của người Nam Bộ (Chiếc ghe ngo), với các hình thức văn hóa sông nước (Con Bảy đưa đò, Vọc nước giỡn trăng, Thơ núi Tà Lơn, Hát bội giữa rừng…)

Vì môi trường sông ngòi đan chéo nhau chằng chịt nên văn hóa giao thông Nam Bộ, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ chủ yếu là ghe xuồng. Tần số xuất hiện phương tiện đi lại trong sáng tác Sơn Nam rất cao. Trong Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, tác giả Võ Văn Thành đã thống kê được tần số xuất hiện của ghe xuồng, tàu, bè,

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Sơn Nam (Luận án tiến sĩ) (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)