CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
4.6. Một số phát hiện từ phân tích mô hình
Mô hình nghiên cứu ban đầu đề xuất 6 nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm: Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực BHXH có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH; Sự phát triển của hệ thống chính sách an sinh xã hội quốc gia có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH; Mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH; Sự phát triển của các chính sách bảo hiểm thương mại có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH; Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về BHXH có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH; Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về BHXH với tổng số 252 quan sát, với 10 cơ quan có liên quan.
Sau khi đánh giá đột tin cậy của thang đo cho thấy các biến đều có hệ số cronbach anpha lớn hơn 0,6 và hệ số truyền tải lớn hơn 0,5. Do đó, không có yếu tố nào bị loại ra khỏi mô hình. Sau khi phân tích nhân tố, mô hình cũng vẫn đề xuất 6 nhân tố ảnh hưởng đến đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm: Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH; Sự phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội; Mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về BHXH; Sự phát triển của chính sách bảo hiểm thương mại ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH; Các điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị; Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội hiện nay ảnh hưởng bởi 6 nhân tố, xếp theo thứ tự ảnh hưởng từ mạnh nhất đến yếu nhất, đó là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH (đóng góp 29,36%); Mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về BHXH (đóng góp 22,80%); Sự phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH (đóng góp 14,53%); Sự phát triển của chính sách bảo hiểm thương mại ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH (đóng góp 13,59%); Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH (đóng góp 11,99%); Cơ sở vật chất của đơn vị ( đóng góp 7,73%).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã đi vào trình bày thực trạng về công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Trong đó có những nội dung rất quan trọng về cơ sở pháp lý để làm căn cứ quản lý nhà nước về BHXH, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về BHXH. Từ đó chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, dựa trên số liệu tổng hợp từ 2008-2015 sử dụng phân tích thực trạng và mẫu khảo sát từ 252 người để đưa ra kết quả phân tích hồi quy, tác giả đã xác định được công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội hiện nay ảnh hưởng bởi 06 nhân tố, xếp theo thứ tự ảnh hưởng từ mạnh nhất đến yếu nhất, đó là: Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH; Mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về BHXH; Sự phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội; Sự phát triển của chính sách bảo hiểm thương mại ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH; Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH; Cơ sở vật chất của đơn vị.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.