Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS MINH KHAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Thống kê kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn
TT Các biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
X
Thứ
bậc X
Thứ bậc
1 Bổ nhiệm đội ngũ TTCM theo yêu cầu
chương trình GDPTTT 73 2,92 1 72 2,88 1
2 Nâng cao năng lực cho TTCM 72 2,88 2 70 2,80 2 3 Kế hoạch hóa hoạt động của TCM 67 2,68 5 65 2,60 5 4 Quản lý nền nếp, nội dung sinh hoạt TCM 68 2,72 4 67 2,68 4
5
Quản lý thực hiện chương trình giảng dạy theo hướng tích hợp, phân hóa, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu chương trình GDPTTT
60 2,40 7 58 2,32 7
6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo yêu
cầu chương trình GDPTTT 62 2,48 6 60 2,40 6
7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện kế hoạch hoạt động của TCM 70 2,80 3 68 2,72 3
X 2,70 2,63
Nhận xét: Từ bảng 3.1 cho thấy:
* Về tính cần thiết:
Tính cần thiết của 7 biện pháp đề xuất trong quản lý hoạt động tổ CM của hiệu trưởng trường Tiểu học được các chuyên gia đánh giá tương đối cao. Thể hiện ở điểm trung bình chung X = 2,70 so với điểm trung bình cao nhất là 3, có 7/7 biện pháp đều có X>2.
Có 5 biện pháp có điểm trung bình X> 2,5 đó là các biện pháp:
- Biện pháp 1: Bổ nhiệm đội ngũ TTCM theo yêu cầu chương trình GDPTTT với X = 2,92.
- Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho TTCM X = 2,88.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM với X = 2,80.
- Biện pháp 3: Kế hoạch hóa hoạt động của TCM với X = 2,68.
- Biện pháp 4: Quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt TCM với X = 2,53.
Tuy vậy, tính cần thiết được các chuyên gia đánh giá có sự chênh lệch tương đối cao giữa các biện pháp, thể hiện ở điểm trung bình dao động trong khoảng từ 2,4 <X< 2,93. Biện pháp có tính cần thiết cao nhất là biện pháp 1, với x =2,93.
Biện pháp ít cần thiết nhất là biện pháp 6 với X = 2,40.
* Về tính khả thi: Cả 7 biện pháp đề xuất được đánh giá có tính khả thi khá cao, thể hiện ở điểm bình quân của các biện pháp X = 2,63 so với điểm trung bình cao nhất là 3, trong đó 7/7 biện pháp có X> 2,0.
Có 5 biện pháp có điểm trung bình 1 > 2,5 đó là các biện pháp:
- Biện pháp 1: Bổ nhiệm đội ngũ TTCM theo yêu cầu chương trình GDPTTT với X= 2,88
- Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho TTCM với X = 2,8
- Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM có X = 2,72
- Biện pháp 4: Quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt TCM có X = 2,68.
- Biện pháp 3: Kế hoạch hóa hoạt động của TCM với X = 2,60.
Tính khả thi của các biện pháp cũng được các chuyên gia đánh giá không đồng đều. Thể hiện ở điểm trung bình dao động trong khoảng 2,32<X < 2,87.
Biện pháp có tính khả thi cao nhất là biện pháp 1 với X = 2,88; biện pháp có tính khả thi thấp nhất là biện pháp 6 với X = 2,32.
Nhìn vào bảng thống kê trên có thể kết luận: Tính cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp QL được đề xuất có tương quan tỉ lệ thuận và quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Mức độ cần thiết của các biện pháp phù hợp với mức độ khả thi.
Điểm trung bình chung của tính cần thiết và tính khả thi chênh lệch không nhiều (0,07).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Biện pháp 5: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu chương trình GDPTTT được đánh giá thấp nhất ở cả tính cần thiết và tính khả thi. Tính cần thiết có điểm trung bình X = 2,40 xếp thứ 7, tính khả thi có điểm trung bình X =2,32 xếp thứ 7. Ý kiến phần đông chuyên gia cho rằng hoạt động bồi dưỡng GV là một quá trình bền bỉ, lâu dài, liên tục. Tuy nhiên điều kiện của nhà trường còn nhiều hạn chế, bất cập vì vậy có nhiều khó khăn để đạt hiệu quả cao. Nhân tố quyết định chất lượng học tập của HS là chất lượng dạy của GV. Vì vậy nâng cao năng lực nghề nghiệp GV của nhà trường trong xu thế cạnh tranh để phát triển. Nó còn có ý nghĩa bền vững, có tác dụng lâu dài cho sự phát triển của nhà trường và trước mắt là đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp theo chương trình GDPTTT mới. Điều này đòi hỏi HT mỗi nhà trường phải quan tâm nhiều hơn đến công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho GV đáp ứng theo yêu cầu CTGDPTTT, tạo điều kiện để học có cơ hội học tập, vươn lên để tự. khẳng định mình.
Có thể biểu diễn sự đánh giá của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động TCM mà đề tài đã đề xuất bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Kết luận chương 3
1. Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT trường TH, tác giả thấy cần tuân theo 5 nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, khoa học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của biện pháp.
2. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề ra 7 biện pháp để quản lý các hoạt động TCM của HT đó là:
- Biện pháp 1: Bổ nhiệm đội ngũ tổ trưởng chuyên môn theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
- Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho tổ trưởng chuyên môn - Biện pháp 3:
Kế hoạch hóa hoạt động của tổ trưởng chuyên môn.
- Biện pháp 4: Quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Biện pháp 5: Quản lý thực hiện chương trình giảng dạy theo hướng tích hợp, phân hóa, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
- Biện pháp 6: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
- Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.
Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng; đề tài đã đề xuất 7 biện pháp HT quản lý hoạt động TCM ở trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nếu HT nhà trường nghiên cứu và vận dụng đầy đủ các biện pháp nêu trên một cách sáng tạo, linh hoạt sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động TCM, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm và có tính khả thi từ những ý kiến, đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên phòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
GD&ĐT thành phố Hạ Long, của CBQL và các TTCM, tổ phó chuyên môn của nhà trường.
Như vậy, những bất cập, hạn chế trong, công tác quản lý hoạt động TCM ở trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sẽ được khắc phục và điều chỉnh một cách kịp thời nếu như nhà trường thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp đã nêu, lóp phần nâng cao chất lượng, giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thống tổng thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn