Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.4. Tố chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn
Điều 18, Điều lệ Trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: "TCM bao gồm GV, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. TCM có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó" [5].
Điều này quy định về nhiệm vụ TCM như sau: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó” [5].
TCM là nơi trực tiếp triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường tới các GV và HS các lớp. TCM có quan hệ cộng đồng, hợp tác với các tổ nghiệp vụ trong trường dưới sự QL, chỉ đạo của HT. TCM sẽ giúp HT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, trong đó TTCM cùng với tổ phó chuyên môn giúp HT quản lý GV, thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch chung của nhà trường. TCM là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS trong khối lớp phụ trách. Ngoài ra TCM còn là đơn vị cơ sở cần xây dựng kế hoạch chung giúp các tổ viên xây dựng kế hoạch trong công tác CM của mình, là nơi đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các hoạt động CM của từng giáo viên. TCM là nơi tổ chức, tiến hành và trao đổi nghề nghiệp tự học, tự nâng cao trình độ nghiệp vụ CM, tố chức các giờ rút kinh nghiệm và tham gia tốt các phong trào trong tổ.
Hoạt động của TCM có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, nếu HT quản lý tốt hoạt động của TCM thì sẽ nâng cao chất lượng GD của trường. Đặc điểm TCM ở trường TH khác với đặc điểm TCM ở các bậc học trên ở chỗ: GV TH là người dạy nhiều môn học trong một lớp chính vì vậy việc QL hoạt động TCM ở trường TH gặp nhiều khó khăn hon so với việc QL chuyên môn ở các bậc học trên. Bởi vì mỗi GV không thể dạy tốt được tất cả các môn như Toán, Tiếng Việt, TNXH, Âm nhạc, Mĩ thuật... chính vì vậy HT cũng cần phải có những biện pháp QL các TCM cho thật linh hoạt sao cho phát huy tốt sở trường của mỗi GV.
1.2.4.2. Tổ trưởng chuyên môn
TTCM là những GV có chuyên môn vững, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, biết tập hợp các thành viên trong tổ, biết giúp HT triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường. TTCM là người chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch của tổ và của cá nhân, biết điều hành hoạt động của tổ một cách hợp lý, đề xuất, tham mưu với HT trong phân công CM, phân công giảng dạy phù hợp với năng lực CM của GV bộ môn trong tổ.
TTCM phải là người tiên phong trong các công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tự học, tự bồi dưỡng; biết đem lại bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tổ; hiểu được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của các thành viên; sống trung thực, mẫu mực, công bằng; là trung tâm đoàn kết của tổ, tạo nên động lực tích cực để các thành viên trong tố nỗ lực, phấn đấu hoàn thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
mục tiêu chung. TTCM có trách nhiệm QL đội ngũ GV trong tổ thực hiện kế hoạch năm học theo các quy định của quy chế CM; QL kế hoạch hoạt động chung của tổ; tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác giảng dạy của GV; QL việc thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy; Tổ chức thực hiện việc đổi mới PPDH; Tổ chức thực hiện công tác tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Sơ đồ 1.4. Quan hệ của TTCM trong hoạt động quản lý
1.2.4.3. Hoạt động của tổ chuyên môn
Hoạt động của TCM hàng năm phải bám sát nội dung, chương trình dạy học theo quy định của Bộ, Sở GD&ĐT và của nhà trường. Hoạt động của TCM trong nhà trường bao gồm: Hoạt động dạy học của GV; tổ chức bồi dưỡng học sinh; tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH; hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, viết SKKN, hoạt động ngoại khoá...; hoạt động kiểm tra, đánh giá GV về CM nghiệp vụ, năng lực sư phạm; công tác thi đua; các hoạt động khác trong nhà trường theo sự phân công của lãnh đạo.
Đặc điểm hoạt động của TCM: Hoạt động chính của TCM là hoạt động giảng dạy theo môn học và nhóm môn học. Thông qua hoạt động của TCM, GV thực hiện tốt quá trình dạy học theo yêu cầu đổi mới PPDH, đổi
Tham Tham mưu
mưu
HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM
HIỆU TRƯỞNG CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG
CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ TRONG NHÀ TRƯỜNG
TTCM Các TTCM
khác
CÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM, GIÁO VIÊN BỘ MÔN Phối hợp
Chấp hành
Chỉ đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
mới giáo dục (từ việc thực hiện chương trình dạy học, soạn bài chuẩn bị lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đến các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV, quản lý hoạt động học của HS...).