Quản lý nhà trường có cấp tiểu học

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 24 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.3. Quản lý nhà trường có cấp tiểu học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trường học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường được thành lập theo quy định, kế hoạch của nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi quốc gia. Cũng như khái niệm QLGD, có nhiều định nghĩa khác nhau về QLNT. QLNT được thực hiện dựa trên những nguyên tắc chung của quản lý, đồng thời mang những nét đặc thù của giáo dục. Có thể nói QLNT thực chất là QL con người và các hoạt động mà họ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường: bao gồm hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS và các hoạt động khác phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường.

QLNT là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của QLGD. Theo Điều 48 của Luật giáo dục năm 2005: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triền sự nghiệp giáo dục” [28, tr.18].

Theo tác giả Trần Kiểm thì: “QLTH là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [22, tr.44].

Theo tác giả Hoàng Minh Thao và Hà Thế Truyền: “QLNT trường bao gồm 2 loại: Tác động của những chủ thể quản lí bên trên và bên ngoài nhà trường; tác động của những chủ thể quản lí bên trong nhà trường” [30, tr.9].

QLNT do các chủ thể trong nhà trường thực hiện, bao gồm: HT, các PHT, các TTCM, GV chủ nhiệm các lớp. Trong đó vai trò của HT rất quan trọng, bởi vì HT chịu trách nhiệm QL mọi mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, QLNT cũng gồm những công văn hướng dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường có mối liên hệ trực tiếp với nhà trường nhằm định hướng, đồng hành cùng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đó.

Như vậy, QLNT chính là QLGD trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục, nền tảng đó là nhà trường. Công tác QLGD nói chung và QLNT nói riêng là yếu tố then chốt trong thúc đẩy sự phát triển của giáo dục.

QLNT được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của QL, nhưng đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thời lại có những nét đặc thù riêng của QLNT, được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người GV, bản chất của quá trình dạy học và giáo dục. Theo chúng tôi, QL nhà trường là những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, định hướng và hợp quy luật của chủ thể QL nhà trường (đứng đầu là HT) lên tất cả các nguồn lực nhằm đưa các hoạt động dạy và học đạt được mục tiêu giáo dục cao nhất.

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quản lý nhà trường 1.2.3.2. Quản lý nhà trường có cấp tiểu học

Hệ thống GD quốc dân của các nước trên thế giới đều có phân chia thành các bậc học. Mỗi bậc học có đặc điểm riêng, một phương thức riêng;

mỗi bậc học có mục tiêu GD, có nội dung và phương pháp tổ chức GD đặc thù phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS và yêu cầu của xã hội với bậc học đó.

Trong đó GDTH được mọi quốc gia quan tâm. Ở nước ta bậc TH là bậc học phổ thông đầu tiên và được xác định là: Bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc dân. Đối tượng của cấp TH là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Theo TS.

Nguyễn Kế Hào thì các em HS ở lứa tuổi này có những đặc điểm sau: Mỗi HS TH là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên; tiềm tàng một khả năng phát triển; một nhân cách đang hình thành. Ba đặc điểm cơ bản trên tạo cho HS TH có tính chất dễ tiếp thu sự nuôi dưỡng, sự GD, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập. Do đó, HS TH chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ

Chủ thể quản lý

Học sinh (Mục tiêu giáo dục)

Các lực lượng XH Trong và ngoài NT Tập thể sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Bậc TH có bản sắc riêng và tính độc lập tương đối của nó. Điều 27 của Luật GD đã chỉ rõ mục tiêu của GD TH là: “GD tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [28].

Như vậy có thể thấy: “Bậc tiểu học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành nhng cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức và kỹ năng,về hành vi và tính người được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người Những gì đã được hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi. khó cải tạo lại” [28].

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục TH có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là bậc học “nền móng” để xây dựng một “ngôi nhà mới - con người mới”. Trường TH lần đầu tiên tác động đến trẻ em bằng hình thức nhà trường (bao gồm cả nội dung, phương pháp và tổ chức GD). Trường TH là nơi đầu tiên tổ chức một cách tự giác HĐ học với tư cách là HĐ chủ đạo cho trẻ em cũng như tổ chức một cách tự giác các HĐ khác cho học sinh.

Điều 3 trong Điều lệ trường TH đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của trường TH là:

Tổ chức giảng dạy, học tập và các HĐGD khác theo chương trình GD TH do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định ban hành [5].

Do các đặc thù riêng của nhà trường tiểu học nên ngoài những tri thức về kinh tế học, xã hội học, GD học, QL hành chính một cơ sở GD,... thì người QL trường TH đòi hỏi phải có những tri thức về: đặc điểm của nhà trường TH, tâm lý học bậc TH, đặc điểm lao động của người GV tiểu học,... đồng thời phải có kỹ năng giao tiếp và ứng xử với đa dạng các các thành phần như:

GV, học sinh, phụ huynh, các nhân vật trong cộng đồng có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhà trường.

QL trường TH là quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường TH bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất các đầu vào (CSVC, tài chính, nguồn nhân lực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

khoa học công nghệ) để đạt kết quả GD có chất lượng cao nhất khi sử dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại hợp lý và phù hợp với các quy luật tâm lý, quy luật giáo dục học để tiến hành việc biến đổi đối tượng giáo dục từ chưa biết đến biết.

Như vậy, việc QL nhà trường nói chung, QL trường có cấp TH nói riêng phải được giao vào tay các nhà QL có tầm nhìn xa và đặc biệt có khả năng tạo giá trị. Họ là những người có tư duy sư phạm sâu sắc, biết khuyến khích các GV trong trường phát huy tiềm năng sáng tạo trong hoạt động sư phạm của mỗi người; biết tạo lập và nuôi dưỡng, duy trì, phát triển hệ thống các giá trị giáo dục, tương hợp với các giá trị xã hội và ở một thời điểm nào đó chuẩn bị cho những giá trị xã hội mới. Điều kiện cần và đủ là có tâm, có tầm, có tài và có đạo đức là những tiêu chí quan trọng nhất để hình thành nên một người HT ở mọi thời đại.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)