Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu gồm có nội dung quản lý nhà nước về BHXH và hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH là: nhân tố bên trong (1.Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; 2. Mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước; 3. Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính..) và nhân tố bên ngoài (bao gồm: 1. Phát triển của hệ thống chính sách an sinh xã hội; 2. Sự phát triển của các chính sách bảo hiểm thương mại; 3. Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH, được mô tả cụ thể theo hình vẽ dưới đây:

Hình 3.1: Mô tả mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.1.2. Gii thích các biến trong mô hình nghiên cu

- Biến ph thuc: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội - Các biến độc lp:

+ Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức: Mỗi đội ngũ công chức có đặc điểm riêng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do quá trình tuyển dụng công chức là quá trình lựa chọn những ứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực quản lý.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính

Mức độ cải cách hành chính trong

QLNN

Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức

Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH

Sự phát triển của các chính sách BHTM Phát triển của hệ thống chính sách an sinh xã hội

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO

HIỂM XÃ HỘI

Hoạt động quản lý nhà nước của đội ngũ công chức có quy mô rộng, tính chất phức tạp, đối tượng quản lý đa dạng và số lượng lớn; sản phẩm lao động của đội ngũ công chức là những sản phẩm kết tinh từ lao động trí óc, không phải là sản phẩm vật chất hữu hình, do vậy, việc đánh giá “kết quả thực hiện công việc” rất khó khăn; sản phẩm công tác quản lý nhà nước là kết quả lao động của tập thể, khó phân định rõ ràng trách nhiệm từng của công chức.

Do vậy, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về BHXH, trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức làm trong lĩnh vực này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công tác quản lý.

+ Mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước:

Mức độ cải cách hành chính càng cao sẽ góp phần cho hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước cao hơn, đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia BHXH.

Do đó, mức độ cải cách hành chính nhà nước sẽ là những áp lực để công tác quản lý nhà nước về BHXH đòi hỏi phải hiệu quả hơn, đổi mới hơn thì mới đáp ứng được mức độ cải cách đó.

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính:

Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác…

+ Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH:

Người sử dụng lao động là một mắt xích quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động BHXH. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, bảo quản sổ, lập hồ sơ cho người lao động, trả trợ cấp BHXH cho người lao động, cung cấp tài liệu, thông tin về người lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Như vậy, người sử dụng lao động là một cầu nối giữa người lao động và các cơ quan thực hiện chức năng BHXH. Việc người sử dụng lao động thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ làm cho hoạt động BHXH nhịp nhàng, và liên tục.

Người lao động là chủ thể quan trọng của hoạt động BHXH. Việc có mặt của người lao động mới làm cho hoạt động BHXH trở thành một hoạt động trong xã hội.

Nhận thức của người lao động có ảnh hưởng tới việc thực hiện các văn bản luật về BHXH, việc thực thi các chính sách BHXH. Hoạt động BHXH là hoạt động điều chỉnh các hành vi của các đối tượng BHXH. Người lao động là đối tượng hàng đầu trong hoạt động đó

+ Phát triển của hệ thống chính sách an sinh xã hội:

An sinh xã hội ngày nay đã trở thành hệ thống bảo vệ con người trước các rủi ro trong cuộc sống, sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia được đánh giá qua sự phát triển của các trụ cột của ASXH. An sinh xã hội, có thể coi là một hợp phần của hệ thống các vấn đề xã hội, hơn nữa, là hợp phần nổi bật, nổi trội nhất trong hệ thống ấy.

Thực hiện được an sinh xã hội là thực hiện được tiền đề của ổn định, thực hiện được điều kiện của phát triển. An sinh xã hội là chỉ báo xác thực nhất bảo đảm ổn định tích cực, lành mạnh và phát triển bền vững mà thước đo nhân văn của một xã hội phát triển bền vững là phát triển bền vững con người. Cắt nghĩa an sinh xã hội một cách trực tiếp và thực chất chính là sự an toàn, độ an toàn của cuộc sống con người. An ninh và an toàn vừa là nội dung lại vừa là điều kiện bảo đảm của an sinh xã hội.

An sinh xã hội cho cá nhân và cộng đồng trong một xã hội đã đi vào kinh tế thị trường với những mặt trái và cả những hệ lụy của nó còn phải tính đến một thực tế, đó là những bảo đảm xã hội cho các đối tượng thua thiệt trong phát triển (những người khuyết tật, những trẻ em mồ côi, những người già cô đơn không nơi nương tựa, những người mắc bệnh hiểm nghèo, những người dân và hộ dân rơi vào cảnh nghèo đói do thiên tai ở những vùng đặc biệt khó khăn hoặc do mức độ phân hóa giàu - nghèo gay gắt mà rơi vào cảnh bần cùng...). Do đó, trong mạng lưới an sinh - xã hội còn phải tính đến những cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...Trong các trụ cột này phải lấy BHXH làm trụ cột chính, chỉ có giải quyết tốt vấn đề quản lý nhà nước trong BHXH mới có cơ sở để giúp các trụ cột khác trong hệ thống ASXH phát triển tương đồng.

Rõ ràng, sự chậm trễ trong nhận thức và giải quyết an sinh xã hội sẽ chẳng những ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế mà còn có thể dẫn tới bất ổn xã hội, thậm chí tiềm ẩn những mâu thuẫn và xung đột xã hội.

Giải quyết kịp thời, đúng đắn, hợp lý, công bằng các vấn đề xã hội và an sinh xã hội là điều kiện tối cần thiết và quan trọng để giữ vững ổn định, đoàn kết và đồng thuận xã hội, để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững. Những nhận thức đó dần

từng bước định hình trong lý luận đổi mới của Việt Nam và cũng từng bước được thực hiện trong các chương trình, chính sách quốc gia của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam. Hệ mục tiêu của đổi mới thể hiện rất rõ những định hướng phát triển an sinh xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

+ Sự phát triển của các chính sách bảo hiểm thương mại:

Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động bảo hiểm xã hội là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ. Vì vậy, hoạt động bảo hiểm xã hội là hoạt động phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội.

Ngày nay, với sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm thương mai, nhân thọ, phi nhân thọ, đặc biệt là những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất hấp dẫn với các chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ hấp dẫn người dân, người lao động tham gia loại hình này hơn so với BHXH, do đó nó sẽ tạo nên những áp lực đối với những nhà hoạch định chính sách BHXH hay nói cách khác là công tác quản lý nhà nước về BHXH. Bảo hiểm thương mại cũng đóng góp rất nhiều cho thị trường tài chính thông qua việc đầu tư nguồn vốn từ sự đóng góp của người tham gia, với nhiều sản phẩm hấp dẫn, hướng đến nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, với sự phát triển nhanh và mạnh trong hoạt động của mình thì bảo hiểm thương mại sẽ là thách thức lớn trong thời gian tới với hệ thống BHXH về nhiều mặt.

3.1.3. Các gi thuyết nghiên cu

Dựa trên mô hình nghiên cứu đưa ra ở hình 2.1, NCS đưa ra các giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực BHXH có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH;

Giả thuyết H2: Mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH;

Giả thuyết H3: Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về BHXH có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH.

Giả thuyết H4: Phát triển của hệ thống chính sách an sinh xã hội quốc gia có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH.

Giả thuyết H5: Sự phát triển của các chính sách bảo hiểm thương mại có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH.

Giả thuyết H6: Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)