CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
5.5. Điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Để đảm bảo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân, một số phương hướng và giải pháp cơ bản để tổ chức thực hiện chính sách BHXH trong tình hình mới như sau:
- Cải cách công nghệ thông tin và các cải cách khác luôn phụ thuộc lẫn nhau bởi sự hỗ trợ về công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào tiến bộ đạt được trong chính sách ASXH, cũng như tái thiết quy trình hoạt động. Đồng thời quy trình hành chính ASXH chủ chốt chỉ có thể hoạt động chính xác với sự hỗ trợ hiệu quả từ công nghệ thông tin và năng lực của đội ngũ nhân sự quản lý BHXH. Do vậy việc kết nối bên trong của hệ thống công nghệ thông tin với quy trình hoạt động và nhân sự quản lý BHXH phải được thiết kế và triển khai một cách cẩn trọng.
- Coi công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ trọng tâm; bảo đảm thu BHXH đầy đủ, kịp thời; khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH;
kiểm tra chặt chẽ công tác cấp, quản lý sổ BHXH. BHXH các tỉnh phải chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và đoàn thể tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo khảo sát, nắm rõ số đơn vị được thành lập mới hoặc giải thể, phá sản, số lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị và người lao động trong khu vực phi chính thức; giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển đối tượng tham gia BHXH cho từng địa phương và đến từng cán bộ chuyên quản, coi việc thực hiện chỉ tiêu này là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với đơn vị và cá nhân; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ thu nợ liên ngành, đẩy mạnh công tác khởi kiện đối với các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT;
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về BHXH, phối hợp giữa cơ quan Thanh tra Lao động, Thanh tra Nhà nước và các cơ quan LĐ-TB&XH, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, BHXH, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Luật BHXH.
- BHXH Việt Nam cần chỉ đạo BHXH các cấp báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình nợ BHXH với UBND, cơ quan thanh tra về lao động địa phương thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, khởi kiện các đơn vị nợ; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH theo hướng nâng mức xử phạt vi phạm pháp luật BHXH, nâng lãi suất chậm đóng như lãi suất quy định tại Luật Quản lý Thuế và đề xuất đưa vào Bộ Luật Hình sự tội danh trốn đóng BHXH để có cơ sở xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
- Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp buộc trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để làm căn cứ cho các ngân hàng thương mại thực hiện.
- UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành và xử lý các vi phạm về BHXH; kiên quyết xử lý những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH.
- Cơ quan BHXH các cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành (như cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế...) trong việc quản lý doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời ngăn chặn các hành vi lạm dụng quỹ.
Trong đó, chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chính sách tại các đơn vị sử dụng lao động; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý tốt đối tượng hưởng BHXH, đặc biệt là đối tượng hưởng có thời hạn; phối hợp với các cơ sở y tế kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tại các đơn vị sử dụng lao động để kịp thời chấn chỉnh các sai sót; xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, giả mạo, lập khống hồ sơ để trục lợi quỹ;
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, kiên quyết cắt giảm những thủ tục, hồ sơ không cần thiết, rút ngắn quy trình thực hiện nghiệp vụ
để vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý, vừa giảm thiểu chi phí thực hiện thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH;
- Về công nghệ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt hoạt động của ngành, tiến tới tự động hóa việc cập nhật thông tin, giải quyết chế độ, qua đó, hạn chế được các hành vi tiêu cực, lạm dụng quỹ. Tập trung xây dựng, hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ và đầu tư hạ tầng thông tin để triển khai đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ, kết nối cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành và giải quyết chính sách; xây dựng kho cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý quá trình tham gia và thụ hưởng chính sách của người lao động; triển khai việc cấp mã số tham gia duy nhất cho từng cá nhân để nâng cao hiệu quả quản lý; nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số tạo môi trường giao dịch điện tử thuận lợi và hiệu quả giữa cơ quan BHXH với các tổ chức, cá nhân đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính;
- Về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ: Đây là khâu quyết định cơ bản, là xương sống trong quản lý nhà nước về BHXH, đội ngũ cán bộ phải được chuẩn hóa về chuyên môn, thường xuyên học tập nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc trong tình hình mới. Có nhiều biện pháp khuyến khích để đội ngũ cán bộ ngành BHXH tận tụy với nghề và đưa ngành BHXH ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của nền KT-XH nước nhà.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 của luận án đã dự báo những xu hướng phát triển của đối tượng tham gia BHXH đến năm 2025, chỉ ra những thách thức đối với hoạt động quản lý nhà nước về BHXH.
Công tác quản lý nhà nước về BHXH chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan cả bên trong và bên ngoài. Quản lý nhà nước về BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế- xã hội, bởi vấn đề này có tác động rất lớn tới đời sống của NLĐ và hệ thống ASXH. Do vậy việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Trong nội dung Chương 5, tác giả đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế tại các đơn vị quản lý, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực BHXH, những giải pháp này có ý nghĩa thực tiễn cao và có thể ứng dụng vào công tác quản lý nhà nước về BHXH hiện nay và trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHUNG
Quản lý nhà nước về BHXH là vấn đề hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của nền KT-XH. BHXH thể hiện trình độ, năng lực quản lý rủi ro của xã hội của nhà nước đó. Vấn đề quản lý nhà nước về BHXH không tách rời khỏi chủ trương, đường lối của nhà nước, phải vì mục tiêu và chiến lược ASXH quốc gia. Chỉ khi công tác quản lý nhà nước về BHXH thể hiện được vai trò của mình thì hệ thống BHXH sẽ hoạt động hiệu quả, đảm bảo lợi ích hài hòa cho tất cả các bên tham gia.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Trong phạm vi của luận án, tác giả đã đi vào giải quyết các vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, trình bày bức tranh toàn cảnh các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Thứ hai, hệ thống hóa lý luận làm rõ lý luận chung về quản lý nhà nước về BHXH và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
- Đề xuất được một mô hình nghiên cứu quản lý nhà nước về BHXH, mô hình thể hiện sự tương quan giữa công tác quản lý nhà nước với các nhân tố ảnh hưởng; Mô hình thể hiện sự tương quan giữa các tiêu chí đánh giá với các nhân tố ảnh hưởng. Mô hình đề xuất đều phù hợp với dữ liệu khảo sát, có ý nghĩa thống kê.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở chương 04, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp trong chương 05 nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam. Ở đây tác giả cũng xin nhấn mạnh rằng, luận án này tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu dựa trên thang đo Cronbach Alpha là một công cụ hữu ích. Tuy nhiên, kết quả của nó chỉ chính xác như tính đầy đủ của dữ liệu trong mô hình, và cũng lưu ý rằng xem xét mức ảnh hưởng từ thang đo Cronbach Alpha không phải là một giải pháp đánh giá hoàn chỉnh. Nó chỉ là một trong nhiều công cụ mà các nhà quản lý nên xem xét trong đánh giá mức ảnh hưởng đến công tác quản lý của mình.
HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN
1) Bộ tiêu chí đánh giá mức ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt nam theo đề xuất của tác giả mới giải thích được 73,77% sự biến động của mô hình nghiên cứu, như vậy vẫn còn một số nhân tố ảnh hưởng khác chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu trong luận án.
2) Các giải pháp đưa ra dựa vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình, do đó những giải pháp khác chưa đề cập cho những nhân tố khác chưa có trong mô hình nghiên cứu cũng có giá trị nhất định trong việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hôi ở Việt Nam.
3) Phạm vi không gian nghiên cứu chủ yếu ở cấp Trung ương và trên địa bàn Hà Nội còn nhỏ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
4) Về kênh cung cấp thông tin nghiên cứu: Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa xây dựng và lưu trữ chính xác dữ liệu quốc gia trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Do đó, trong một chừng mực nào đó thì việc tự thu thập số liệu có ảnh hưởng một phần đến kết luận của nghiên cứu.
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Với các hạn chế của luận án, tác giả đưa ra một số đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo về công tác quản lý nhà nước về BHXH có thể mở rộng ở các khía cạnh sau:
1. Xây dựng thêm chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam đầy đủ hơn và phản ánh đúng với tình hình thực tế hơn.
2. Đưa thêm các biến độc lập để tăng khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu. Tăng thời gian khảo sát của nghiên cứu để có đánh tổng thể trong dài hạn.
3. Mở rộng phạm vi không gian nghiên cứu để tăng số lượng quan sát nhận diện thêm các nhán tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
4. Tiếp tục nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam theo phương pháp tiếp cận mới phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và trong thời gian tới.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Hoàng Minh Tuấn (2013a), ‘Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành’, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 450, tr.21-23.
2. Hoàng Minh Tuấn (2013b), ‘Đề xuất giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện’, Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 01, tr.22-24.
3. Hoàng Minh Tuấn (2014a), ‘Giải pháp nhằm đảm bảo tốt hơn quyền anh sinh xã hội của người lao động’, Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 01, tr.8-10.
4. Hoàng Minh Tuấn (2014b), ‘Luật bảo hiểm xã hội tạo điều kiện mở rộng tham gia trong khu vực phi chính thức’, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 491, tr.10-12
5. Hoàng Minh Tuấn (2014c), ‘Mở rộng đối tượng – vấn đề cần quan tâm hơn trong sửa đổi luật bảo hiểm xã hội’, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 477, tr.8-10
6. Hoàng Minh Tuấn (2014d), ‘Tăng cường trong phối hợp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam’, Hội thảo khoa học quốc gia: Công tá đào tạo theo hướng chuẩn hóa cán bộ ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội, tr.281-290-507
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexander, L. & Dirk, K. (2016), ‘On the optimal provision of social insurance Progressive taxation versus education subsidies in general equilibrium by’, Journal of Monetary Economics, Volume 77, pp.72 -102.
2. Anil, D. (2010), ‘Risks in the labor market and social insurance preferences:
Germany and the USA’, International Journal of Social Economics, Volume 37, Issue 2, pp. 101 -121.
3. Arturo, A., Roy, B., Alejandra, E., & María, E. (2016), ‘Universal social insurance for Mexico: Modeling of a financing scheme’, Economic Modelling, Volume 52, Part B, pp. 838-850.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2006), Nghị quyết số 56/2006/QH11 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 15-NQ/TW về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, ban hành ngày 01 tháng 06 năm 2012.
6. Ban Chấp hành Trung ương khoá X (2008), ‘Kết luận về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 – 2012’, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, ngày 28 tháng 1 năm 2008.
7. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2005), Báo cáo của BHXH Việt Nam từ năm 2005- 2015, Hà Nội
8. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.
9. Bùi Văn Hồng (1997), Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách BHX’, đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
10. Các Mác – Ph. Ăng ghen (2004), Các Mác – Ph. Ăng ghen toàn tập 23, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Charles, K., & Yui, L.(2001), ‘Productivity growth, increasing income inequality and social insurance: the case of China?’, Journal of Economic Behavior &
Organization, Volume 46, Issue 4, pp. 395-408.
12. Christopher, S., & Şevin, Y. (2008), ‘Politically credible social insurance’, Journal of Monetary Economics, Volume 55, Issue 1, pp.129-151.
13. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế−xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
14. Đỗ Văn Sinh (2001), ‘Quỹ BHXH và những giải pháp đảm bảo sự cân đối ổn định giai đoạn 2000 – 2020’, Đề tài khoa học, Hà Nội.
15. Dương Xuân Triệu (1996), ‘Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH hiện nay’, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
16. Dương Xuân Triệu (1998), ‘Hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người tham gia BHXH’, Đề tài khoa học, Hà Nội.
17. Friedel , B., Hannah, L., & Claudia, V. (2012). ‘How much social insurance do you want? An experimental study’, Journal of Economic Psychology, Volume 33, Issue 6, pp. 1170-1181.
18. Georges C., Helmuth, C., & Pierre, P. (2000), ‘Political sustainability and the design of social insurance’, Journal of Public Economics, Volume 75, Issue 3, pp. 341-364
19. Gerhard, I. (2015), ‘Social Insurance: Legal Aspects’, International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences (Second Edition), pp. 362-364.
20. Giacomo, C. (2013), ‘Work norms, social insurance and the allocation of talent’, Journal of Public Economics, Volume 107, pp. 79-92.
21. Gianni, B., Caterina, L. , & Nicoletta, M. (2014), ‘Do emotions affect social insuarance demand?’, Review of Behavioural Finance, Volume 6 Issue 2, 2014.
22. Helmuth, C., & Pierre, P. (2003), ‘Social insurance competition between Bismarck and Beveridge’, Journal of Urban Economics, Volume 54, Issue 1, pp. 181-196.
23. Helmuth, C., & Kerstin, R. (2015), ‘Social insurance with competitive insurance markets and risk misperception’, Journal of Public Economics, Volume 146, pp.138-147.
24. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, (2008b), phân tích dữ liệu với SPSS tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.
25. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, (2008a), phân tích dữ liệu với SPSS tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức.