Chương V. SÓNG ÁNH SÁNG Tiết 42. Bài 24 : TÁN SẮC ÁNH SÁNG
Tiết 53. Bài 31. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG
Ngày soạn : 10/03/2016.
Ngày dạy : 17/03/2016.
I. MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT 1. Kiến thức :
- Trả lời được các câu hỏi : Tính quang dẫn là gì ?
- Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn.
- Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và hoạt động của các quang điện trở và pin quang điện.
2. Kĩ năng :
- HS làm được các bài tập cơ bản như trong Sgk.
3. Tình cảm, thái độ :
- HS sôi nổi, tích cực trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Nội dung : Soạn giáo án, lên kế hoạch giảng dạy.
- Thiết bị, đồ dùng dạy học : Máy tính bỏ túi chạy bằng pin quang điện.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Chuẩn bị về kiến thức, bài tập : Đọc trước bài học.
- Chuẩn bị về đồ dùng học tập : Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài tập và các đồ dùng học tập khác.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1 (7 phút): Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
Nội dung và mục tiêu cần đạt : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Phương pháp : Vấn đáp.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ :
H1: Hiện tượng quang điện trong là gì ? Phát biểu định luật về giới hạn quang điện.
H2: Nêu nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng.
-> Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- Ổn định lớp học.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV; Các HS khác theo dõi, nhận xét.
- Nghe GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 (14 phút): Tìm hiểu chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong.
Nội dung và mục tiêu cần đạt :
- Trả lời được các câu hỏi : Tính quang dẫn là gì ?
- Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn.
Phương pháp : Hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt
- Yêu cầu HS đọc sgk và cho biết chất quang dẫn là gì ? Cho ví dụ.
? Theo em, tại sao khi ở điều kiện bình thường thì chất quang dẫn lại không dẫn điện, còn khi được chiếu sáng chúng lại trở nên dẫn điện tốt ?
-> Yêu cầu HS quan sát bảng 31.1. So sánh giới hạn quang dẫn và giới hạn quang điện.
- HS đọc sgk, rút ra khái niệm về chất quang dẫn và cho ví dụ.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : bình thường, trong chất quang dẫn không có hạt tải điện tự do nên nó không dẫn điện.
Khi được chiếu sáng thích hợp, photon của ánh sáng kích thích đã giải phóng electron khỏi liên kết để tạo thành electron tự do và lỗ trống nên chúng dẫn được điện.
- Giới hạn quang dẫn ở vùng bước sóng dài hơn giới hạn quang điện vì năng lượng kích hoạt các electron liên kết để
I. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong.
1. Chất quang dẫn.
* Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng.
- Ví dụ : Si, Ge, CdS …
2. Hiện tượng quang điện trong
* Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống tự do gọi là hiện tượng quang điện trong.
- Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.
Bài soạn : Vật lí 12. Chương trình chuẩn
chúng trở thành các electron dẫn nhỏ hơn công thoát để bứt các electron ra khỏi kim loại.
Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu về quang điện trở.
Nội dung và mục tiêu cần đạt : Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và hoạt động của quang điện trở.
Phương pháp : Phân tích, giảng giải.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - GV giới thiệu sơ lược về cấu
tạo, hoạt động và ứng dụng của quang điện trở.
- HS nghe giảng, ghi nhận về về cấu tạo, hoạt động và ứng dụng của quang điện trở.
II. Quang điện trở
* Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn.
- Cấu tạo : - Hoạt động : - Ứng dụng : Hoạt động 4 (9 phút): Tìm hiểu về pin quang điện.
Nội dung và mục tiêu cần đạt : Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và hoạt động của pin quang điện.
Phương pháp : Phân tích, giảng giải.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - Chúng ta hay nghe nói nhiều về
pin quang điện (pin Mặt Trời).
Vậy, theo các em phin quang điện là gì ?
-> GV thông báo về hiệu suất của pin quang điện.
- GV giới thiệu về cấu tạo và hoạt động của pin quang điện.
- Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của pin quang điện.
- HS nghiên cứu trả lời khái niệm về pin quang điện.
-> Nghe giảng, ghi nhận về hiệu suất của pin quang điện.
- HS quan sát, nghe giáo viên phân tích về cấu tạo và hoạt động của pin quang điện.
- HS nghiên cứu trả lời : Trong các máy đó ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi…
III. Pin quang điện.
1. Là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
2. Hiệu suất trên dưới 10%
3. Cấu tạo và hoạt động:
a. Cấu tạo :
b. Hoạt động: Dựa trên hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chuyển tiếp p- n.
4. Ứng dụng
Hoạt động 5 (8 phút): Củng cố. Vận dụng.
Nội dung và mục tiêu cần đạt : HS làm được các bài tập cơ bản như trong Sgk.
Phương pháp : Vấn đáp đàm thoại.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - Hướng dẫn HS hệ thống lại
kiến thức bài học.
- Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm 4, 5, 6 (Sgk-tr.162).
Với mỗi bài tập yêu cầu HS
- HS hệ thống lại kiến thức bài học.
-Trả lời câu hỏi bài tập theo yêu cầu của GV.
HD
4. A-b ; B-c ; C-a 5.D
6.D
giải thích rõ sự lựa chọn của mình.
Hoạt động 6 (2 phút): Tổng kết. Giao nhiệm vụ học tập về nhà.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung và mục tiêu cần đạt - Nhận xét, tổng kết giờ học.
- Giao nhiệm vụ học tập về nhà : Các bài tập về hiện tượng quang điện trong SBT.
- Nghe nhận xét, tổng kết giờ học.
- Ghi nhận nhiệm vụ học tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
...
...
...
Người soạn giáo án Người duyệt giáo án
(kí và ghi rõ họ tên) (kí và ghi rõ họ tên)
Bài soạn : Vật lí 12. Chương trình chuẩn