Phương ngữ Nam Bộ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Sơn Nam (Luận án tiến sĩ) (Trang 138 - 145)

Chương 4. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ

4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam

4.3.2. Phương ngữ Nam Bộ

Phương ngữ hay cách gọi khác là tiếng địa phương. Phương ngữ là một chuỗi các nét biến dạng từ một ngôn ngữ toàn dân được hình thành do những tác động địa lý, xã hội. Phương ngữ Nam Bộ là tiếng nói của người Nam Bộ, là biến thể địa lý của ngôn ngữ toàn dân. Lịch sử phát triển vùng đất phương Nam gắn liền với các cuộc chiến tranh liên tục, quyết liệt và dai dẳng dẫn đến sự chia cắt địa lý giữa các vùng miền. Điều này dẫn đến tâm lý vốn có của người Việt trước đây là ngại tiếp xúc và giao tiếp với những vùng miền khác. Đây cũng là nguyên nhân đưa tới sự hình thành phương ngữ Nam Bộ, đồng thời làm cho tiếng Việt phải phát triển theo những mô hình xã hội ở những vùng, miền này.

Mỗi nhà văn tùy theo sở thích và khả năng của mình để chọn hệ thống ngôn ngữ cho phù hợp. Nếu các nhà văn cùng thời chọn cho mình hệ thống ngôn ngữ mượt mà, tinh tế thì cùng với Bình Nguyên Lộc, nhà văn Sơn Nam xuất phát từ cảm hứng nhân văn đời thường, luôn có ý thức học tập lời ăn, tiếng nói của người lao động, vận dụng sáng tạo, ghi dấu ấn riêng biệt, đặc sắc trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật.

Viết về đề tài Nam Bộ, hiển nhiên Sơn Nam huy động vốn sống, vốn hiểu biết về tiếng nói địa phương từ ngữ âm, từ vựng đến ngữ pháp để xây dựng tác phẩm. Đây là nhân tố quy định ngoài tính khách quan và cũng là con đường mà tác giả đã chọn. Để làm rõ ngôn ngữ nhà văn Sơn Nam sử dụng, qua hệ thống tác phẩm của ông chúng tôi nhận thấy từ ngữ Sơn Nam có những đặc điểm cần chú ý:

4.3.2.1. Đặc điểm ngữ âm

Trong tác phẩm Sơn Nam, hiện tượng biến thể ngữ âm xuất hiện dày đặc. Biến thể ngữ âm thể hiện rõ nhất nét ngôn ngữ đặc trưng của người Nam Bộ. Đó là lớp từ có cách phát âm lệch chuẩn với ngôn ngữ toàn dân nhưng nó không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa cần truyền đạt. Những biến thể phát âm này tạo nên lối phát âm riêng biệt của các phương ngữ, nhà văn khai thác các biến thể bằng cách ghi lại đúng cách phát âm.

Xét về bình diện ngữ âm, có biến âm trong một từ như phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Hiện tượng biến âm trong tác phẩm Sơn Nam sinh động, phong phú cùng với một văn phong giản dị, mộc mạc nhưng độc đáo nên gần gũi với con người Nam Bộ.

+ Hiện tượng biến đổi phụ âm đầu

Biến đổi phụ âm đầu được hình thành bằng cách biến đổi phụ âm đầu của từ toàn dân thành phụ âm khác. Do thói quen phát âm đặc trưng của vùng, miền hoặc do ý

133

đồ nghệ thuật của nhà văn trong quá trình miêu tả hoặc khắc họa nhân vật mà hình thành sự biến âm của ngôn ngữ. Qua khảo sát các sáng tác của Sơn Nam, chúng ta nhận thấy có nhiều dạng biến âm từ âm này sang âm khác như: tr -> ch (chỉ trỏ -> chỉ chỏ, s -> th (sẹo -> thẹo), nh -> l (nhanh nhẹn -> lanh lẹn), k -> kh (đỏ ké -> đỏ khé), tr -> l (trốn tránh -> trốn lánh), đ -> t (đằng hắng -> tằng hắng), gi -> l (xiêu giạt -> xiêu lạc), gi -> r (xóm giềng -> xóm riềng), qu -> d (quay -> day), qu -> kh (quát nạt -> khoát nạt), th -> x (thuổng -> xuổng), th -> l (thủng -> lủng), b -> ng (giả bộ -> giả ngộ)…

Thí dụ: “- Quang cảnh hai bên rộn rịp khác thường, trẻ con đứng lố nhố, chỉ chỏ…”

[16a; 210]; “- Nếu trễ nải, tao chết trên giường nầy (…) uổng công trình trốn lánh của tao, từ chục năm nay” [16a; 76]; “- Cọp bước cà nhắc (…) như ông tướng trong tuồng hát bội mắc áo giáp lủng lỗ” [12a; 75]; “- Nó bưng hai dĩa cơm nghi ngút. Đi tới lui”

[14a; 118)…

Theo các nhà ngôn ngữ học thì vị trí cấu âm của các biến thể đa số đều tiệm tiến về đầu lưỡi, do vậy việc phát âm bao giờ cũng dễ dàng hơn phù hợp với cách phát âm không gắt cũng như tính cách tự do, phóng khoáng của người Nam Bộ. Sự có mặt của hệ thống biến thể âm đầu nhằm mục đích xây dụng không gian ngữ âm Nam Bộ cũng như khẳng định tính thống nhất của hệ thống các biến thể phương ngữ. Điều này cũng thể hiện sự nhất quán trong ý thức sử dụng biến thể phụ âm đầu của nhà văn Sơn Nam trong tác phẩm.

+ Hiện tượng biến thể phần vần

Những biến thể phần vần trong sáng tác Sơn Nam chiếm số lượng khá lớn bao gồm biến thể của âm đệm, âm chính và âm cuối. Biến thể âm chính là nhiều nhất:

* Hiện tượng biến thể âm đệm

Hiện tượng biến thể âm đệm không đáng kể so với biến thể âm chính. Trong sáng tác của Sơn Nam hiếm khi nhận thấy các từ biến đổi âm đệm, nhưng chúng có thế thấy một số âm: Thí dụ: các âm như: + o -> 0 (nhoáng -> nháng): “Lửa nháng ra, đổ sao, nhưng vẫn không cháy” [16a; 89]; + u -> 0 (huyên thuyên -> huyên thiên): “Lục Che nói huyên thiên…” [15a; 296]…

* Hìện tượng biến thể âm chính

Biến thể âm chính là hình thức biến đổi nguyên âm đơn hoặc đôi trong phần vần của từ ngữ toàn dân sang biến âm khác. Biến âm vần trong sáng tác Sơn Nam đa dạng:

+ Các nguyên âm đơn như: a -> iê, ơ, ô, e… (bảo - > biểu, đàn -> đờn, bản ->

bổn, hà -> hè…); â -> iê, ư, ơ… (thật -> thiệt, bàn chân -> bàn chưn, bất nhân -> bất nhơn…); ư -> ơ… (chần chừ -> chần chờ); ê -> i (bệnh -> bịnh); i -> a, ơi… (bất chính

134

-> bất chánh, phú quý -> phú quới…); u -> o, âu, ươ… (vũ -> võ, chu đáo -> châu đáo…)… Thí dụ: - a -> iê: “Tao biểu điều gì mà đừng cãi” [15a; 256]; - a -> ơ: “Day qua mấy cây đờn cậu như hối hận” [16a; 159]; - â -> ơ: “ma (…) lòng thòng từ cánh tay, từ bàn chưn, cái đầu rồi ráp lại” [15a; 306]; - i -> ơi: “tôi không màng thứ phú quới đó” [14a; 88]; - u -> o: “Ông Cai… cổ cho ai nấy đừng sợ” [12a; 76]

+ Các nguyên âm đôi: oa -> ươ, uê, ô… (hoàn -> hườn, hòa -> huề, thoái ->

thối…); ươ -> u, a… (đường -> đàng, phượng -> phụng…); iê -> a, ơ… (duyên ->

doan, quyền -> quờn…); ia -> a… (kìa -> cà…); uô -> ươ (ghen tuông -> ghen tương…)… Thí dụ: - oa -> uê: “Người Huê Kiều nói tiếng Việt khá rành” [14a; 292]; - ươ -> a: “Lắm khi đi lạc đàng trở về xóm cũ, họ chờ ngày khác” [14a; 227]; - iê -> ơ:

“Cô Tư Hạnh biết cầm roi đáng quờn” [14a; 27]; - ia -> a : “Sao vậy ? Sao vậy ?

(…) sao mà thiên hạ đẻ nhiều quá vậy?” [15a; 46]; - uô -> ươ : “Hắn ghen tương, trả thù” [15a; 257]…

* Hiện tượng biến thể phụ âm cuối

So với hiện tượng biến âm ở âm chính thì biến âm ở phụ âm cuối không nhiều, có những dạng như âm: nh -> n (kí ninh -> kí nin), ng -> n (bò càng -> bò càn), t -> c (ngoắt -> ngoắc), m -> n ( rầm rộ - rần rộ), m -> p (tầm nã -> tập nã)…Thí dụ: - ng ->

n: “sau khi… trăn trối với vợ con” [15a; 112]; - t -> c: “Nghe em hỏi tức, anh trả lời phức cho rồi” [14a; 228]; - m -> p : “Không ai tập nã mầy đâu.” [14a; 69]…

Sơn Nam sử dụng có định hướng cụ thể, sự xuất hiện dày đặc với số lượng lớn hiện tượng biến âm trong quá trình sáng tác, tạo nên nét khu biệt, giọng điệu riêng, một giọng “rặc” chất Nam Bộ, có giá trị biểu cảm so với ngôn ngữ toàn dân.

4.3.2.2. Đặc điểm từ vựng

Từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ được sử dụng trong tác phẩm văn chương Sơn Nam rất đa dạng. Trong khuôn khổ luận án, người viết chỉ đề cập đến một số lớp từ như: Lớp từ định danh, lớp từ chỉ đặc điểm vùng đất, cuộc sống sinh hoạt…

a. Lớp từ định danh chỉ một số động thực vật ở Nam Bộ

Trong tác phẩm Sơn Nam, lớp từ địa phương chỉ động thực vật xuất hiện khá phong phú. Nhà văn tái hiện thật sinh động không gian đất rừng phương Nam trong thời kỳ đầu, con người đi khai khẩn và xây dựng cuộc sống mới. Hàng loạt từ ngữ chỉ động vật được miêu tả trong tác phẩm Sơn Nam, giới thiệu cho người đọc có thể thấy không gian hệ sinh thái phong phú của miền Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng: (cá sấu, cá linh, cá lóc, cá sặc, cá thia thia, cá hường, cá nược…); ba khía; cua đinh; chim (chim chàng bè, chim già sói, chim cúm núm, chim cu cườm, chim cồng

135

cộc, chim chó đồng…), cọp; khỉ; xà niên (loại khỉ to lông dài), rắn (rắn mai gầm, rắn nẹp nia, rắn ri voi, rắn trun, rắn mai gầm, rắn hổ đất…), rùa….

Trong nhóm từ chỉ động vật trong tác phẩm Sơn Nam thì từ chỉ loài cá, chim, rắn xuất hiện nhiều và đa chủng loại. Chúng là những động vật gần gũi với cuộc sống lao động của người bình dân. Sơn Nam đã chủ ý giới thiệu sự phong phú của các loài cá. Cá sống và sinh sản các sông, ao đìa nhiều vô kể Trong cái đìa sau trại, cá quậy nước nghe ầm ầm. Hàng ngàn con cá to đã gom vào đó”, vào mùa khô, đìa nước cạn

“cá gom lại nổi đầu khít rịt như trái mù u” [12a; 176], cá biển, cá nước lợ theo dòng chảy của thủy triều vào sâu vào những con sông. Nhưng đến mùa nước lụt, cá lại trôi theo nước ra xa vàm biển. Bên cạnh sự phong phú của loài cá, hàng ngàn sân chim lớn nhỏ ở rừng U Minh được Sơn Nam mô tả vào trong tác phẩm thật sinh động “Nào là sân Cái Nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhất (…) hàng vạn con chim bay về đây làm tổ tạo thành một thế giới náo nhiệt” [16a; 71]. Rừng U Minh là nơi quy tụ vô vàn sân chim, chúng sinh sôi rất nhanh trên cây, dưới đất “làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim giả sói, chim chó đồng. Làm ổ dưới đất có chim bồ nông là đáng kể” [16a; 209].

Trong Tiếp cận với đồng bằng sông Cửu Long, Sơn Nam giới thiệu một cách tự hào “từ khi ta mở nước, chim (già sói, còn gọi là lão nông) qui tụ về ven rừng U Minh, thêm chim thằng bè, bồ nông (…) từ phía Biển Hồ (Kampuchia) kéo về sinh sôi nảy nở”

[37b; 114 – 115]. Sự phong phú của những sân chim tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của vùng đất Nam Bộ thời sơ khai. Đây cũng là một trong những nét đặc thù của sinh thái của vùng cực Nam tổ quốc.

Miền Nam không chỉ có cá, có chim… những sản vật thiên nhiên hữu ích mà còn có những động vật gây nguy hiểm, đe dọa cho cuộc sống và con người thời khẩn hoang. Chúng là rắn, hổ, sấu.. là những loài động vật nguy hiểm, là nỗi ám ảnh thường trực đối với người khai hoang được nhà văn miệt vườn miêu tả tỉ mỉ, xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm tạo nên một thế giới hoang sơ, trù phú của vùng đất mới. Ngoài ra còn có rắn. Rắn không phải là các loại động vật chỉ xuất hiện ở miền Nam nhưng nó xuất hiện dày đặc trong tác phẩm Sơn Nam như là một minh chứng cho một vùng đất nhiều rắn, các loại rắn được kể tên như rắn nẹp nia, rắn bông súng, rắn ri voi, rắn trun…, có loại rắn cực độc, chỉ cần cắn một cái là chết ngay như rắn mai gầm, rắn hổ đất… có loại rắn không độc mà còn có ích với con người “Loại rắn ri voi hàng hà sa số” [14a; 295] .

Bên cạnh đó, những sinh vật gắn bó với con người đi vỡ đất trong buổi đầu khai hoang là những con thú dữ như sấu và cọp. Cọp sống khắp rừng U Minh, Sấu nhung

136

nhúc dưới các kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long. Đây là mối đe dọa khủng khiếp của người thời khẩn hoang. Hình ảnh sinh động được nhà văn ghi lại trong Hết thời oanh liệt “Kỳ dư, ven sông Cái Lớn này toàn là rừng. Trên bờ có cọp, dưới sông có sấu” [15a; 217]. Hình ảnh “ông cọp”, “ông sấu” luôn gắn liền với đời sống cũng như trong mọi sinh hoạt của người dân. Trong Hát bội giữa rừng, một hình ảnh rùng rợn

“Cọp đang bơ vơ ngồi trên rạch, sấu thì đành ngóng mỏ, ngoài vòng” [15a; 207 – 208].

Thông qua lớp từ chỉ động vật, Sơn Nam đã giới thiệu được sự phong phú của hệ động vật của miền Nam.

Ngoài những từ chỉ động vật là lớp từ chỉ thực vật. Miền Nam là vùng đất mới, hệ thực vật ở đây còn hoang sơ, những loại thực vật xuất hiện trong tác phẩm Sơn Nam thường xuyên trở đi trở lại như sen, bồn bồn, cóc kèn, ơ rô, dây choại, gừa, bình bát, mốp, mù u, lác, bàng, lứt, năn…; các loại thực vật vùng nước ngập mặn như dừa nước, mắm, bần, vẹt, đước, tràm… Ba loại cây mắm, đước, tràm có vai trò lấn biển, giữ và bồi đắp cho đất rừng, có khả năng chịu được sóng gió. Chúng có giá trị kinh tế đồng thời biểu trưng cho tính cách kiên cường của con người tiên phong “xâm rừng lấn biển”. Nếu đước và mắm là linh hồn của rừng Sác Cà Mau thì tràm là biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ và bền bỉ của đất rừng phương Nam. Tràm là loài cây bám rễ với vùng đất nhiễm phèn nặng. Rừng tràm thay lá, lá tràm rụng trên mặt đất, gặp mưa, lá liền phân hủy, ngấm qua than bùn, chảy xuống kênh, rạch tạo thành một màu đỏ sậm

“không có nước đỏ, không phải là U Minh”, loại nước nhiều chất đạm, dưỡng chất, ngọt và mát giúp cho các loài động, thực vật phát triển như loại cá đồng. Hoa tràm là điều kiện thuận lợi để cho ong sinh sôi, đem lại nguồn lợi lớn về mật và sáp ong. Đây là một sắc màu đặc trưng độc đáo của rừng U Minh.

Trong tác phẩm Sơn Nam, người ta còn thấy cả một danh sách từ ngữ định danh chỉ những thực vật phong phú và đa dạng mang tính đặc trưng của miền Nam như đào lộn hột, bưởi thanh trà, khóm, khoai môn, khoai mì, chôm chôm, mận sọc xanh, mật sọc đỏ, chuối cau, chuối hột… Qua đó, người ta nhận thấy sự ưu đãi của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người miền Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng.

Sự xuất hiện dày đặc của từ ngữ định danh trong sáng tác thể hiện sự uyên bác của nhà

“Nam Bộ học” cũng là nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Sơn Nam.

b. Lớp từ chỉ đặc điểm, địa hình tự nhiên ở Nam Bộ

Địa hình miền Nam là môi trường sông nước, hệ thống kênh rạch chằng chịt quy định nhịp sống của con người Nam Bộ từ công việc lao động hàng ngày đến sinh hoạt, vui chơi qua từng con nước, mùa nước nổi, mùa mưa, mùa khô, nước lên, nước xuống.

137

Người lao động biết tính giờ khi nhìn con nước lên xuống, đoán biết thời tiết lúc nghe ngọn gió, nhìn kênh rạch để đoán biết thời vụ cá tôm, thóc lúa, hoa màu… Dấu ấn sông nước nổi bật hệ thống từ chỉ đặc điểm địa hình, hiện tượng tự nhiên ở Nam Bộ trong tác phẩm Sơn Nam được thể hiện rất rõ.

Nhóm từ phản ánh đặc điểm địa hình, sông nước ở Nam Bộ như sông, nước, kênh rạch bàu, mương, ngọn cùng, ngọn kinh, ngọn rạch, xẻo, vàm, lạch, rộc…, những tên gọi phản ánh hiện tượng tự nhiên liên quan đến sự vận động của các kiểu gió: gió trở ngọn, gió chướng, gió nồm… hay sự vận động của dòng nước: nước lụt, nước ngập, nước lên, nước lớn, nước ròng, nước giựt, nước nổi, nước đứng, nước dậy…; lớp từ phản ánh địa hình như: giáp nước (chỗ gặp nhau giữa hai dòng nước), lạch (dòng nước chảy tự nhiên), xẻo (lạch nhỏ), trấp (vùng nước có nhiều loại dây hoang, cỏ dại, bám thành giề nổi trên mặt nước)…; lớp từ chỉ địa thế trồng trọt như: ruộng, vườn… Địa thế sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt tạo nên những phong tục tập quán, lối sống, tính cách… của người dân Nam Bộ, hình thành lên một nền văn hóa gọi là “văn hóa sông nước” và một nền văn minh gọi là “văn minh miệt vườn”. Địa hình như vậy tạo nên một nền kinh tế cũng đa dạng: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, thủ công nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước. Đặc điểm địa hình cũng chi phối vấn đề định cư của người dân Nam Bộ. Họ cư trú chủ yếu ở ven sông, ven rạch để thuận lợi trong việc di chuyển bằng đường thủy: đánh bắt hải thủy sản, trao đổi hàng hóa, trồng trọt, tưới tiêu…

Không gian sông nước còn là nơi sản sinh ra những nền văn hóa Nam Bộ như giọng hò bánh bò của con Bảy đưa đò ở rạch Cái Mau mà ai nghe cũng muốn gặp mặt (Con Bảy đưa đò); tinh thần yêu mến hình thức nghệ thuật hát bội (Bà Chúa Hòn, Hát bội giữa rừng…); hát huê tình – lối hát đối đáp giao duyên giữa trai với gái (Vọc nước giỡn trăng, Ngày xưa tháng chạp…); yêu mến thơ ca dân gian (Thơ núi Tà Lơn, Tình bậu muốn thôi…); hình thức thai đố (Câu thai đố, Ngôi mộ chôn đứng…). Ngoài ra, nó còn được khắc họa với những phong tục, tập quán, nếp sống, ý nghĩ… nhà văn cũng đề cập đến những biến cố lịch sử quan trọng ở vùng đất mới Nam Bộ: Các cuộc khẩn hoang, mở cõi của những người di dân (Xóm Bàu Láng, Ruộng Lò Bom, Con cá chết dại…); Sự có mặt của thực dân Pháp trong đời sống người dân Nam Bộ (Con trích ré, Đồng thanh tương ứng, Chim quyên xuống đất…); những cuộc ruồng bố của thực dân Pháp trên mảnh đất miền Nam (Chuyện năm xưa, Con ngựa đất…); những con đường củi do Pháp mở được hình thành (Sông Gành Hào, Nhứt phá sơn lâm…); những cuộc chiến đấu với thực dân của người dân Nam Bộ (Chiến khu 9, Đảng“Cánh buồm đen”, Chuyện tình của một người thường dân…), Nhật đảo chánh Pháp ở vùng U Minh

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật Sơn Nam (Luận án tiến sĩ) (Trang 138 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)