Chương 4. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ
4.1.3. Trần thuật kết hợp với phương pháp miêu tả chân thực, sinh động
119
phần của trần thuật không chỉ là kể việc mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, đưa ra lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú tác giả… do vậy trần thuật có mối liên kết rất chặt chẽ với phương pháp miêu tả.
Trong nền văn xuôi hiện đại, có nhiều nhà văn có tài miêu tả như Thiên nhiên Nam Bộ của Đoàn Giỏi, Làng quê Bắc Bộ của Kim Lân, Gió của Nguyễn Tuân, Nắng của Nguyên Hồng… Sơn Nam cũng có khả năng sử dụng điêu luyện nghệ thuật trần thuật kết hợp với miêu tả. Tuy nhiên, trong cách kể chuyện, Sơn Nam không sử dụng nhiều các biện pháp nghệ thuật trong khi kể chuyện, không miêu tả bằng những công thức sáo mòn, ước lệ. Cách miêu tả của nhà văn là đi sát với thực tế cuộc sống sinh động, vẽ lên những sự vật, sự việc trong tự nhiên một cách chân thực và cụ thể. Đặc biệt là nhà văn phát huy cao độ biện pháp so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ mang tính tạo hình. Chính điều này làm văn chương của nhà văn miệt vườn trở nên mượt mà và mang đẫm chất thơ. Trong Hòn Cổ Tron, tác giả dùng phép so sánh để mô tả một cảnh biển lúc hoàng hôn ngoài hòn Cổ Tron “Hoàng hôn tràn tới chính là lúc cảnh vật dưới biển ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm11. Đêm về, trăng mọc. Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian!” [15a; 228]. Một đoạn văn miêu tả đặc sắc, vừa sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, liên tưởng…
để tạo nên một bức tranh hoàng hôn trên biển lộng lẫy và thơ mộng. Ở Hương rừng tác giả so sánh “Con rạch quá nhỏ, uốn ngoằn ngoèo như ruột ngựa nối liền qua những lung, tròn méo như mấy cái bao tử, gan, lá lách…”. Cách so sánh gần gũi, đời thường, tạo sự thú vị cho cách hành văn của nhà văn. Ấn tượng hơn nữa khi tác giả so sánh hình ảnh “mấy cây khô trốc gốc nổi lềnh bềnh quay qua quay lại như xác người rủ tóc” hoặc trong Sông Gành Hào, hình ảnh những con cá sấu “Dường như vật nọ (…). Khúc cây chăng? Thây ma chăng? Vô lý! Nếu vậy thì nó theo nước xuôi mất dạng này. Đằng này, nó từ từ trôi ngược… chấp chóa như muôn ngàn con đom đóm đậu khít nhau” [16a; 190]. Trong Cây huê xà, tác giả ví von “Đất nhúc nhích từng cục, một con rắn ốm nhom vùng ngóc chồm tới, ngóc đầu lên cao, phùng mang giống hình cái bàn nạo…” [14a; 190 -191]. Trong Ngày hội ba khía, tác giả miêu tả cảnh đêm vùng sông nước “Đêm ba mươi trời tối như mực. Nước ruộng chảy tràn qua vùng ven biển. Rừng cây mắm đen ngòm trước mặt như bức tường thành” [12a, 164]… Lối so sánh là kết quả của sự liên tưởng linh hoạt, vốn sống, vốn
11 Người viết in đậm các từ/ nhóm từ để làm nổi bật những dẫn chứng có tác dụng minh họa
120
hiểu biết phong phú của Sơn Nam về vùng đất Nam Bộ “Rừng tràm xanh đậm, rọi xuống mặt nước đỏ ngầu, rung rinh, nhứt là về đêm khi trăng chiếu, đom đóm bay về đậu khắp nhánh tràm như họp chợ phiên” (Mùa “len” trâu) [16a; 43].
Có những đoạn văn kết hợp phương pháp miêu tả và kể chuyện thật thú vị và sinh động, ở Mùa “len” trâu, tác giả viết “Tháng mười nước giựt xuống. Đến cuối tháng mặt ruộng lộ ra, cỏ non nhú mọc xanh tươi đến tận chân trời. Mưa dứt sớm. Núi non trở nên hùng vĩ. Suốt mùa lúa nương theo nước mà vươn lên đến bốn năm thước;
bây giờ lúa nằm rạp xuống đất, chồng chất cao ngùn ngụt. Cái sàn nhà của chú Tư cũng hạ xuống. Cuộc sống trở lại bình thường” [16a; 44]. Một đoạn văn khác trong Ngày mưa đầu mùa chứng tỏ khả năng vừa kể vừa tả của nhà văn vô cùng tài hoa và hóm hỉnh “Khung cảnh buồn bã làm sao! Dường như chỉ có mình tôi đứng đội trời, đạp đất. Hồi lâu, máy bay rền lên phía đồn Thứ Ba. Sau rặng tre, chỉ thị của xóm nhà sát đồn, mây đen giăng ngùn ngụt, thiếu lửa, thiếu khói vì mưa rơi lác đác. Vì ngán nỗi cô đơn tôi cắm đầu chạy nhanh về phía ven biển./ Việc tản cư trở thành bài thơ êm ái, nhẹ nhàng như ca dao” [16a; 53]. Rất nhiều tác phẩm của Sơn Nam kết hợp giữa trần thuật và miêu tả như vậy. Đôi lúc sự miêu tả và so sánh vượt ra ngoài câu chữ vì sức gợi mở và khả năng khơi sâu của nó. Cách biểu hiện này được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm chứng tỏ cảm hứng mạnh mẽ và sâu sắc của nhà văn vùng đất mới đối với quê hương.
Sự kết hợp kể và tả trong tác phẩm Sơn Nam là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện phong cách nghệ thuật nhà văn. Lối kể và tả của ông luôn tạo sự uyển chuyển và linh hoạt cho mỗi câu chuyện của mình. Tuy nhiên, qua khảo sát các tác phẩm văn chương của ông, chúng tôi nhận thấy khác với một số nhà văn khác, Sơn Nam chú ý đến phương tiện kể nhiều hơn tả. Ông luôn luôn tìm tòi, khai thác mạch truyện nhiều hơn là chú ý đến cách thức miêu tả. Miêu tả chỉ là điểm xuyết cho những tình huống truyện mà ông đặt ra để câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn. Có lẽ, theo ông đây là cách để ông bộc lộ trực tiếp cái nhìn đối với cuộc sống, gửi gắm tâm tư tình cảm của mình đến với người đọc mà không cần thông qua bất cứ khâu trung gian nào. Đọc văn Sơn Nam khó tìm được những kết cấu rắc rối, phức tạp, những tình huống éo le, uẩn khúc. Kết cấu truyện giản dị như câu chuyện muôn mặt đời thường.
Không có những xung đột gay cấn hoặc mâu thuẫn gay gắt, hoặc những tình huống chồng chéo vì những hiện thực khác biệt trong lịch sử mà chỉ là cuộc sống như nó vốn có. Điều này cũng chính là điểm riêng biệt của Sơn Nam cũng là điểm tạo nên phong cách của nhà văn đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Với các điểm nhìn trần
121
thuật cùng với sự kết hợp linh hoạt đó đã tạo chiều sâu cho bối cảnh, cho nhân vật vừa góp phần hình thành giọng điệu nghệ thuật của Sơn Nam.