Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội 35 1. Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội 35 1. Nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội, bao gồm các nhân tố sau:

Thứ nhất, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực BHXH

Đội ngũ công chức với đặc điểm bao gồm số đông công chức, để tổ chức hoạt động hiệu quả, song song với việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho mỗi tổ chức là việc lựa chọn những cá nhân xuất sắc, có trình độ chuyên môn, có năng lực chỉ đạo, điều hành, có uy tín để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản lý, đảm bảo sự chỉ đạo điều hành thường xuyên, liên tục. Việc quy hoạch, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Đảng và Chính phủ.

Mỗi đội ngũ công chức có đặc điểm riêng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do quá trình tuyển dụng công chức là quá trình lựa chọn những ứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực quản lý. Về cơ bản, công chức cần có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Nhưng nhìn chung thì đội ngũ cán bộ trong bộ máy BHXH là những người thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH. Với nền kinh tế hội nhập quốc tê thì yêu cầu đặt ra cho lực lượng cán bộ này ngày càng cao, đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật thông tin để xử lý, không ngừng học tập nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc. Đội ngũ cán bộ trong bộ máy BHXH sẽ là nhân tố chủ chốt để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHXH, là cầu nối để đưa người tham gia đến với BHXH.

Hoạt động quản lý nhà nước của đội ngũ công chức có quy mô rộng, tính chất phức tạp, đối tượng quản lý đa dạng và số lượng lớn; sản phẩm lao động của đội ngũ cán bộ là những sản phẩm kết tinh từ lao động trí óc, không phải là sản phẩm vật chất hữu hình, do vậy, việc đánh giá “kết quả thực hiện công việc” rất khó khăn; sản phẩm công tác quản lý nhà nước là kết quả lao động của tập thể, khó phân định rõ ràng trách nhiệm từng của công chức.

Thứ hai, mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước

Cải cách thủ tục hành chính bao gồm cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh

tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững; cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính;

tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Như vậy, mức độ cải cách hành chính càng cao sẽ góp phần cho hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước cao hơn, đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia BHXH.

Thứ ba, các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về BHXH

Môi trường làm việc đối với cán bộ, công chức (được tiếp cận là môi trường bên trong) bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên, chính sách tài chính…

trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác…

Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Trước hết, đơn vị phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính, đảm bảo về tài chính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở.

Bên cạnh đó, một nội dung hết sức quan trọng để phát huy năng lực của cán bộ, công chức là thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

2.3.2. Nhân t bên ngoài

Thứ nhất, sự phát triển của các chính sách bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại phát triển ở Việt Nam mạnh nhất từ những năm 90 của thế kỷ 20. Lĩnh vực phát triển đầu tiên chủ yếu là sản phầm về nhân thọ, về sau này hàng loạt công ty, tập đoàn BH ra đời với nhiều sản phẩm BH nhân thọ và phi nhân thọ. Tính đến 31/12/2015 thì số hợp đồng khai thác mới của BH nhân thọ là 1.298.776 hợp đồng mới tăng 24,2% so với năm 2014; doanh thu khai thác mới đạt 12.492 tỉ đồng tăng 39,7% so với năm 2014. Tính đến hết năm 2015, toàn thị trường có 06 DNBH nhân thọ đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí là Manulife, AIA, Daiichi, PVI Sun Life, Bảo Việt Nhân thọ và Prudential. Kết quả khai thác trong năm 2015 ước đạt 9.189 hợp đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% tổng số hợp đồng khai thác mới.

Các công ty, tập đoàn BHTM hầu như đều có sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp trong đó có các sản phẩm BH về: y tế, thai sản, tai nạn…vv. Với sức phát triển về số lượng, doanh thu và các sản phẩm tương tự như trong BHXH thì BHTM hoàn toàn có thể cạnh tranh thu hút người tham gia vào hệ thống BHTM của mình. Mặt khác, trong chiến lược phát triển của mình thì BHTM có lợi thế hơn về chăm sóc khách hàng, có nhiều sản phẩm tối ưu chất lượng cao hấp dẫn để người tham gia lựa chọn hơn so với các chế độ tương đồng trong BHXH.

Phạm vi hoạt động của BHXH liên quan trực tiếp đến người lao động và các thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia. Hoạt động BHTM rộng hơn, không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn trải rộng xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Điều này có lợi thế nhất định hơn so với BHXH. Bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh.

Quan hệ giữa mức đóng góp và mức hưởng là quan hệ tương đồng thuần tuý, tức là ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định thì khi xảy ra rủi ro sẽ nhận được một mức quyền lợi tương ứng quy định trước.

Ngày nay khi nền kinh tế xã hội phát triển đã giúp nhiều người lao động có việc làm ổn định, thu nhập cao. Rất nhiều NLĐ trong số này mong muốn tham gia loại hình BHTM để đầu tư cho con cái, gia đình và tương lai của chính họ. Bởi các sản phẩm đa dạng của BHTM sẽ giúp họ có nhiều hơn trong lựa chọn của mình.

Trong tình hình hiện nay nếu công tác quản lý nhà nước về BHXH không có nhiều giải pháp đồng bộ thì một số lượng NLĐ sẽ tham gia BHTM thay vì tham gia BHXH trong tương lai gần là điều không tránh khỏi.

Thứ hai, nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH

Người sử dụng lao động là một mắt xích quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động BHXH. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, bảo quản sổ, lập hồ sơ cho người lao động, trả trợ cấp BHXH cho người lao động, cung cấp tài liệu, thông tin về người lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Như vậy, người sử dụng lao động là một cầu nối giữa người lao động và các cơ quan thực hiện chức năng BHXH. Việc người sử dụng lao động thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ làm cho hoạt động BHXH nhịp nhàng và liên tục.

Người lao động là chủ thể quan trọng của hoạt động BHXH. Việc có mặt của người lao động mới làm cho hoạt động BHXH trở thành một hoạt động trong xã hội.

Nhận thức của người lao động có ảnh hưởng tới việc thực hiện các văn bản luật về BHXH, việc thực thi các chính sách BHXH. Hoạt động BHXH là hoạt động điều chỉnh các hành vi của các đối tượng BHXH. Người lao động là đối tượng hàng đầu trong hoạt động đó. Việc nâng cao nhận thức của người lao động đối với hoạt động BHXH, một mặt giúp cho hoạt động BHXH được thực hiện một cách trôi chảy, mặt khác giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Thứ ba, sự phát triển của hệ thống chính sách ASXH

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ASXH, coi đây vừa là muc tiêu, vừa là mục đích để ổn định chính trị, xã hội, phát triển bền vững. ASXH được coi là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đảm bảo ASXH là điều kiện để bảo đảm cho sự phát triển của kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ.

Đường lối, chủ trương và quan điểm của Đảng về ASXH được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, được hoạch định và triển khai thành hệ thống các chính sách ASXH liên quan đến các đối tượng khác nhau. Đồng thời, những cơ chế, chính sách nhằm huy động tốt hơn các nguồn lực toàn xã hội để trợ giúp các đối tượng khó khăn hơn trong xã hội.

Hệ thống chính sách ASXH được cải thiện đáng kể và mạnh mẽ trong thời gian qua. Trong đó hệ thống BHXH là nòng cốt chính và quan trọng nhất của ASXH, cả

BHXH và ASXH vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển đồng bộ cùng nhau trong sự nghiệp xây dựng, phát triển của đất nước. Do đó chinh sách ASXH có tác động trực tiếp đến hệ thống BHXH. Sự phát triển của hệ thống ASXH có mối quan hệ tương đồng với sự phát triển của hệ thống BHXH và cả hai cùng thể hiện bản chất nhân văn trong vấn đề chia sẻ rủi ro cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, công tác quản lý ASXH ở Việt Nam nhìn chung vẫn chưa theo kịp với nhu cầu thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế đang hiện đại, chuẩn hóa và dân số đang già hóa. BHXHVN đang bị phân tán, không có sự phối hợp, dữ liệu chủ yếu xử lý thủ công, tính tuân thủ và diện bao phủ thấp. Quá trình quản lý ASXH phải có tầm nhìn chiến lược, tái cơ cấu để hợp lý hóa hoạt động và để công tác quản lý ASXH đạt hiệu quả cao hơn. Những thách thức này bao gồm cả hệ thống xử lý phân cấp, với hầu hết các hoạt động được giao cho cấp tỉnh, cấp huyện. Tính kết nối với cấp trung ương còn rời rạc, có độ trễ lớn, chưa xây dựng được dữ liệu quốc gia về ASXH. Việc tính toán và tính toán lại phí bảo hiểm đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đang làm tăng gánh nặng cho hệ thống BHXH, thiếu sự liên kết với cơ quan thuế dẫn tới việc thu thiếu phí bảo hiểm đóng góp. Bên cạnh đó việc thiếu cơ sở dữ liệu và thông tin tổng hợp cho công việc giám sát và đánh giá, đặc biệt là hồ sơ của các đối tượng tham gia . Chính những thách thức về ASXH lớn như vậy sẽ ảnh hưởng đến các trụ cột của hệ thống ASXH trong đó có BHXH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)