Kế hoạch hóa hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 92 - 97)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS MINH KHAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu chương trình GDPTTT

3.2.3. Kế hoạch hóa hoạt động tổ chuyên môn

Kế hoạch CM là cương lĩnh hoạt động của TCM trong trường học vì TCM là đơn vị sản xuất chính trong nhà trường. Kế hoạch được xem như một công cụ QL, tạo điều kiện cho người QL kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức. Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch QL hoạt động TCM nhằm mục tiêu nâng cao khả năng điều hành quản lý TCM của tổ trưởng, huy động khả năng CM của mọi thành viên trong tổ vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học theo định hướng của HT. Như vậy, kế hoạch hoạt động TCM có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, xây dựng và thực hiện kế hoạch là thực hiện chức năng của các nhà QL. QL việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của GV như trong Điều lệ trường học đã quy định. TCM cần có một quy định, nền nếp hoạt động cụ thể, nghiêm túc, kỉ cương để tất cả mọi thành viên tuân theo. Để từ đó, TCM thực hiện mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện a) Nội dung của biện pháp

HT chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện, QL và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM ngay từ đầu năm học. Kế hoạch hoạt động TCM là tất cả các hoạt động của TCM trong năm học nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường xây dựng trên cơ sở kế hoạch hoạt động CM, kế hoạch năm học của trường. Kế hoạch CM là cương lĩnh hoạt động của TCM trong trường học. Vì TCM là đơn vị sản xuất chính trong nhà trường. Như vậy kế hoạch hoạt động TCM có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch CM ở các TCM là kế hoạch bộ phận trong kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hoạch tổng thể năm học của trường, nhưng đồng thời lại mang đặc thù riêng của từng khối lớp. Kế hoạch hoạt động TCM phải thể hiện và cụ thể hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và nhà trường về HĐCM; phải phù hợp với tình hình thực tế đặc thù của từng TCM trong nhà trường (từng khối lớp). Kế hoạch phải thể hiện rõ sự phân công, phân nhiệm hợp lí, phát huy tối đa năng lực của từng thành viên và trí tuệ tập thể, cũng như nội dung các công việc cụ thể (thời gian thực hiện nhiệm vụ, người thực hiện nhiệm vụ, thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó).

Để các TCM hoạt động có hiệu quả, HT cần xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch QL hoạt động TCM thông qua các việc làm sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch QL hoạt động chung của tổ cụ thể theo các mốc thời gian cụ thể dựa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp và kế hoạch năm học của nhà trường.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS theo Thông tư 22/BGDĐT/2016.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch QL dạy học tự chọn,dạy bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành các nội dung học tập, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông tổng thể, dạy học TNST....

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch QL việc sử dụng đồ dùng, tăng cường ứng dụng CNTT, TBDH của giáo viên.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, QL việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giao lưu phát triển trí tuệ cho HS, kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV trong tổ...

b) Cách thức thực hiện:

Để có được kế hoạch hoạt động TCM đúng và sát với đặc điểm nhà trường, sát với từng TCM việc xây dựng kế hoạch là việc làm khó nhưng rất quan trọng, đây là điều kiện tiên quyết để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học. Do đó, ngay từ đầu năm học, HT cần quát triệt đến cán bộ, GV về nhiệm vụ, kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

năm học, các văn bản, nghị quyết, quy định đối với GV, nhà trường và giáo dục;

chỉ đạo hướng dẫn các TCM và GV xây dựng hoàn thiện kế hoạch chi tiết. Xây dựng kế hoạch phải tuần tự từng bước, không nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.

Muốn chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM đúng, hiệu quả cần tiến hành các bước sau đây:

Bước 1. Tiền kế hoạch: Ngay từ đầu năm học (vào khoảng giữa tháng 8 hàng năm), HT cần phải tập trung toàn bộ GV trong trường để học tập tất cả các văn bản, nghị quyết, quy định đối với giáo dục, GV, nhà trường (điều lệ nhà trường tiểu học, Luật Giáo dục, Thông tư 22/BGD-ĐT về đánh giá xếp loại HSTH quy chế CM); phổ biến hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành đến tận các GV trong nhà trường; cùng nhau thảo luận, nghiên cứu đặc điểm của nhà trường trong năm học mới, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế khi thực hiện nhiệm vụ của năm học trước, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trong năm học mới. Đây là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng, nhằm ổn định chính trị tư tưởng cho cán bộ, GV nhà trường

Bước 2. Ổn định nhân sự ở các tổ: Bắt đầu vào năm học, căn cứ vào điều kiện thực tế biên chế năm học của nhà trường, năng lực chuyên môn của GV, HT nhà trường phải ra quyết định sắp xếp biên chế lại các TCM cho phù hợp với nhiệm vụ năm học, phù hợp với nhà trường và đúng Điều lệ nhà trường đã quy định. Ra quyết định bổ nhiệm TTCM.

Bước 3. Phân công chuyên môn: Đây là một vấn đề bức xúc hiện đang xảy ra trong các nhà trường TH, đặc biệt là trong cơ chế thị trường. Vì vậy, việc phân công CM của HT dựa vào năng lực chuyên môn của giáo viên, vào tình hình cụ thể của TCM; vào yêu cầu nguyện vọng của cá nhân GV; vào mục tiêu dạy học - giáo dục của nhà trường (bồi dưỡng HS có năng khiếu, lớp đầu bậc học, lớp cuối bậc học.); vào nguyện vọng của HS và phụ huynh - từ nhu cầu của người học. Mặt khác phải đảm bảo tính liên thông, tức là GV có thể theo học sinh lớp của mình lên khối trên ở năm học sau. Tránh tình trạng đảo lộn nhiều, làm khó khăn cho GV trong việc nắm bắt tình hình HS và HS cũng khó khăn khi làm quen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

với phong cách, phương pháp giảng dạy của GV mới. Đảm bảo cho một số GVTH trong trường được dạy ở tất cả các khối lớp để nắm bắt được nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đặc trưng của từng khối. Đảm bảo tính công bằng về lao động đối với tất cả các GV.

Để đảm bảo được những yêu cầu trên, HT phải không được áp đặt trong phân công CM, mà cần phải phát huy cao độ tính dân chủ trong phân công CM.

Vì HĐCM là hoạt động khoa học. Trước hết, HT phải thông qua TCM cho GV tự đăng ký nguyện vọng của mình trong năm học tới, TCM trao đổi vào biên bản báo cáo HT. HT dự kiến phân công CM cho năm học mới, sau đó đưa ra Ban giám hiệu để bàn bạc và thống nhất phương án tối ưu, báo cáo chi bộ nhà trường và triển khai trong toàn hội đồng để thực hiện.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch TCM và kế hoạch cá nhân: Sau khi đã thống nhất phân công CM, các TTCM thống nhất chỉ tiêu phấn đấu của tổ dựa trên đăng kí thi đua của cá nhân rồi xây dựng kế hoạch TCM theo đặc điểm riêng của TCM. Xây dựng dự thảo kế hoạch CM của tổ, tăng cường sự trao đổi thảo luận, thống nhất của các thành viên trong tổ về kế hoạch hoạt động của tổ. Đối với kế hoạch cá nhân thì cụ thể hóa chất lượng HS ở các lớp mình dạy, các chỉ tiêu khác như: hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, chủ nhiệm, hoạt động tập thể... Kế hoạch hoạt động của TCM phải thể hiện các nội dung như sau: công việc được giao cho từng GV trong tổ, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với TCM; chỉ tiêu phấn đấu, thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; tỷ lệ lên lớp; số giải HS năng khiếu đối với tổ, đăng kí SKKN; số hồ sơ đạt tốt, khá, trung bình; số GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, chỉ đạo đổi mới PPDH, chú trọng áp dụng CNTT trong dạy học; chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá HS một cách công bằng, dân chủ, khách quan, đúng thực chất, đúng quy chế; chỉ đạo phong trào tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của GV; xây dựng các hoạt động ngoại khoá, hỗ trợ cho việc học tập... Sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

khi thống nhất kế hoạch, HT ký phê duyệt kế hoạch hoạt động TCM (do TTCM trình) và lưu vào hồ sơ QL năm học.

Bước 5. Tổ chức thực hiện kế hoạch: Sau khi đã thống nhất được kế hoạch hoạt động TCM thì HT có thể uỷ quyền cho PHT phụ trách CM theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề nảy sinh và giải quyết một cách kịp thời. Nếu có vấn đề phát sinh PHT cần thông báo ngay cho đội ngũ TTCM, hoặc trong các buổi họp hội đồng GV hàng tháng tùy theo mức độ của vấn đề để tránh việc lây lan trong các TCM khác.

HT nhà trường trong QL kế hoạch CM cần phải nhận thức rõ được rằng:

quá trình QL chỉ đạo thực hiện kế hoạch CM là quá trình ban giám hiệu phải kết hợp chặt chẽ với TCM và thông qua TCM, biến sự QL chỉ đạo CM của HT thành nề nếp thường xuyên của các tập thể TCM mà người TTCM là người được HT ủy quyền QL chỉ đạo việc thực hiện kế HĐCM của tổ và cá nhân. Để từ đó thông tin ngược HT nắm được tình hình. Có như vậy thì vai trò QL chuyên môn của TTCM trong các nhà trường mới được phát huy, mới chủ động trong việc QL của mình. Tránh tình trạng TTCM chỉ là công cụ thông báo các quyết định của HT đến GV. HT nhàtrường phải đặt TTCM vào vị trí của người QL trường học thật sự vì họ là người trực tiếp tác động đến GV và HS, có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động TCM, biến khả năng CM của tổ thành hiện thực, từ đó nâng cao chất lượng dạy học của tổ.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng GD&ĐT, HT chủ động dự kiến kế hoạch năm học trong thời gian sớm nhất có thể (vào đầu năm học) để chỉ đạo các TCM có định hướng, xây dựng kế hoạch phù hợp với kế hoạch của nhà trường. Các nội dung đưa vào kế hoạch phải chi tiết cụ thể, sát với thực tiễn.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong nhà trường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có chưa phù hợp phải rút kinh nghiệm, bàn bạc thống nhất để đưa ra biện pháp phù hợp với tình hình thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- TTCM phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động của CM, biết điều hành các hoạt động của tổ.

- Đảm bảo thông tin hai chiều và duy trì sự QL của ban giám hiệu đến TCM một cách thường xuyên trong suốt năm học.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)