Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 59)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TH&THCS MINH KHAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

2.4. Thực trạng về hoạt động Tổ chuyên môn ở trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, trong 5 năm qua, đặc biệt 3 năm học gần đây, chất lượng học sinh ở trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng nhanh. Chất lượng đó chứng minh sự nỗ lực vươn lên không ngừng của nhà trường. Sự nỗ lực đó của nhà trường chính là hội tụ của nhiều yếu tố cấu thành như: Việc QL chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của thầy và trò nhà trường cùng việc hỗ trợ của các lực lượng xã hội. Nhưng cốt lõi vẫn là việc QL chỉ đạo hoạt động TCM trong nhà trường.

Bảng 2.5. Thống kê kết quả xếp loại về số giáo viên giỏi các cấp của trường Năm học Tổng số giáo

viên

Giáo viên giỏi

Cấp trường Cấp thành phố

2016-2017 46 16 10

2017-2018 48 16 12

2018-2019 50 18 14

Ngành Giáo dục thành phố Hạ Long đã đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo đổi mới PPDH trong các nhà trường, trong đó có trường TH&THCS Minh Khai.

Phong trào dự giờ thăm lớp, lên lớp mẫu để rút kinh nghiệm trong tổ hàng tuần hàng tháng, việc thi GV dạy giỏi các cấp, tổ chức Hội giảng, viết SKKN, làm đồ dùng dạy học đã trở thành hoạt động thường xuyên, diễn ra sôi nổi, đều khắp trong các TCM. Chính nhờ HĐCM đó mà số GV dạy giỏi các cấp trong trường tăng lên đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học (Năm học 2017-2018)

TT Phương pháp dạy học

Mức độ đánh giá

Điểm TB

Thứ bậc Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

1 Thuyết trình 228 40 0 2,85 1

2 Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh 224 39 5 2,81 2 3 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 168 83 17 2,56 5

4 Phương pháp thảo luận nhóm 214 47 7 2,77 3

5 Phương pháp bàn tay nặn bột 204 55 9 2,72 4

+ Nhận xét

- “Phương pháp thuyết trình”: Được thực hiện thường xuyên. Dạy học theo phương pháp này, sẽ dẫn đến việc nhàm chán của các HS khi tham gia học tập. Sẽ khó để khảo sát năng lực thực tế của HS, khó để HS vận dụng, áp dụng những điều từ bài giảng vào giải quyết những tình huống, những nhiệm vụ cần giải quyết cụ thể. Do vậy, sau quá trình DH, HS vẫn gặp nhiều khó khăn khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Một số các phương pháp khác khắc phục được phần nào những hạn chế của phương pháp trên cũng được sử dụng, nhưng mức độ thực hiện ít hơn, đó là các phương pháp như: “thuyết trình, minh họa bằng hình ảnh”, “Thảo luận nhóm”.

- Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong dạy học cho HS như:

“Nêu và giải quyết vấn đề”, “Bàn tay nặn bột”. Mỗi phương pháp đều được đánh giá cao. Tuy nhiên, việc thực hiện dùng các phương pháp này khi dạy học còn rất hạn chế như “phương pháp nêu và giải quyết vấn đề” rất ít khi được sử dụng.

* Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học chưa được sử dụng tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. Tùy vào từng nội dung dạy học mà GV sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. GV cần tập trung chú trọng vào đổi mới phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

pháp thật sự mang lại hiệu quả cao trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Bảng 2.7. Thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá

TT Hình thức kiểm tra, đánh giá

Mức độ đánh giá

Điểm TB

Thứ bậc Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

1 Kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua bài

kiểm tra tự luận. 25 5 0 2,83 1

2 Kiểm tra đánh giá học sinh thông qua hình

thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận. 18 10 2 2,53 2

3

Kiểm tra đánh giá thông qua các sản phẩm hoạt động học của học sinh(Bài trình chiếu, bài thuyết trình, bài thu hoạch,…).

10 12 8 2,07 3

4

Kiểm tra đánh giá thông qua các sản phẩm hoạt động nghiên cứu, dự án do học sinh thực hiện dưới dự hướng dẫn của giáo viên.

6 15 9 1,90 4

Nhận xét:

Hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh đã được nhà trường tiến hành đổi mới, tuy nhiên kết quả thống kế cho thấy, những hình thức kiểm tra cũ(kiểm tra về nội dung kiến thức và kĩ năng ghi nhớ của học sinh vẫn còn phổ biến như hình thức: Thông qua bài kiểm tra tự luận, trắc nghiệm kết hợp với tự luận(điểm trung bình lần lượt là 2,83 và 2,53 chiếm vị trí thứ nhất và thứ 2). Trong khi đó các hình thức kiểm tra nhằm đánh giá năng lực của học sinh(Đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động, sản phẩm nghiên cứu, dự án của học sinh) chưa được chú trọng nhiều thể hiện ở điểm trung bình chỉ đạt 1,09 đến 2,07. Điều này cần được nhà trường hết sức tập chung chỉ đạo trong thời gian tới nhằm tiếp cận và thực hiện CTGDPTTT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)