Chương III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Tiết 21. Bài 12 : Đại cương về dòng điện xoay chiều
Tiết 31. Bài 18. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
Ngày soạn: 09/12/2015.
Ngày dạy : 17/12/2015.
I. MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT 1. Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm từ trường quay.
- Trình bày được cách tạo ra từ trường quay.
- Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Kĩ năng :
Bài soạn : Vật lí 12. Chương trình chuẩn
- HS làm được bài tập đơn giản về động cơ điện xoay chiều như trong Sgk.
3. Tình cảm, thái độ :
- HS sôi nổi, tích cực trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 18, soạn giáo án, lên kế hoạch giảng dạy.
- Thiết bị, đồ dùng dạy học : + Các hình 18.1 - 18.3 (Sgk).
+ Mô hình Động cơ điện xoay chiều 3 pha.
2. Chuẩn bị của học sinh : - Chuẩn bị về kiến thức, bài tập :
+ Ôn lại kiến thức về động cơ điện ở lớp 9.
+ Đọc trước bài 18 : Động cơ điện xoay chiều 3 pha.
- Chuẩn bị về đồ dùng học tập : Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1 (7 phút): Kiểm tra bài cũ. Đặt vấn đề vào bài học.
Nội dung và mục tiêu cần đạt : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Đặt vấn đề nhận thức bài học.
Phương pháp : Vấn đáp. Thuyết trình.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số :
- Kiểm tra bài cũ :
CH1: Các máy phát điện xoay chiều nói chung dựa trên nguyên tắc nào ?
CH2: Phân biệt dòng một pha với dòng ba pha.
-> Nhận xét :
- Đặt vấn đề vào bài : Động cơ điện ngày nay được sử dụng ...
- Ổn định lớp, báo cáo sĩ số : - Cá nhân HS trả lời ; các cá nhân khác theo dõi, nhận xét.
-> Nghe nhận xét :
- Nghe giảng, ghi nhận nhiệm vụ học tập.
HS trả lời như trong Sgk
Hoạt động 2 (12 phút): Tìm hiểu nguyên tắc chung của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ Nội dung và mục tiêu cần đạt :
- Trình bày được khái niệm từ trường quay.
- Trình bày được cách tạo ra từ trường quay.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
Phương pháp : Vấn đáp gợi mở.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt
? Động cơ điện là thiết bị dùng để biến đổi từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào ? - Y/c HS nghiên cứu Sgk và mô hình để tìm hiểu nguyên tắc
TL: Từ điện năng sang cơ năng.
- HS hoạt động nhóm : Nghiên cứu Sgk và mô hình để tìm hiểu
I. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ
chung của động cơ điện xoay chiều.
+ Khi nam châm quay đều, từ trường giữa hai cực của nam châm sẽ như thế nào ?
+ Đặt trong từ trường đó một khung dây dẫn cứng có thể quay quanh trục có hiện tượng gì xuất hiện ở khung dây dẫn ?
+ Tốc độ góc của khung dây dẫn như thế nào với tốc độ góc của từ trường ?
nguyên tắc chung của động cơ điện xoay chiều.
TL: Khi nam châm quay đều, từ trường giữa hai cực của nam châm sẽ quay đều.
TL: Từ thông qua khung dây biến thiên i cảm ứng xuất hiện ngẫu lực từ làm cho khung quay theo chiều từ trường, chống lại sự biến thiên của từ trường.
TL: Luôn luôn nhỏ hơn. Vì khung quay nhanh dần “đuổi theo” từ trường. Khi
i và M ngẫu lực từ . Khi Mtừ vừa đủ cân bằng với Mcản thì khung quay đều.
- Tạo ra từ trường quay.
- Đặt trong từ trường quay một (hoặc nhiều) khung kín có thể quay xung quanh trục trùng với trục quay của từ trường.
- Tốc độ góc của khung luôn luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường, nên động cơ hoạt động theo nguyên tắc này gọi là động cơ không đồng bộ.
Hoạt động 3 (18 phút): Tìm hiểu về cấu tạo cơ bản của động cơ không đồng bộ ba pha.
Nội dung và mục tiêu cần đạt : Học sinh trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ 3 pha.
Phương pháp : Quan sát. Phân tích.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt
- Y/c HS nghiên cứu Sgk và mô hình, nêu cấu tạo của động cơ không đồng bộ.
- Y/c HS nghiên cứu Sgk và mô hình, phân tích hoạt động của động cơ không đồng bộ.
- HS hoạt động nhóm : Nghiên cứu Sgk và mô hình, thảo luận để trình bày hai bộ phận chính là rôto và stato.
- HS hoạt động nhóm : Nghiên cứu Sgk và mô hình, thảo luận để trình bày hoạt động của động cơ không đồng bộ.
II. Động cơ không đồng bộ ba pha
- Gồm 2 bộ phận chính :
1. Rôto là khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay.
(H:18.2)
2. Stato gồm 3 cuộn dây giống nhau, gắn cố định và cách đều nhau trên một vành tròn.
(H:18.3)
- Nguyên tắc hoạt động : Cho dòng 3 pha vào 3 cuộn dây của Stato, Stato sẽ tạo ra từ trường quay làm cho Rôto quay theo với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của từ trường.
Bài soạn : Vật lí 12. Chương trình chuẩn
-> GV nhận xét, bổ xung một số vấn đề về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.
-> Nghe GV nhận xét, bổ xung và ghi chép.
Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố. Vận dụng.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - Hướng dẫn HS hệ thống lại
kiến thức bài học.
- Vận dụng : Yêu cầu HS phát biểu lại nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
-> Nhận xét :
- HS hệ thống lại kiến thức bài học.
- Vận dụng :
Cá nhân HS trả lời, các hs khác theo dõi, nhận xét.
-> Nghe nhận xét:
Hoạt động 5 (2 phút): Tổng kết. Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - Nhận xét, tổng kết giờ học :
- GV giao nhiệm vụ học tập về nhà :
+ Làm các bài tập cuối bài học.
+ Đọc trước bài thực hành và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
-Nghe nhận xét tổng kết giờ học :
- Ghi nhận nhiệm vụ học tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
...
...
...
Người soạn giáo án Người duyệt giáo án
(kí và ghi rõ họ tên) (kí và ghi rõ họ tên)