CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội
2.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội
Vai trò lớn nhất của BHXH là bù đắp những thu nhập bị mất hoặc giảm trong các trường hợp: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp; Hưu trí và
tử tuất. Sự hỗ trợ này không những giúp NLĐ giảm thiểu những khó khăn trước mắt mà còn tạo điều kiện để họ và gia đình ổn định cuộc sống.
NLĐ nhận được sự hỗ trợ trong các trường hợp nêu trên cũng cảm nhận được trách nhiệm của Nhà nước đối với mình, sự cưu mang và san sẻ rủi ro của cộng đồng khi gặp khó khăn, nhờ đó họ không chỉ ổn định về cuộc sống mà càng có niềm tin với Đảng, với nhà nước và với cộng đồng.
BHXH cũng là cơ hội để mỗi NLĐ thể hiện trách nhiệm với những thành viên khác về san sẻ rủi ro trong quá trình lao động. Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết khi hết tuổi lao động, mất sức lao động…góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình.
Mặt khác nhờ có BHXH mà NLĐ có thể yên tâm lao động sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất tốt cho xã hội để đóng góp cho sự phát triển chung KT-XH, trong suốt quá trình lao động NLĐ được đảm bảo ổn định về mặt thu nhập ở mức độ cần thiết từ nguồn quỹ BHXH, đây cũng là động lực để NLĐ tiếp tục phấn đấu.
2.1.2.2. Đối với người sử dụng lao động
BHXH giúp các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp, ổn định hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. Nếu không có BHXH, khi NLĐ ốm đau, tai nạn không có thu nhập thì đời sống của NLĐ sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ lao động, chất lượng, hiệu quả lao động trong các tổ chức lao động sẽ bị ảnh hưởng theo. BHXH góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất, kinh doanh được hoạt động liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động trở nên gắn bó với nhau hơn. Mặt khác khi có những rủi ro lớn xảy ra thì NSDLĐ không bị lâm vào tình trạng nợ nần hoặc phá sản do phải chi trả cho NLĐ.
Khi xảy ra rủi ro thì BHXH thay mặt cho NSDLĐ chi trả cho NLĐ những thu nhập bị mất hoặc giảm này, sự quan tâm thông qua việc đóng góp vào quỹ BHXH sẽ kích thích NLĐ tích cực lao động để tạo ra thật nhiều của cải, vật chất tốt cho xã hội.
Mối quan hệ khăng khít này còn thể hiện ở chỗ, khi NLĐ giúp NSDLĐ tăng lợi nhuận, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thì NSDLĐ lại tạo điều kiện để NLĐ có thêm thu nhập, mức đóng BHXH tăng lên thì mức hưởng cả NLĐ sau này cũng tăng lên.
Nói cách khác BHXH là cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ trong mối quan hệ hài hòa lợi ích, cả hai bên đều có lợi về lâu dài.
BHXH tạo điều kiện cho NSDLĐ có trách nhiệm với NLĐ trong quá trình lao động, BHXH còn chứng minh mối quan hệ lao động mang tính nhân văn sâu sắc, nâng cao trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao động với lực lượng lao động trong toàn xã hội.
2.1.2.3. Đối với nhà nước và xã hội
Trong BHXH thì vai trò của nhà nước là rất lớn, không chỉ thể hiện ở quản lý thống nhất, toàn diện về BHXH mà còn là sự hỗ trợ, bảo trợ cho BHXH. Trong điều kiện nguồn lực có hạn thì quỹ BHXH đã giúp nhà nước giảm đi gánh nặng chi tiêu cho NSNN trong việc chi trả BHXH, nhờ đó nhà nước dành một phần NSNN để kiến thiết, xây dựng các chương trình mang tính phúc lợi cao để phục vụ lợi ích chung cho toàn XH.
BHXH còn có vai trò đối với xã hội đó là việc hình thành tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Hiện nay BHXH là một bộ phận lớn nhất trong mạng lưới ASXH, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận ASXH khác. BHXH còn là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro của từng quốc gia và mức độ ASXH đạt được mỗi nước.
BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Khi kinh tế phát triển, đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn. Thông qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của nhà nước cũng ngày càng được nâng cao thể hiện bằng việc mở rộng đối tượng tham gia, đa dạng về hình thức bảo hiểm. Nhà nước đứng ra quản lý toàn diện về BHXH thì mức độ an toàn của NLĐ trong thu nhập càng cao, bảo trợ của nhà nước trong BHXH còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với lực lượng lao động nói riêng và toàn xã hội nói chung, từ đó giúp xã hội trở nên ổn đinh hơn.
BHXH còn là một kênh huy động nguồn vốn, làm thị trường tài chính trở nên phong phú hơn, giúp nền kinh tế phát triển thông qua việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ BHXH. Nguồn quỹ này cho ngân hàng nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước vay, để từ đó các cá nhân, tổ chức có nhu cấu vay vốn đế sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng này.
Ở Việt nam, không những thông qua chính sách BHXH bắt buộc đối với khu vực chính thức, mà BHXH còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ tiền lên sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại nhanh chóng. Với vai trò của mình BHXH là một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế đất nước.