CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
4.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
4.1.2. Về phát triển đối tượng
Đến cuối năm 2015, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đạt 12,14 triệu người, tăng 2,0 lần so với năm 2008, đạt tốc độ tăng bình quân 7,4%/năm giai đoạn 2008-2015.
Bảng 4.1:Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (2008-2015)
Đơn vị: nghìn người Nội dung 2008 2010 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng (%) 1.Tổng số (nghìn người) 6177.2 9522.6 10565.4 11057.4 11645.9 12139.7 7,4 - Bắt buộc 6177.2 9441.2 10431.6 10889.3 11452.5 11882.3 7,2 - Tự nguyện 6.5 81.3 133.8 168.1 193.3 257.4 54,3 Cơ cấu (%)
- Bắt buộc 99,8 99,1 98,7 98,5 98,3 97,9
- Tự nguyện 0,2 0,9 1,3 1,5 1,7 2,1
2. Tỷ lệ so với LLLĐ (%) 13,9 18,7 20,2 21,0 21,7 22,3
Nguồn: BHXH Việt Nam từ năm 2008-2015 Theo loại hình, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt 11,88 triệu người năm 2015, chiếm 97,9% tổng số, tăng hơn 6 triệu người (1,9 lần) so với năm 2008, bình
quân tăng 7,2%/năm (589,4 nghìn người/năm) giai đoạn 2005-2015. Tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang chậm dần, giai đoạn 2012-2015 bình quân mỗi năm chỉ tăng 4,5%, tương đương 444,4 nghìn người.
BHXH tự nguyện có 257,4 nghìn người tham gia. Mặc dù đối tượng tham gia tăng hàng năm (54,3%/năm), tuy nhiên còn rất thấp so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (mới chỉ chiếm gần 1% số lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương). Khoảng 70% người tham gia BHXH tự nguyện trước đó đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, sau khi nghỉ việc đóng tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí.
Tỷ lệ LLLĐ từ 15 tuổi trở lên tham gia BHXH năm 2015 đạt 22,3%, chỉ tăng 10,9 điểm phần trăm so với năm 2005. Như vậy mục tiêu mở rộng độ bao phủ của BHXH theo Nghị quyết 15-NQ/TW đã không đạt được (để đạt mục tiêu đến năm 2020 có 50% LLLĐ tham gia BHXH thì năm 2015 BHXH cần bao phủ 30% LLLĐ, tương đương 18,1 triệu người). Điều này cho thấy việc cải cách pháp luật, chính sách BHXH và tổ chức thực hiện hiệu quả để đạt mục tiêu Nghị quyết là hết sức cấp bách.
Bảng 4.2: Số người tham gia bảo hiểm xã hội chia theo khu vực (2008-2015)
(Đơn vị: nghìn người)
Nội dung 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ
tăng (%) 1. Tổng số (nghìn người) 6177,2 9522,6 10200,9 10565,4 11057,4 11645,9 12139,7 7,4 Theo khu vực
HCSN, Đảng, Đoàn thể, LLVT 2275,4 3302,2 3448,8 3546,0 3622,0 3681,9 3735,9 6,3 Doanh nghiệp nhà nước 1532,1 1268,0 1252,0 1220,4 1206,9 1182,9 1166,3 -2,9 Doanh nghiệp tư nhân 1009,4 2451,9 2681,2 2742,2 2856,9 3052,6 3235,1 13,3 Doanh nghiệp FDI 1053,7 2014,1 2305,9 2507,7 2792,4 3118,7 3323,2 12,3 Khác (tập thể, HTX, cá thể, hỗn hợp…) 306,6 486,4 512,9 549,1 579,3 609,6 679,2 7,9 Cơ cấu (%)
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
HCSN, Đảng, Đoàn thể, LLVT 36,8 34,7 33,8 33,6 32,8 31,6 30,8
Doanh nghiệp nhà nước 24,8 13,3 12,3 11,6 10,9 10,2 9,6
Doanh nghiệp tư nhân 16,3 25,7 26,3 26,0 25,8 26,2 26,6
Doanh nghiệp FDI 17,1 21,2 22,6 23,7 25,3 26,8 27,4
Khác (tập thể, HTX, cá thể, hỗn hợp…) 5,0 5,1 5,0 5,2 5,2 5,2 5,6 2. Tỷ lệ lao động làm công hưởng lương
tham gia BHXH bắt buộc (%) 55,3 56,5 57,6 58,5 60,6 60,9 55,3 1,1
Khu vực nhà nước 85,9 95,2 89,2 90,6 93,1 92,8 94,1 0,6
Khu vực tư nhân 38,1 65,2 65,3 63,1 66,5 69,4 56,2 6,4
Khu vực FDI 81,6 90,4 84,7 86,7 90,5 91,2 92,4 0,9
3. Tỷ lệ lao động nông nghiệp
và PCT tham gia BHXH tự nguyện 0,9 1,2 1,3 1,6 1,9 1,7 2,0 8,7
Nguồn: Báo cáo của BHXH Việt Nam từ năm 2008-2015
Theo khu vực, năm 2015, khu vực HCSN, Đảng, Đoàn thể, LLVT có hơn 3,7 triệu người tham gia BHXH, chiếm 30,8% tổng số; khu vực doanh nghiệp FDI có 3,3 triệu người tham gia, chiếm 27,4%; khu vực doanh nghiệp tư nhân có 3,2 triệu người chiếm 26,6%; khu vực DNNN có 1,17 triệu người chiếm 9,6%.
Về tỷ lệ bao phủ, số người tham gia BHXH hiện mới chiếm 55,3% tổng số lao động làm công ăn lương cả nước (nếu tính cho số lao động làm công hưởng lương có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì tỷ lệ tuân thủ khoảng 82%), trong đó khu vực nhà nước có tỷ lệ bao phủ cao nhất (94,1%), tiếp đến là khu vực FDI (92,4%), khu vực doanh nghiệp tư nhân (59,3%). Các khu vực kinh tế khác (tập thể, HTX, cá thể...) mặc dù có đến 35 triệu lao động đang làm việc, chiếm 75% tổng số việc làm cả nước và là đối tượng chính của BHXH tự nguyện nhưng vẫn rất ít người tham gia BHXH, chỉ có 0,68 triệu người, chiếm 5,6% số người đang làm việc khu vực này.
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năm 2015, BHXH Việt Nam đã rà soát tổng thể 115 thủ tục hành chính (TTHC) trên 2 nguyên tắc cơ bản: đơn giản hóa việc khai báo của tổ chức, cá nhân trong kê khai BHXH, BHYT, BHTN; hạn chế tối đa việc yêu cầu người kê khai lấy xác nhận của cơ quan nhà nước, tăng cường sử dụng các thông tin, kết quả của các cơ quan nhà nước khác theo cơ chế phối hợp liên thông, không yêu cầu tổ chức, cá nhân phải kê khai lại những thông tin đã cung cấp cho cơ quan BHXH. Kết quả, đã giảm từ 115 TTHC xuống còn 33 TTHC (giảm 56% số lượng hồ sơ; 82% chỉ tiêu kê khai trên tờ khai, biểu mẫu; 78% quy trình, thao tác thực hiện). Đến hết năm 2015, giảm được 154 giờ thực hiện giao dịch BHXH (giảm từ 235 giờ xuống còn 81 giờ).
Sau khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016, các quy định về giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, quản lý sổ BHXH được thực hiện, BHXH Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao giảm thêm được 36 giờ thực hiện giao dịch BHXH, giảm từ 81 giờ xuống còn 45 giờ.
4.1.2.1. Hỗ trợ người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ
nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm. (Theo Nghị định số 134/2015/NĐ-CP).
4.1.2.2. Hỗ trợ, bảo trợ của nhà nước về bảo hiểm xã hội
Trong quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam thì nhà nước quản lý toàn diện, công khai, minh bạch về BHXH. Tuy nhiên nhà nước xem hỗ trợ, bảo trợ của mình cho BHXH là một trong những trách nhiệm quan trọng. Hoạt động hỗ trợ, bảo trợ của nhà nước giúp hệ thống BHXH giảm gánh nặng chi tiêu từ quỹ BHXH. Cụ thể là:
Thứ nhất, đối với lương hưu và trợ cấp hàng tháng
Đến hết năm 2015, cả nước có 2.200,8 nghìn người đang hưởng chế độ hưu trí, trong đó 790,2 nghìn người hưởng lương hưu từ NSNN; 1401,4 nghìn người hưởng từ quỹ BHXH bắt buộc (Nguồn NSNN đảm bảo chi trả các chế độ cho những đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, nguồn bảo hiểm cân đối thu chi từ người tham gia và người hưởng BHXH) và 9,2 nghìn người hưởng từ quỹ BHXH tự nguyện. Số người hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng (trợ cấp tuất, mất sức lao động, TNLĐ-BNN...) từ NSNN là 524,7 nghìn người và từ quỹ BHXH là 92,9 nghìn người. Như vậy, cả nước có khoảng 2,82 triệu người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, chỉ chiếm 22,9% dân số ngoài độ tuổi lao động (nam > 60 tuổi và nữ > 55 tuổi). Ngoại trừ khoảng 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng (bao gồm 1295,6 nghìn người trên 80 tuổi không có lương hưu và 205,9 nghìn người cao tuổi sống cô đơn), phần lớn người cao tuổi nước ta (khoảng 8 triệu người, tương đương 65%) không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi về già. Thực tế này đòi hỏi chính sách BHXH cần phải tiếp tục đổi mới để gia tăng đối tượng tham gia, hướng đến mục tiêu đảm bảo ASXH cho toàn dân.
(Đơn vị: nghìn người)
Hình 4.1: Số lượng người hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp chia theo nguồn năm 2015.
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam năm 2015 Thứ hai, thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, đảm bảo ASXH. Do đó, nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung thông qua các ưu đãi trong chính sách thuế.
Cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động đóng thấp hơn hoặc bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở. Các khoản đóng của doanh nghiệp và người lao động được miễn thuế thu nhập
Người lao động sẽ hưởng hưu trí bổ sung hàng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc hưởng một lần. Mức hưởng lương hưu bổ sung hàng tháng bằng giá trị tài khoản tiết kiệm cá nhân của người lao động ở thời điểm nghỉ hưu chia cho 240 (tương ứng 20 năm hưởng lương). Mức hưởng một lần được xác định bằng toàn bộ số tiền tồn tích trong tài khoản tiết kiệm cá nhân của người lao động sau khi đã trừ các khoản phí tính đến thời điểm hưởng.
Lương hưu từ ngân sách, 790.2
Lương hưu từ Quỹ BHXH bắt buộc,
1401.4
Lương hưu từ Quỹ BHXH tự nguyện,
9.2
Trợ cấp hằng tháng từ ngân sách, 524.7 Trợ cấp hằng tháng từ Quỹ BHXH, 92.9
TGTX cho người
>80 tuổi, 1295.6 TGXH cho người
>60 tuổi cô đơn, 205.9 NCT không có
lương hưu+trợ cấp, 8008.5
Thứ ba, đối với trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần
Đơn vị: nghìn người
Hình 4.2: Số lượt người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần chia theo loại hình
Nguồn: Tính toán từ số liệu của BHXH Việt Nam năm 2015 Số người hưởng BHXH bắt buộc một lần (là những người đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc không tiếp tục đóng BHXH) tiếp tục ở mức cao 594,1 nghìn người năm 2015, tăng 6,5% so với năm 2014. Mặc dù đã có quy định cho phép những người đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu không quá 5 năm đóng được chuyển sang BHXH tự nguyện đóng nốt cho đủ 20 năm để được chế độ hưu trí và tử tuất, quy định về việc chuyển tiếp từ BHXH bắt buộc sang BHXH tự nguyện cho những người mất việc làm (Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì người lao động sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được giải quyết BHXH một lần)... nhưng từ năm 2007-2015 đã có 4,25 triệu người được nhận BHXH một lần từ quỹ BHXH bắt buộc, bình quân mỗi năm có 472,6 nghìn người, chiếm khoảng 80% số người được giải quyết chế độ BHXH. Việc cho phép người lao động có dưới 20 năm đóng BHXH mà chưa hết tuổi lao động được nhận trợ cấp BHXH một lần tuy tạo điều kiện linh hoạt cho người lao động lựa chọn nhưng chưa khuyến khích người lao động bảo lưu, tích lũy thời gian đóng BHXH trong quá trình làm việc để có thể được hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động. Thực tế
những người này vẫn có cơ hội để tiếp tục tham gia QHLĐ hoặc tự tạo việc làm, có thu nhập và tham gia BHXH tự nguyện.
BHXH tự nguyện dù mới triển khai được 8 năm nhưng từ năm 2010-2015 đã có 24,4 nghìn người ngừng tham gia và nhận BHXH một lần, số ngừng tham gia năm sau cao hơn năm trước cho thấy chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn người lao động.
Năm 2015, có 3,9 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, tăng bình quân giai đoạn 2005-2015 là 9,8%/năm. Chế độ ốm đau được thực hiện đã góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi họ không may bị ốm hoặc tai nạn rủi ro phải nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. Theo số liệu thống kê, số lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau không ngừng tăng lên qua các năm, giai đoạn 2005-2015 có 35,04 triệu lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Năm 2015, có 712,9 triệu lượt người hưởng chế độ thai sản. Giai đoạn 2005- 2015 đã có 6,82 triệu lượt người được giải quyết hưởng chế độ thai sản, tăng bình quân 12,2%/năm.
Bảng 4.3: Số người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (2008-2015)
Nội dung 2008 2010 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng (%) 1. Chế độ hưu trí hằng tháng
(nghìn người) 1408,6 1819,2 1964,8 2036,1 2097,1 2200,8 4,5 - Ngân sách nhà nước 1026,8 909,7 862,3 838,9 808,2 790,2 -2,6 - Quỹ BHXH bắt buộc 381,8 908,4 1099,4 1192,6 1282,0 1401,4 14,2
- Quỹ BHXH tự nguyện 0,6 1,2 3,1 4,6 7,0 9,2 51,5
2. Trợ cấp BHXH hằng tháng (tuất, TNLĐ, BNN, mất sức, trợ cấp…) (nghìn người)
533,0 593,9 655,6 582,8 581,5 617,6 1,5
- Ngân sách nhà nước 459,9 457,1 511,4 510,0 503,3 524,7 - Quỹ BHXH bắt buộc 73,0 136,8 144,2 72,8 78,2 92,9 3. Trợ cấp BHXH một lần
(nghìn người) 507,7 603,3 682,7 561,5 597,8 16,7
- Quỹ BHXH bắt buộc 0,0 498,1 601,0 680,0 558,0 594,1 - Quỹ BHXH tự nguyện 0,0 9,6 2,3 2,7 3,5 3,7
4. Ốm đau (nghìn lượt người) 1758,6 3914,5 4117,2 3593,5 3779,3 3921,2 9,8 5. Thai sản
(nghìn lượt người) 292,0 661,3 1082,5 643,6 680,8 712,9 12,2 Nguồn: Số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Số lượt hưởng các chế độ TNLĐ-BNN năm 2015 là 56,0 nghìn người, trong đó 12,0 nghìn người đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ NSNN, 39,6 nghìn người hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ BHXH và 4,4 nghìn lượt người hưởng trợ cấp một lần từ quỹ BHXH. Chế độ trợ cấp đã góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi họ không may bị TNLĐ hoặc BNN.
Thứ tư, về tỷ lệ đóng - hưởng
Số người tham gia BHXH tăng chậm trong khi số người hưởng lương hưu và BHXH một lần tăng nhanh đã khiến cho tỷ lệ đóng-hưởng tiếp tục giảm từ 16,2 người đóng cho một người hưởng năm 2005 xuống chỉ còn 8,7 người đóng cho một người hưởng năm 2015. Thực tế này cho thấy việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH để tăng tỷ lệ đóng hưởng là rất cần thiết để góp phần đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH.
Đơn vị: người
Hình 4. 1: Số người đóng cho một người hưởng bảo hiểm xã hội, 2008-2015 Nguồn: ILSSA tính toán từ số liệu BHXH Việt Nam 2008-2015 4.1.2.3 Xây dựng cơ chế tài chính bảo hiểm xã hội
Năm 2015, tổng thu quỹ BHXH bắt buộc ước đạt 143,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2014. Trong đó quỹ hưu trí tử tuất chiếm tỷ trọng lớn nhất 84,6%
tổng thu, tiếp đó là quỹ ốm đau thai sản và quỹ TNLĐ-BNN, lần lượt là 11,5% và 3,8%. Giai đoạn 2008-2015, thu quỹ BHXH bắt buộc đã tăng 26,4%, trong đó quỹ hưu trí và tử tuất tăng 28,9% do điều chỉnh tỷ lệ đóng (từ năm 2010 đóng 18%, từ năm 2012 đóng 20%, từ năm 2014 đóng 22%).
Bảng 4.4: Tình hình thu-chi quỹ bảo hiểm xã hội (2008-2015)
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ
tăng (%) 1. Quỹ BHXH BB
1.1. Tổng thu 30.939 49.745 62.249 89.477 105.967 130.990 143.918 26,4 - Quỹ ốm đau, thai sản 4.641 6.758 8.464 11.160 16.606 15.114 16.606 22,2 - Quỹ TNLĐ-BNN 1.547 2.252 2.821 3.719 5.535 5.038 5.535 22,2 - Quỹ hưu trí, tử tuất 24.751 40.734 50.964 74.598 121.777 110.838 121.777 28,9 1.2. Tổng chi 21.360 35.161 43.166 59.787 75.590 86.830 101.546 25,6 - Quỹ ốm đau và thai sản 2.979 3.995 6.292 7.886 12.148 14.593 17.142 31,0
- Quỹ TNLĐ-BNN 145 228 274 357 432 497 563 22,1
- Quỹ hưu trí, tử tuất 18.236 30.939 36.600 51.544 63.010 71.740 83.841 24,7 1.3. Cơ cấu chi/thu (%) 69,0 70,7 69,3 66,8 71,3 66,3 70,6
2. Quỹ BHXH TN
- Tổng thu 10,8 174,4 251,2 415,1 556,1 742,7 1053,0 76,9 - Tổng chi 0,9 25,4 31,2 57,8 100,3 163,9 217,7 273,0 Cơ cấu chi/thu (%) 8,8 14,6 12,4 13,9 18,0 22,1 20,7
Nguồn: Số liệu BHXH Việt Nam qua các năm 2008-2015 Năm 2015, tổng chi BHXH bắt buộc lên đến 101,55 nghìn tỷ đồng, trong đó chi chế độ hưu trí, tử tuất chiếm 82,6%. Giai đoạn 2008-2015, chi quỹ BHXH bắt buộc đã tăng 25,6%/năm, xấp xỉ mức tăng thu quỹ đã khiến cho cơ cấu chi/thu quỹ BHXH bắt buộc đạt 70,6%, tăng mạnh so với năm 2014.
Tổng thu BHXH tự nguyện năm 2015 đạt 1053,0 tỷ đồng, tăng 41,8% so với năm 2014; tổng chi là 217,7 tỷ đồng tăng 32,8%. Cơ cấu chi/thu BHXH tự nguyện tiếp tục tăng nhanh từ chiếm 0,03% năm 2008 lên 12,4% năm 2011, 22,1% năm 2014 và 20,7% năm 2015 do số đối tượng chuyển từ BHXH bắt buộc sang đã đủ điều kiện hưởng chính sách đang tăng lên.