CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới
2.4.1.1. Bảo hiểm xã hội Thái lan
Tại Thái lan, khung pháp lý đầu tiên trong lĩnh vực BHXH là năm 1990, có hiệu lực thi hành từ năm 1991 là luật ASXH, luật này được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện năm 1998 và hoạt động cho đến nay
Hệ thống BHXH có những chế độ Chính phủ hỗ trợ đóng góp hoặc không đóng góp, tùy thuộc vào đối tượng và khu vực. Thái lan thực hiện song hành cả 2 hệ thống cũ và mới trong ASXH, có thể so sánh mức đóng, hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: So sánh mức hỗ trợ của chính phủ trong các hệ thống BHXH (đơn vị tính: đồng)
Chi tiết Hệ thống cũ Hệ thống mới
Đóng góp Chỉ đóng theo năm (3.360bath/năm)
Được đóng theo năm/hoặc tháng Lựa chọn 1
100 bath
Lựa chọn 2 (150 bath)
Chế độ Chỉ có 3 chế độ:
+ Thai sản + Tử tuất + Thương tật
Với 2 lựa chọn Lựa chọn 1:
gồm 3 chế độ + thai sản + tử tuất + thương tật
Lựa chọn 2: gồm 4 chế độ
+ thêm hưu trí ( có thể tiết kiệm từ mức sàn 100 bath cho đến trần là 1.000 bath) Sự hỗ trợ của Chính phủ Không có Có
Các kênh phục vụ Các cơ quan ASXH
Ngân hàng, bưu điện, các cửa hàng mang tính tiện lợi.
(Nguồn: http:/www.mol.go.th) Loại hình tổ chức hoạt động là hoạt động quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội.
Theo đó cơ quan quản lý nhà nước về BHXH là Bộ lao động Thái lan. Quản lý nghiệp vụ về BHXH là Cơ quan ASXH và cơ quan BHXH Thái lan, đây là các cơ quan trực thuộc chính phủ Thái lan, có trách nhiệm thu những khoản đóng và chi trả chế độ cho đối tượng được hưởng chế độ trong hệ thống BHXH.
Điều kiện tham gia BHXH: từ 15 đến 60 tuổi. NLĐ được đóng trước nhưng không được đóng quá 12 tháng BHXH trích từ thu nhập của họ.
Tổng lực lượng lao động hiện có 39,3 triệu người với 14,7 triệu là khu vực chính thức chiếm 34,7%) và 24,6 triệu người khu vực phi chính thức chiếm 62,6% với nữ là 11,4 triệu người.
Một số chương trình ASXH dành cho công nhân viên chức và khu vực tư nhân.
Quỹ ASXH bảo vệ cho 9,8 triệu người (2/3 khu vực chính thức) với các doanh nghiệp hoạt động theo luật và các LĐ hưởng lương với 5 chế độ (ốm đau, thai sản, thương tật, tử tuất và trợ cấp trẻ em)
Việc mở rộng phạm vi bao phủ ở khu vực phi chính thức (gồm 24 triệu người chiếm 62% tổng lực lượng lao động), đặc biệt là khu vực nông thôn là một thử thách lớn. Từ tháng 5/2011, Bộ Lao động và Các vấn đề xã hội (MLSW-SSO) đã tiến hành 1 chương trình mới cung cấp 2 gói hỗ trợ trợ cấp:
Gói 1 – đóng 100 Bath (70 Bath từ NLĐ, 30 Bath do CP hỗ trợ); gồm ốm đau, thương tật và tử tuất;
Gói 2 – đóng 150 Bath (100 Bath từ NLĐ, 50 Bath do CP hỗ trợ); thêm trợ cấp hưu trí 1 lần.
Chương trình cũ được nhận thấy cần phải thay đổi cả về mức đóng và mức hưởng do:
Mức đóng cao (3360 baths/năm)
NLĐ khu vực phi chính thức có mức lương thấp và không đều đặn Chính phủ không đưa ra sự hỗ trợ nào cho NLĐ này
Mục tiêu của hệ thống mới bao phủ 1,2 triệu người trong năm 2012 thông qua các chiến lược và chính sách mới, đến tháng 7 năm 2012 đã có hơn 911 nghìn người tham gia.
2.4.1.2. Bảo hiểm xã hội Indonesia
Tại Indonesia thì khung pháp lý cao nhất cho tổ chức hoạt động của BHXH là luật ASXH cho người lao động năm 1992. Theo luật này thì có đối tượng là người lao động ở mà Chính phủ Indonesia cần quản lý là khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Khu vực chính thức là cán bộ thuộc khu vực công, quân đội và cảnh sát.
Khu vực phi chính thức là nơi chính phủ cần quản lý chặt chẽ và đưa ra hệ thống văn bản pháp luật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể hơn, khu vực này quản lý khó khăn hơn rất nhiều so với khu vực chính thức.
Theo đó Bộ nhân lực và di trú thực hiện giám sát chung các hoạt động của BHXH. Bộ này chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BHXH. Hệ thống ASXH cho người lao động (Jamsostek) thu các khoản đóng góp, quản lý trợ cấp và quản lý đầu tư của các quỹ hay nói cách khác là quản lý nghiệp vụ về BHXH. Hai cơ quan nêu trên đều trực thuộc chính phủ Indonesia quản lý
Đối tượng tham gia BHXH chung ở 2 khu vực bao gồm:
+ Các tổ chức có từ 10 lao động trở lên hoặc có tổng quỹ lương hàng tháng từ 1 triệu rupi trở lên
+ Đối tượng không áp dụng: Người lao động tự do
+ Phạm vi bảo hiểm đang được mở rộng ra các tổ chức có quy mô nhỏ hơn và người lao động trong khu vực phi chính thức quản lý,bao gồm lao động gia đình, ngư dân, lao động trong các hợp tác xã thuộc nông thôn
+ Hệ thống đặc biệt áp dụng cho cán bộ trong khu vực công và quân đội Đối với khu vực chính thức:
Các đối tượng thuộc khu vực này thì Chính phủ quản lý mức đóng thông qua mức tiền lương , tiền công của người lao động và tổng quỹ lương của người sử dụng lao động được trích lập hàng tháng vào nguồn quỹ BHXH. Do các đối tượng trong khu vực này có thu nhập ổn định nên việc quản lý và thực hiện các chế độ tương đối dễ dàng.
Đối với khu vực phi chính thức
Đối tượng : NLĐ không có quan hệ lao động
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng khu vực phi chính thức:
+ Thu nhập thường xuyên thấp và không ổn định nên không đảm bảo khả năng tham gia đóng và thiết lập mức tiền lương để đóng hàng tháng. Ngoài ra, không có sự hỗ trợ tham gia đóng của NSDLĐ dẫn đến NLĐ không đủ khả năng chi trả toàn bộ mức đóng.
+ Loại hình và mức độ của các chế độ không tương ứng với các nhu cầu cần được ưu tiên của NLĐ khu vực này.
+ NLĐ thiếu nhận thức và hiểu biết về các khái niệm cũng như các chế độ hiện hành của BHXH
+ NLĐ không tin tưởng vào các tổ chức của Nhà nước về lĩnh vực này.
+ Khả năng quản lý còn yếu kém trong khi các mảng hoạt động cần được quản lý tốt như: việc đăng ký, mức tuân thủ, việc thu các khoản đóng và ghi chép các diễn biến.
+ Độ tuổi tham gia bị giới hạn: 55 tuổi
Một khảo sát thực hiện bởi ILO cho thấy, NLĐ khu vực phi chính thức có nhu cầu cao đối với một số hình thức của ASXH. BHYT chiếm mức độ ưu tiên cao nhất đối với cả khu vực chính thức và phi chính thức. Các chế độ hưu trí và thương tật nghề nghiệp chiếm mức ưu tiên cao tại khu vực thành thị trong khi chế độ hưu trí và giáo dục thì được đánh giá cao ở nông thôn.
Có khoảng 41,4% số người LĐ khu vực phi chính thức ở thành thị được khảo sát sẵn sàng tham gia đóng góp, và 16% ở khu vực nông thôn cũng sẵn sàng tham gia.
Nếu với khả năng đóng góp bị hạn chế hiện tại mà không hề có sự hỗ trợ tham gia đóng nào thì NLĐ khu vực phi chính thức rất khó để đóng 25.000 rup/tháng cho BHYT chưa kể các khoản phí bổ sung cho các chương trình khác (nhất là khu vực nông thôn).
NLĐ khu vực nông thôn lẫn thành thị đều có nhu cầu cao đối với BHXH và sẽ tham gia những chương trình phù hợp với nhu cầu thuộc các ưu tiên của họ.
Năm 2006, Indonexia đã ban hành quy định đối với việc hướng dẫn quản lý chương trình Jamsosteck cho các LĐ không có quan hệ lao động bao gồm cả những NLĐ khu vực phi chính thức. Quy định này được dựa trên Đạo luật số 3 năm 1992 (được biết đến là Luật Jamsostek). Điều 4 của Luật này đã quy định BHXH đối với những NLĐ không có quan hệ lao động sẽ được quy định chi tiết như sau:
a) Phạm vi bao phủ
Là những NLĐ không có quan hệ lao động b) Các chế độ
Chương trình Jamsostek cung cấp các chế độ cho NLĐ khu vực phi chính thức giống như đối với khu vực chính thức bao gồm: Thương tật nghề nghiệp, tử tuất, hưu trí và chăm sóc sức khỏe. Điểm khác biệt là NLĐ khu vực phi chính thức có thể tham gia các chương trình theo lựa chọn của mình tùy theo khả năng tài chính và các nhu cầu về BHXH.
c) Đối tượng tham gia tự nguyện NLĐ khu vực phi chính thức.
d) Việc quyết định thu nhập làm căn cứ đóng
Các mức đóng được theo mức cố định được thiết lập dựa trên tỉ lệ % của mức lương tối thiểu vùng.
e) Tỉ lệ đóng
Tỉ lệ đóng của NLĐ trong cả hai khu vực chính thức và phi chính thức được so sánh thông qua các bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tỉ lệ đóng BHXH của NLĐ khu vực chính thức
Đơn vị: %
Các chương trình NSDLĐ NLĐ Tổng
Thương tật nghề nghiệp 0,24 đến 1,74 0 0,24 đến 1,74
Hưu trí 3,7 2,0 5,7
Tử tuất 0,3 0 0,3
BHYT 3,0 đến 6,0 0 3,0 đến 6,0
(Nguồn: http://www.nakertrans.go.id và http://www.jamsostek.co.id ) Tỉ lệ đóng của NLĐ khu vực phi chính thức
Bảng 2.3: Tỉ lệ đóng BHXH của NLĐ khu vực phi chính thức
Đơn vị: % Các chương trình Tỉ lệ đóng Mức đóng hàng tháng
(Jarkata 2007)
Thương tật nghề nghiệp 1,0 9006 rupi
Hưu trí 2,0 18011 rupi
Tử tuất 0,3 2702 rupi
BHYT 3,0 đến 6,0 27.017 rupi - 54.034 rupi
Tổng 6,3 đến 9,3 56.736 rupi - 83.753 rupi
(Nguồn: http://www.nakertrans.go.id và http://www.jamsostek.co.id) Từ 2 bảng trên cho thấy trong khi NLĐ khu vực chính thức chỉ phải đóng 2%
thì NLĐ khu vực phi chính thức phải đóng từ 6,3% đến 9,3%( có gia đình) cho chương trình trọn gói. Lý do chính ở đây là tỉ lệ đóng quá cao đối với những NLĐ phải đóng toàn bộ chi phí mà không có sự hỗ trợ chi phí.
g) Điều kiện hưởng
+ NLĐ đạt 55 tuổi (tuổi nghỉ hưu thông thường) hoặc 60 tuổi (tuổi nghỉ hưu muộn) + NLĐ bị thương tật vĩnh viễn hoặc hoàn toàn
+ NLĐ rời khỏi Indonexia (nhận trợ cấp một lần) h) Mức hưởng hưu trí
+ Mức trợ cấp 1 lần = tổng số tiền tham gia đóng góp + số tiền lãi suất nếu tổng số đóng góp dưới IDRup 3000
+ Trường hợp còn lại được hưởng trợ cấp hàng tháng i) Việc thu các khoản đóng
Đóng theo tháng hoặc theo quý. Cho phép đóng theo nhóm.
j) Các chế độ quyền lợi
Tương đương với các quyền lợi của NLĐ khu vực chính thức.
4 chế độ : thương tật, tử tuất, hưu trí, BHYT. NLĐ khu vực này được quyền lựa chọn các chương trình tùy thuôc vào khả năng tài chính và các nhu cầu về ASXH.
Mức đóng góp dựa trên lương tháng tối thiểu vùng: với 1% thương tật, 2% hưu trí, tử tuất 0.3%,… và không có sự hỗ trợ đóng góp nào cho NLĐ trong khi tổng các khoản đóng cao.
2.4.1.3. Bảo hiểm xã hội Trung Quốc
Tại quốc gia này chưa có pháp luật về ASXH quốc gia. Các địa phương, tổ chức bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố và những người lao động thực hiện theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ dựa trên các điều kiện của địa phương.
Khung pháp lý về BHXH tại Trung Quốc ra đời năm 1951 và được bổ sung, chỉnh sửa và có hiệu lực qua các năm 1953, 1978, 1995, 1997, 1999, 2005.
Trong đó nội dung chính trong quản lý BHXH được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động: là những LĐ trong các doanh nghiệp thành thị và các cơ quan tại thành thị được quản lý như các doanh nghiệp và người lao động tự do tại thành thị.
Tại một số tỉnh, người lao động tự do tại thành thị là đối tượng tham gia tự nguyện.
Tùy theo tỉnh, có những quy định đặc biệt đối với những người từng là nông dân dư cư đến làm việc tại các đô thị. Người lao động làm việc cho Chính phủ, các tổ chức Đảng cộng sản, các cơ quan văn hóa, giáo dục, khoa học là những đối tượng được Chính phủ tài trợ đặc biệt
- Người SDLĐ: là các tổ chức Đảng, cơ quan thuộc chính phủ, Các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân có thuê mướn và sử dụng lao động tại các tỉnh/thành phố.
- Nguồn quỹ BHXH: được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ, bảo trợ của nhà nước.
- Cơ quan quản lý nhà nước BHXH: Bộ nguồn nhân lực và An sinh xã hội, Vụ chuyên ngành trực thuộ Bộ quản lý, hướng dẫn chung và đảm bảo các quy định của địa phương phải tuân thủ theo hướng dẫn của Trung ương.
- Cơ quan quản lý nghiệp vụ BHXH: Cơ quan BHXH tỉnh/thành phố quản lý thu, chi và tài khoản cá nhân của người lao động.
Về cơ bản thì BHXH Trung quốc bao gồm các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất và y tế. Cách thức quản lý các chế độ tương tự nhau. Cụ thể về cách quản lý qua chế độ hưu trí nông thôn mới như sau:
Sự phát triển của hệ thống hưu trí nông thôn Trung Quốc được chia ra làm 4 giai đoạn chính: (i) Giai đoạn khởi đầu và mở rộng 1986-1998; (ii) Giai đoạn co lại vào những năm 1999-2002; (iii) Giai đoạn khôi phục theo hướng thí điểm hệ thống hưu trí nông thôn toàn quốc; và (iv) Giai đoạn triển khai thí điểm hưu trí nông thôn mới từ 2009 trở đi.
Giai đoạn triển khai Chương trình bảo hiểm hưu trí nông thôn mới
Tháng 10/2009, Trung Quốc thí điểm chế độ BHHT nông thôn mới, với 4 nguyên tắc thiết kế chính sách là (i) Đảm bảo mức sống cơ bản của người già ở nông thôn; (ii) Độ che phủ rộng; (iii) Cơ chế tài chính linh hoạt; (iv) Đảm bảo tính bền vững lâu dài của quỹ.
a) Đối tượng áp dụng:
Những người sống ở nông thôn (có hộ khẩu thường trú) trên 16 tuổi đều có quyền tham gia nếu chưa tham gia vào chương trình bảo hiểm hưu trí thành thị.
b) Nguồn quỹ:
- Gồm ba nguồn: đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của tập thể và trợ cấp của Chính phủ (trước đây hoàn toàn do người nông dân tự chi trả và không có bất kỳ trợ cấp nào từ Chính phủ). Mức nộp phí cá nhân và tiền hỗ trợ của tập thể đều được ghi vào tài khoản cá nhân, thuộc sở hữu cá nhân.
Theo quy định của Chính phủ, nông dân nộp phí BHHT với 5 mức (100, 200, 300, 400 và 500 NDT), tối thiểu 100 NDT/năm. Địa phương có thể điều chỉnh mức đóng tùy theo điều kiện kinh tế địa phương (như Bắc Kinh là hơn 2.000 NDT/năm).
Đối với người nghèo, thu nhập quá thấp, không thể đóng bảo hiểm thì địa phương có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu (100 NDT). Đối với người khuyết tật, người mất sức lao động thì thấp hơn 100 NDT hoặc được miễn.
Như vậy, kinh phí chương trình sẽ bao gồm (i) trợ giúp của chính quyền trung ương cho phần đóng hưu trí cơ bản (100% cho vùng trung tâm và vùng miền Tây; 50%
cho vùng miền Đông); (ii) đóng góp cá nhân (từ 100 đến 500 NDT/năm theo lựa chọn của người lao động); (iii) một phần đóng góp đối ứng từ phía chính quyền địa phương,
tối thiểu là 30 NDT/năm; và (iv) trợ giá của tập thể, khoản này khuyến khích, không bắt buộc và không ấn định mức. Trong những tháng đầu mọi người hầu hết đều lựa chọn mức 100 hoặc 500 NDT, một số tỉnh và huyện duyên hải nông dân chọn mức cao hơn, lên đến 2.500 NDT.
c) Điều kiện hưởng: 60 tuổi (cả nam và nữ) và có thời gian đóng góp tối thiểu 15 năm.
- Những người hơn 60 tuổi khi chương trình khởi động có thể được hưởng hưu cơ bản nếu con cái họ tham gia đóng góp.
- Những người khi đến 60 tuổi nhưng chưa đạt 15 năm đóng góp thì được đóng một lần cho đủ số tháng còn thiếu để có đủ thời gian đóng góp cần thiết.
d) Mức hưởng: người tham gia bảo hiểm được hưởng lương hưu gồm hai phần:
- Phần do Chính phủ đảm bảo: 55 NDT/tháng và có thể được chính quyền địa phương nâng lên tùy theo nguồn ngân sách của họ.
- Phần từ Tài khoản cá nhân: tổng số tồn tích trong tài khoản tính đến khi hưởng lương hưu chia cho 139 tháng.
e) Tổ chức thực hiện:
- Quản lý quỹ thực hiện tại cấp huyện. Văn phòng địa phương của Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội thực hiện giám sát quỹ. Tất cả các chi phí hành chính và vận hành chương trình sẽ được phân bổ từ ngân sách trung ương.
- Việc chi trả cho các đối tượng hưởng thông qua hệ thống ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ở xã (trường hợp ở xã không có tổ chức tín dụng, Trưởng thôn có trách nhiệm lĩnh và chi trả cho đối tượng hưởng).
* Những kết quả đạt được và hạn chế:
Ước tính đến cuối 2010, 50% tổng số huyện trên toàn quốc thực hiện BHHT mới cho nông dân. Dự tính đến năm 2014 sẽ áp dụng trên toàn quốc BHHT mới cho nông dân, có thể bao phủ tới 80% dân số cả nước.
Hiện nay mức hưởng BHHT trung bình là 1.320 NDT/năm, trong đó mức trợ cấp tối thiểu của Nhà nước là 55 NDT/tháng, địa phương bổ sung tùy theo điều kiện kinh tế của địa phương (ví dụ Bắc Kinh là 280 NDT/tháng).
Tuy nhiên, hạn chế lớn của chương trình là chưa giải quyết được vấn đề liên thông quỹ khi người lao động đang tham gia hệ thống hưu trí nông thôn, sau đó di chuyển sang làm việc và tham gia hệ thống lương hưu của doanh nghiệp thành thị hoặc