Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS MINH KHAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu chương trình GDPTTT
3.2.2. Bồi dưỡng và phát huy năng lực cho tổ trưởng chuyên môn
Trong các nhà trường, vai trò QL của TTCM rất lớn. Họ chính là người chịu trách nhiệm trước HT về điều hành toàn bộ hoạt động của tổ, mặt khác TCM là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cơ sở QL trực tiếp mọi hoạt động của GV, vì vậy phát huy vai trò QL hiệu quả của TTCM sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Nội dung của biện pháp
Để phát huy vai trò của TTCM trong QL hoạt động của TCM, HT cần phải xây dựng được quy chế làm việc giữa TTCM với HT; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ CM, năng lực sư phạm, năng lực QL cho TTCM; bảo đảm các điều kiện để TTCM duy trì các hoạt động của TCM đạt hiệu quả cao; xây dựng khối đoàn kết, thân ái, dân chủ trong nhà trường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa TTCM với các tổ chức đoàn thể trong trường.
b) Cách thức thực hiện biện pháp
* Về xây dựng quy chế làm việc giữa tổ trưởng chuyên môn với hiệu trưởng Bộ máy nhà trường cần phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng để xác định được trách nhiệm của từng cấp QL, từng bộ phận trong Nhà trường. HT cần phải phân công cụ thể phạm vi quyền hạn và trách nhiệm cho TTCM, có như vậy họ mới nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong công tác QL và giúp họ điều hành hoạt động của TCM có hiệu quả.
Phân công trách nhiệm cho TTCM trong việc chỉ đạo HĐCM của tổ, cụ thể là: TTCM căn cứ vào các văn bản pháp quy, xây dựng kế hoạch TCM cụ thể hoá theo từng học kỳ, tháng, tuần; tham mưu với lãnh đạo trường trong việc phân công CM cho GV; tổ chức sinh hoạt tổ theo quy định của Bộ GD&ĐT 2 lần/
tháng); chỉ đạo đổi mới PPDH, nghiên cứu chương trình đáp ứng yêu cầu CTGDPTTT, chú trọng áp dụng CNTT trong dạy học; chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá HS một cách công bằng, dân chủ, khách quan, đúng thực chất, đúng quy chế; chỉ đạo phong trào tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của GV;
xây dựng các hoạt động ngoại khoá, hỗ trợ cho việc học tập...
Thực hiện chế độ giao ban, báo cáo của TTCM với HT: Đây là một hoạt động quan trọng để giúp HT nắm bắt được công việc của TCM. Qua đó giúp HT biết được tiến độ thực hiện kế hoạch đã đề ra. HT cần thống nhất các nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
báo cáo hoặc có thể yêu cầu TTCM báo cáo bằng văn bản theo mẫu có sẵn. Quy định rõ số lần giao ban trong một học kỳ; căn cứ vào kế hoạch từng tháng của nhà trường để điều chỉnh kế hoạch của TCM, TTCM thảo luận, đề xuất ý kiến với HT để thống nhất, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. HT cần theo dõi, kiểm tra, đánh giá sự chỉ đạo sinh hoạt tổ của TTCM. Nhận xét, góp ý kiến hoặc phê bình những GV, TCM chưa làm tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, biểu dương những TCM hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Về bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ CM, năng lực sư phạm, năng lực QL cho TTCM:
HT cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của TTCM, TTCM được xem là lực lượng nòng cốt của nhà trường. Cùng với lãnh đạo nhà trường, TTCM có nhiệm vụ đóng góp ý kiến, thảo luận, bàn bạc về các hoạt động của nhà trường nhằm hướng các hoạt động ấy đi đến kết quả tốt đẹp. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của TTCM là việc làm cần thiết không những đem lại kết quả cho riêng bộ phận chuyên môn mà còn giúp cho các bộ phận khác hoạt động có hiệu quả. Khi đã có quyết định bổ nhiệm TTCM, HT tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ QL cho TTCM.
Các nội dung cần quan tâm bồi dưỡng gồm:
+ Tổ chức cho GV, nhất là TTCM dự học các lớp Bồi dưỡng chính trị, học tập nghị quyết của Đảng, các chuyên đề về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các buổi họp ở trường, bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về chủ trương, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội và GD - ĐT của địa phương, của Đảng và nhà nước. Triển khai và cung cấp đầy đủ các văn bản, chủ trương, chính sách, quyết định, nghị định, thông tư,... của Đảng và nhà nước, của ngành, của địa phương và các cơ quan liên quan để GV, TTCM nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết. Vận động GV tự rèn luyện và thực hiện đúng các tiêu chí thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT; cử TTCM tham gia những lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ QL trường học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Những vấn đề lý luận về quản lý TCM trong trường học: Quản lý, QLGD;
vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM và TTCM trong trường TH. Nội dung bồi dưỡng là các công văn, thông tư,... chỉ đạo về công tác CM; bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng xây dựng nghiệp vụ kiểm tra: kiểm tra hồ sơ sổ sách; việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu, thực hiện giờ giấc giảng dạy, kiểm tra chất lượng giáo dục HS, tham gia kiểm tra toàn diện theo sự điều động của HT nhà trường;
bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt CM, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ.
+ Kĩ năng xây dựng kế hoạch của TCM và tổ chức, chỉ đạo GV trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân; TTCM với công tác QL hoạt động dạy- học trong trường TH và công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV trường TH. Biện pháp bồi dưỡng là xây dựng chương trình bồi dưỡng lý luận tại chỗ, yêu cầu TTCM nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản của các môn học của các khối lớp thuộc tổ quản lý. Tổ chức cho TTCM tham dự các hoạt động thực tiễn ngoài nhà trường trên các lĩnh vực QL xã hội tại các cơ sở giáo dục, tạo sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm QL của các TTCM giữa các TCM trong nhà trường và giữa các trường với nhau.
+ Tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, quan tâm; trân trọng những đóng góp của các TTCM; Động viên, khen thưởng, khích lệ tinh thần; Lắng nghe những thông tin phản hồi từ phía quần chúng để kịp thời nhắc nhở, động viên các TTCM thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm. Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc hàng ngày, HT cần gần gũi, thân thiện với GV, quan sát việc xử lí các tình huống của TTCM để bàn bạc, tư vấn thêm nhằm hoàn thiện hơn năng lực quản lí của người Tổ trưởng.
+ Khuyến khích các TTCM tự học, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý CM. qua tài liệu, sách tham khảo và thông tin trên mạng Internet.
+ Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV cốt cán để tạo nguồn đội ngũ TTCM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Quan tâm, điều kiện mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ TTCM được bồi dưỡng nâng cao trình độ CM về mọi mặt.