Chương 2. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
2.2. Cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật Sơn Nam
2.2.3. Quan niệm sáng tác văn chương của nhà văn Sơn Nam
Sáng tạo nghệ thuật là quá trình người nghệ sĩ nắm bắt hệ thống tín hiệu của đời sống, từ đó sáng tạo ra hệ thống tín hiệu mới bộc lộ tư tưởng nhà văn. Quan điểm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực cuộc sống và con người là sự kết tinh của những cảm thụ của nhà nghệ sĩ về thế giới khách quan, là sự bắt đầu, cũng là sự giới hạn cho những tìm tòi, thể hiện của chính nhà nghệ sĩ.
2.2.3.1. Quan niệm của Sơn Nam về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn
Mỗi nhà văn khi sáng tác tác phẩm của mình bao giờ cũng nhằm đưa ra một vấn đề tư tưởng nào đó, có những vấn đề lộ ra ngay nhưng có những điều khi đọc xong một tác phẩm ta mới biết điều nhà văn muốn nói gì. Ở dạng thứ nhất, đó là
46
những tác phẩm mang tính luận đề, những nhân vật, những tình huống đặt ra đều chứa một tư tưởng nào đó mà tác giả muốn gửi gắm như tác phẩm của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu giai đoạn đầu… Ở dạng thứ hai, tác giả là người nêu lên hiện tượng và phần kết, đôi lúc rất bất ngờ… để cho người đọc tự rút ra kết luận của riêng mình. Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam là nhà văn ở dạng thứ hai. Trong mỗi câu chuyện, họ cứ miên man, thủ thỉ kể với giọng điệu rề rà, chậm rãi, đến kết thúc truyện, người đọc mới biết ý đồ nghệ thuật của họ.
Sơn Nam - một con người nhỏ bé, gầy gò, ốm yếu, lúc nào cũng tất bật nhưng khi cầm bút ông “như một thiền sư thiền định. Cân nhắc thận trọng từng câu từng chữ, từng dấu chấm phảy…” [169; 55]. Ông có quan niệm rất cụ thể đối với ngòi bút của mình, ông phát biểu như một lời tuyên ngôn trong sáng tác, rõ ràng, dứt khoát.
Viết để ca ngợi lịch sử oai hùng của đoàn quân Nam tiến, của lòng yêu từng mảnh đất quê hương, không muốn bị ngoại xâm xâm lược và bóc lột, viết để khơi gợi lòng tự hào dân tộc… “Viết văn là để viết văn, để yêu nước, chứ không nhằm một mục đích yêu nước nào khác. Văn nghệ khác với văn hóa thông tin. Muốn viết văn tốt cần phải khảo cứu. Miền Nam chưa có lịch sử, cho nên tôi phải khảo cứu về con người và vùng đất Nam Bộ thì mới có thể viết về con người và vùng đất đó” [168; 187]. Một quan niệm về viết văn rất đơn thuần nhưng vô cùng sâu sắc. Đối với nhà văn, chuyện viết không phải cái gì to tát mà chỉ là thể hiện lòng mình. Với ý thức như vậy, ông đã dành trọn cuộc đời cho vùng đất Nam Bộ, đến phút giây cuối cùng vẫn còn đau đáu những điều chưa làm được. Khi bị tai nạn giao thông, phải nằm một chỗ, ông vẫn hóm hỉnh “Tôi còn nhiều chuyện hay lắm, nhưng về già mới viết” [202].
Sơn Nam là nhà văn sống bằng ngòi viết, ông viết để mưu sinh, vì mưu sinh mà viết. Ngay từ lúc đến Sài Gòn (1955), vì là người kháng chiến cũ, tránh sự để ý và kiểm duyệt của nhà nước đương thời nên ông nghe lời khuyên của nhà văn Bình Nguyên Lộc sử dụng vốn kiến thức phong phú về đồng bằng sông Cửu Long, quê hương ông để viết lên những truyện ngắn. Không lâu sau đó, những truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài… ngồn ngộn vốn sống về đất rừng U Minh, Đồng Tháp Mười, sông nước… ra đời và được độc giả ưa thích, nhất là độc giả miền Tây Nam Bộ. Tuy có những lúc viết vì được đặt hàng nhưng quan niệm viết của ông rất rõ ràng, viết vì tôn trọng bạn đọc, viết vì lương tâm, viết vì muốn cung cấp cho người đọc những điều quý báu mà ông tâm niệm và muốn gửi gắm những thông điệp đến mọi người
“Phải viết cho đàng hoàng, phải có lương tâm nghề nghiệp” [19]. Theo Sơn Nam, bất cứ một hiện tượng nào của cuộc sống cũng có thể thành truyện được: một cây kiểng,
47
một thằng bé trốn học, một cô gái gánh nước phông – ten, một lão già chạy xích lô, một câu chuyện xảy ra ở vùng thôn quê, một câu chuyện ngụ ngôn… đều có thể là đề tài xây dựng cốt truyện. Tuy nhiên, khi phát hiện ra đề tài không phải là viết được ngay mà phải cân nhắc, sắp xếp, tìm cho ra “chất muối” nghĩa là phát hiện được cái
“cốt hồn” của câu chuyện “viết văn không khó, nhiều người viết được…” nhưng không phải ai cũng viết hay và có vị trí trong lòng người đọc. Những điều thu thập được có thể “Mười năm sau hoặc đôi ba ngày nữa… dùng các tài liệu này. Dùng bây giờ là hấp tấp (…) giống như nồi cơm sống, chưa chín” [7a; 116]. Văn Sơn Nam luôn bám sát dòng chảy cuộc sống của người lao động bình dân, người nông dân chân chất, người lao động tay chân vất vả ven đô, những người trí thức cùng quẫn đô thị…
Những con người trong tác phẩm Sơn Nam đều toát lên vẻ đẹp dung dị, gần gũi. Họ làm nên những điều đẹp đẽ trong cuộc sống, những nét văn hóa đặc trưng không lẫn với vùng miền nào khác.
Quan niệm nghệ thuật của Sơn Nam ngày càng chín, càng nhuần nhị theo bước tiến của thời gian. Theo ông, một nhà văn có lương tâm là một nhà văn không chỉ đọc nhiều, biết lắng nghe, biết đảm bảo “thượng phải thông, hạ phải đáo”, thấu hiểu trần gian sâu sắc, cặn kẽ. Sự nghiệp văn chương, ngoài kiến thức học vấn… còn có “đôi chân vàng” để đi thực tế tìm chất liệu đưa vào sáng tác. Sơn Nam xác định nhiệm vụ của nhà văn là phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Người cầm bút không thể muốn viết gì thì viết, không cần xem xét ai đọc, chỉ cần có bài, nhận tiền nhuận bút là xong. Một tác phẩm có giá trị không chỉ “nóng hổi tính thời sự” mà còn đảm bảo
“chất văn học”. Lấy tiền nhân làm chiếc gương soi chiếu, lấy độc giả làm mục đích của tư duy sáng tạo “Nhiệm vụ của nhà văn đâu phải cầm bút để ăn thua với ông chủ báo, ông quản lý. Chân trời của nhà văn cao rộng, phóng khoáng hơn. Còn có độc giả gần xa, còn có sự phán xét của người đời nay, người đời sau” [7a; 76].
2.2.3.2. Quan niệm của Sơn Nam về vai trò độc giả
Vai trò độc giả cũng được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả. Theo quan niệm các nhà phong cách học thì bất cứ một tác phẩm nghệ thuật chân chính nào cũng thu hút được sự chú ý của một tầng lớp độc giả nhất định. Coi trọng sự hướng đến độc giả của nhà văn cũng được xem là cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật tác giả, viện sĩ M.B. Kravchenko từng nhấn mạnh “Phong cách cần phải được định nghĩa (…) như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả”
[99: 279]. Golxuory cho rằng sự thành công cao nhất của phong cách là ở sự giao tiếp
48
với độc giả, là khả năng các nhà văn san bằng những chướng ngại vật giữa nhà văn và người đọc và sự thành công lớn nhất của phong cách là sự giao tiếp gắn bó với độc giả. Chính độc giả là cơ sở để nhà văn quyết định chủ đề và các thủ pháp nghệ thuật khi sáng tác.
Xuất phát từ quan điểm tác phẩm văn học như là quá trình, nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung dựa trên những thành tựu của triết học, mỹ học và lý thuyết văn học hậu hiện đại đã đưa ra những bình diện để tiếp cận các tác phẩm văn học. Trên cơ sở đó, tác phẩm văn học được xem như là những cấu trúc đang chờ giải mã, được nhìn nhận như là một quá trình, một quá trình mang tính tạo nghĩa, mang tính chất quan hệ của văn bản học. Tác giả cho rằng, “cần phải tiếp cận vấn đề tác phẩm văn học ở cả hai hướng: Thứ nhất, tiếp cận tác phẩm văn học như là quá trình từ phía người sáng tác. Vận dụng những thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại, của kí hiệu học và lí thuyết thông tin, chúng ta nghiên cứu quá trình từ sự sáng tạo ra văn bản văn học đến sự tiếp nhận nó như là quá trình thông báo kí hiệu ngôn ngữ, hay là mối quan hệ giao tiếp giữa nhà văn và người đọc. Thứ hai, tiếp cận tác phẩm văn học như là quá trình từ phía người đọc, thế giới và hiện thực của người đọc. Trên cơ sở triết học, tâm lý học và thi pháp, chúng ta nghiên cứu quá trình tiếp nhận như là quá trình ấn tượng hay tác động của văn bản văn học đối với người đọc. Hướng nghiên cứu này quan tâm đến quá trình thức nhận, đến những sự việc xẩy ra trong ý thức người tiếp nhận mà qua đó hình thành giá trị thẩm mĩ” [Xem 26: 39].
Như vậy, có thể thấy quá trình tiếp nhận tác phẩm phải bao gồm ba yếu tố: Tác giả (nhà văn, người sáng tác), tác phẩm (sự sáng tác, văn bản văn học), và người tiếp nhận (người đọc, người thưởng thức). Tác phẩm văn học chỉ thực sự tồn tại với đầy đủ ba yếu tố này. Thực chất của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học gồm hai quá trình. Trước hết, đó là quá trình chiếm lĩnh nghệ thuật về hiện thực (đồng hóa thẩm mỹ đối với hiện thực) và kết quả là người đọc có văn bản văn học, sau đó là quá trình chiếm lĩnh thẩm mỹ về tác phẩm mà kết quả là trong người đọc hình thành nghĩa tổng thể của tác phẩm văn học. Chủ thể của quá trình đầu là nhà văn, của quá trình sau là người đọc.
Cách thức tác giả giao tiếp với độc giả cũng là điều mà người nghiên cứu phong cách phải quan tâm. Đây cũng là đặc điểm của phong cách nghệ thuật tác giả.
Ngay từ rất sớm, Sơn Nam cho rằng sứ mệnh của nhà văn là trở thành người bạn thân thiết và đáng tin cậy của độc giả. Với quan niệm này, ông đã đề cao vai trò
49
người đọc, góp phần làm dân chủ hóa nền văn học, đem lại cho văn học một cái nhìn rộng mở đối với đời sống. Nhà văn không rao giảng, thuyết lý hay phán xét vấn đề đời sống một cách độc đoán theo quan niệm của riêng mình. Với tư cách là người phản ánh, nhà văn chỉ bộc lộ một cách nghĩ, một cách nhìn cuộc sống của riêng mình chứ không áp đặt. Điều này làm cho tác phẩm hòa nhập với số đông, vấn đề đưa ra phù hợp với trình độ, tâm lý bạn đọc “Lẽ dĩ nhiên, người làm bài (người sáng tác) đã cao niên và người phê phán là tất cả độc giả, thuộc mọi lứa tuổi nên lối hành văn phải táo bạo hơn” [7a; 143]. Để có vị trí trong lòng độc giả, Sơn Nam đã theo phương châm “Độc vạn thư bất như hành thiên lý lộ” (Đọc một vạn quyển sách không bằng đi một ngàn dặm đường). Ông không ngừng rèn luyện: đi nhiều, viết nhiều, từ biên khảo đến văn chương, xứng đáng là người bạn đáng tin cậy của người đọc. Trong bất cứ tình huống nào, ông cũng đều xem độc giả là mục tiêu phục vụ. Không vì tiền nhuận bút hay bất cứ điều gì mà làm mất lòng tin của họ. Những gì được viết ra không chỉ viết cho bản thân mà còn viết vì lòng mong mỏi của bao người tin tưởng vào ông.
Nhờ vậy, giữa người nghệ sĩ miệt vườn Sơn Nam và người công chúng hình thành nên một mối liên hệ chặt chẽ. Một bên tâm huyết, có lương tâm trong sáng luôn tâm niệm sáng tạo là để có những tác phẩm đẹp, hữu ích cống hiến cho đời, một bên có những phản hồi tích cực để tác giả có niềm tin vững bước trên con đường nghệ thuật đã chọn lựa. Mối liên hệ này bổ sung cho nhau để tạo nên một phong cách nghệ thuật nhà văn độc đáo, riêng biệt, không lẫn với nhà văn khác.
2.2.3.3. Tiền đề hình thành quan điểm nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam
Trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, thật sự có những nhà văn tài năng luôn tự tìm cho mình một cách thức diễn đạt riêng để bộc lộ phong cách nghệ thuật trong sáng tác như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải… Nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam trong hơn 60 năm sáng tác đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác và biên khảo đồ sộ. Ông là một tấm gương sáng về sự cống hiến và sáng tạo. Không chỉ cống hiến trong văn chương, Sơn Nam còn được xem là người có công khảo cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất phương Nam. Ông được gọi nhiều cái tên rất đáng tự hào “Nhà Nam Bộ học”, “Ông già Nam Bộ”, “Ông già Ba Tri”, “Pho tự điển sống về miền Nam”... Mọi người đều xem ông như là một biểu tượng cho tính cách và khí chất của người Nam Bộ. Khi trả lời cho những thắc mắc tại sao không đi con đường như mọi người mà lại chọn đề tài về nông thôn, đồng bằng sông Cửu Long, nhà văn đã tự khẳng định bản thân “Một tay viết lì lợm, không giống ai, chịu thiếu thốn vật chất rất giỏi mà vẫn đi theo con đường đã chọn: Quay về
50
cội nguồn văn hóa dân tộc mà chính xác là đặc trưng của Nam Bộ, bằng lối văn mộc mạc, chữ nghĩa gần gũi đời sống thực tế” [78; 67]. Các tác phẩm của ông là bức tranh sinh động về quê hương đất nước, cụ thể là miền Nam quê hương ông, về con người với nét văn hóa đặc chất Nam Bộ... Nhà văn khơi dậy những khát vọng, ước mơ hướng đến con đường cách mạng, con đường đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Nam Bộ. Sơn Nam là một nhà văn hàng đầu trong việc thể hiện đậm nét và sâu sắc tính cách người Nam Bộ thông qua những tác phẩm văn học.
Cùng những bạn văn như Thẩm Thệ Hà, Dương Tử Giang… nhất là Bình Nguyên Lộc… những người mà ông chịu ảnh hưởng từ lúc chân ướt chân ráo về thành phố đã giúp ông ngày càng tự tin vào sự lựa chọn của mình. Từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn đã sớm hình thành và bồi đắp tài năng, phong cách từ cốt hồn dân tộc. Điểm đặc biệt cũng là độc đáo của ông là dù viết về đề tài nào, thể loại nào, hiện tại hay quá khứ, ông đều đi sâu vào tâm hồn, tính cách con người miền Nam. Sự nghiệp của ông đã đánh dấu một nét son trong quá trình vận động và phát triển của văn học hiện đại ở phía Nam. Tuổi 80, ông vẫn còn đau đáu “dân tộc Việt Nam có dân tộc tính hay không?”, vẫn lang thang trên những con đường Sài Gòn ồn ào, bụi bặm để lý giải một cách khoa học và có sức thuyết phục cho những vấn đề đặt ra. Những tác phẩm của ông xoay quanh vùng đô thị Sài Gòn huyên náo, vùng đất Nam Bộ mênh mông sông nước, đồng bằng sông Cửu Long trù phú đậm tình người. Đề tài nhà văn thường hướng đến là con người và nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa trên vùng đất mới. Cả cuộc đời là đi tìm hiểu, chắt lọc, khái quát chúng thành kiến thức, thành vốn sống để sáng tác văn học, đặc biệt là viết biên khảo. Cả đời, ông đọc các loại sách về phong tục tập quán và văn học tiếng Pháp, tiếp cận và thâm nhập thực tế cuộc sống của người dân Nam Bộ. Với vốn kiến thức sâu rộng thu thập từ sách vở, từ những điều mắt thấy tai nghe ở chiến khu, trên bước đường lang thang khắp các vùng đồng bằng sông Cửu Long hay những con đường phố thị. Sơn Nam miệt mài trong thư viện quốc gia; học hỏi, sưu tập không mệt mỏi về phong tục, tập quán, cách đối nhân xử thế, về thiên nhiên, con người, về tình hình thế sự, đất nước, thế giới…
Quan niệm về văn học của Sơn Nam có cơ sở sâu xa không chỉ xuất phát từ cuộc sống của bản thân nhà văn mà còn từ quan niệm của thời đại. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nơi vùng U Minh xa xôi. Vùng đất đang được khẩn hoang nhưng chưa hoàn toàn hình thành: cái đói, cái nghèo luôn rình rập; những cuộc đụng đầu giữa nghĩa quân và và thực dân Pháp hàng ngày xảy ra; sự kiểm soát gắt gao về lúa, về muối của chính quyền thực dân… số phận người dân vô cùng bấp