Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường có cấp tiểu học
1.5.1. Các yếu tổ chủ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.5.1.1. Tác động từ trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng
QL vừa là khoa học vừa một nghệ thuật. Chính vì vậy không phải ai cũng có thể làm QL tốt. HT có trình độ, năng lực tốt sẽ QL hoạt động của nhà trường, TCM một cách khoa học, hiệu quả. Tất cả các khâu trong quá trình QL nói chung và QL nhà trường nói riêng, người QL đều cần có trình độ, năng lực thực sự.
Ngoài việc cần có trình độ CM, HT cũng cần có trình độ QL nhất định. Có trình độ quản lý, HT nắm được quy trình, nội dung QL từ đó cụ thể hoá được các công việc cần làm trong quá trình QL. Có trình độ QL thì mới thực hiện được một cách có chất lượng công tác QL của mình và thể hiện được những việc đã làm được thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch QL.
HT cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác QL. Khi HT có trình độ chính trị, sẽ QL và chỉ đạo tập thể nhà trường thực hiện đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng của Đảng và Nhà nước, biện pháp QL, cách thức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị.
Năng lực của HT sẽ được thể hiện qua các biện pháp QL mà HT áp dụng. HT có năng lực tốt sẽ đề xuất được các biện pháp QL mềm dẻo, chặt chẽ, huy động được sự ủng hộ của cán bộ, GV trong nhà trường, huy động được hết khả năng của GV.
1.5.1.2. Tác động từ năng lực chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn
TTCM là cấp trung gian triển khai thực hiện các nội dung mà HT yêu cầu đến GV trong tổ. TTCM vừa phải làm nhiệm vụ của người GV đó là dạy học, vừa phải làm công tác QL đó là quản lý TCM. Vì vậy, TTCM cần có năng lực CM và năng lực QL. Năng lực CM của TTCM thể hiện qua chất lượng giờ dạy; chất lượng hồ sơ, giáo án; khả năng tiếp thu và truyền tải các kiến thức mới, kiến thức CM sâu đến các thành viên trong tổ; khả năng sử dụng TBDH hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy học; là tấm gương cho các thành viên trong tổ về tự học và sáng tạo trong CM. Năng lực QL của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
TTCM thể hiện thông qua cách thức tồ chức cho tổ thực hiện các hoạt động CM đòi hỏi tính tập thể cao như: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ; xây dựng tiết dạy chuyên đề; xây dựng tham luận CM trong các hội nghị chuyên đề; làm đồ dùng dạy học... Người tổ trưởng không những phải là người đưa ra được ý tưởng sáng tạo mà còn phải biết khai thác khả năng của các thành viên trong tổ. Năng lực của TTCM còn được thể hiện ở khả năng tập trung, gắn kết các thành viên trong tổ trong các hoạt động của tổ. TTCM phải có khả năng đề xuất, tham mưu, tham vấn cho HT khi xây dựng kế hoạch quản lý CM, đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động của TCM một cách hợp lý nhất.
1.5.1.3. Tác động từ việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ chuyên môn Kế hoạch TCM là một trong những kế hoạch không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong công tác QL ở nhà trường; bởi nó tiến hành thực hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong một năm học của nhà trường thể hiện qua các mục tiêu, các giải pháp đề ra. Kế hoạch TCM có thể coi là một trong những công cụ quan trọng thực hiện công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ, chỉ đạo phát triển nhà trường. Nó cũng là cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM sau này.
Kế hoạch TCM mang đặc thù riêng của từng khối lớp do đó khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, học sinh trong tổ, phải xây dựng kế hoạch cho sát, phù hợp với tình hình thực tế của tổ, phù hợp với đông đảo cá nhân trong tập thể tổ, tức là phải phân công, phân nhiệm hợp lí, phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng thành viên trong TCM.
Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng các mục tiêu thực hiện, thời gian thực hiện, cách thức tiến hành, cá nhân nào phụ trách, các biện pháp đề ra cần có tính khả thi cao.
1.5.1.4. Tác động từ công tác tổ chức chỉ đạo của tổ chuyên môn tới các thành viên trong tổ
Công tác chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động của tổ chuyên môn có tầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường. Tuy mỗi thành viên trong một tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau về năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn,... nhưng họ đều có chung một mục tiêu giáo dục, thực hiện kế hoạch năm học. Cái chung đó chính là cơ sở của các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại.
- Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể từ nhân cách của mỗi người: lòng yêu nước, yêu mến tôn trọng đồng nghiệp - quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của tổ, của trường, trách nhiệm với xã hội, ý thức tổ chức, tôn trọng lãnh đạo.
1.5.1.5. Tác động từ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tổ chuyên môn
Sinh hoạt chuyên môn là nhằm mục đích phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV và năng lực học tập cho học sinh, qua đó nâng cao từng bước chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. Muốn vậy cần phong phú về nội dung, đa dạng các phương pháp tổ chức và hình thức sinh hoạt tại TCM. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực, đáp ứng đúng nhu cầu của mỗi GV, được GV đề xuất và thống nhất thực hiện. Sinh hoạt chuyên môn nên dành nhiều thời gian để phân tích và đề ra các biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình học của HS, tạo mọi điều kiện cho HS được bộc lộ bản thân, tạo cơ hội tối đa cho HS. Đổi mới đánh giá GV thông qua việc đánh giá thành tích, sự tiến bộ của HS.
1.5.1.6. Tác động từ công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn Ban kiểm tra nội bộ trường học xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, chú trọng kiêm tra hồ sơ giáo án, dự giờ của giáo viên, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH, vận dụng các PPDH tích cực, hiện đại kết hợp với phương pháp truyền thống; kiểm tra việc đánh giá học sinh; kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch đề ra của các TCM.
Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, định kỳ trong nội bộ trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
học; Kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn tập trung vào ba nội dung cơ bản: QL hoạt động đổi mới sinh hoạt; QL hoạt động đổi mới PPDH;
quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nhằm hướng tới mục tiêu: Tạo động lực, khuyến khích giáo viên ở các TCM tự giác lao động, cống hiến. Theo đó, các nội dung hoạt động của TCM cũng được thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, và đạt hiệu quả cao.