Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 49)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường có cấp tiểu học

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Tác động từ các yếu tố quản lý hành chính nhà nước, công tác quản lý và chỉ đạo của Phòng GD&ĐT

Phòng GD&ĐT quản lý, chỉ đạo hoạt động TCM của các nhà trường thông qua HT, PHT phụ trách CM. Phòng GD&ĐT đánh giá chất lượng hoạt động TCM các nhà trường thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động TCM, thông qua báo cáo của HT. Phòng GD&ĐT căn cứ văn bản quy định của cấp trên, căn cứ điều kiện thực tế để ban hành các văn bản chỉ đạo chung cho các nhà trường. Trên cơ sở đó các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động CM trong năm học, chỉ đạo các TCM xây dựng kế hoạch cho tổ.

Hàng năm, phòng GD&ĐT kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của các trường trực thuộc phòng. Công tác QL chỉ đạo của phòng GD&ĐT càng cụ thể, càng sát sao thì hoạt động CM của các nhà trường, các TCM càng có chất lượng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học.

1.5.2.2. Tác động từ yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục - dạy học của nhà trường

CTGDPTTT hướng tới giúp HS hình thành và phát triển 6 phẩm chất;

“Yêu nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm”

[8]. Các năng lực được đặt ra cho người học ở chương trình mới là “tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo” [8]. Để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực đó cho HS, chương trình GD phổ thông mới hướng tới phát huy năng lực của mỗi cá nhân. Lúc này vai trò của GV là tổ chức, định hướng, tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS tích cực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tham gia quá trình hoạt động. HS là người chủ động, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV giao. Hoạt động học tập không chỉ bó buộc trong khuôn khổ lớp học mà có thể diễn ra ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức có thể sử dụng như: học lý thuyết trên lớp, thực hành thí nghiệm, học tập theo dự án hay các hoạt động tập thể cộng đồng,... Tùy từng hoạt động cụ thể mà GV có thể định hướng cách thức làm việc của HS

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xem là một tập hợp các mục tiêu và giá trị được hình thành ở HS thông qua các hoạt động. Mức độ đạt được đối với các mục tiêu đã đề ra thể hiện tính hiệu quả của một chương trình dạy học - giáo dục. Chương trình dạy học - giáo dục chỉ được thực hiện hoàn hảo nếu có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của nhiều cá nhân đơn vị trong trường, của TCM.

1.5.2.3. Tác động từ kinh tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán địa phương, điều kiện CSVC của nhà trường

Điều kiện CSVC của nhà trường là yếu tố ảnh hường không nhỏ đến chất lượng hoạt động TCM. GV khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có TBDH. Để đảm bảo cho TCM hoạt động có chất lượng, nhà trường cần có đủ CSVC thiết yếu. CSVC của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của GV khi tham gia hoạt động của TCM, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Khi điều kiện CSVC của nhà trường thiếu thốn, một số hoạt động CM của tổ không thực hiện được. Như vậy tổ vừa không hoàn thành nhiệm vụ vừa tạo sức ỳ cho GV trong công việc.

Việc đầu tư xây dựng CSVC nhà trường phục vụ cho hoạt động TCM cần chú ý những vấn đề sau:

TBDH cho giảng dạy và hoạt động ngoại khoá cần được kiểm tra thường xuyên về số lượng và chất lượng. Hàng năm, có kế hoạch mua sắm bổ sung các TBDH đã hỏng đảm bảo trong năm học tới sẽ có đủ TBDH để hoạt động. TBDH phải có phòng chứa và được bảo quản để sử dụng lâu dài, bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học để thuận tiện khi sử dụng, Có theo dõi mượn, trả trên sổ sách. Bố trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phòng hội họp, phòng học bộ môn có đủ TBDH tạo điều kiện cho TCM chủ động sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn, xây dựng chuyên đề.

Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của TCM như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho GV, TCM có thành tích trong hoạt động CM hàng năm.

Tăng cường huy động sự đầu tư, đóng góp của phụ huynh với những trường TH, hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng CSVC và cùng chăm lo với nhà trường trong việc đóng góp kinh phí triển khai các hoạt động giáo dục trong trường, lớp. Sự ủng hộ, sự giúp đỡ của các tố chức, các công ty, các cơ quan trên địa bàn thành phố, tỉnh và trung ương trong việc ủng hộ về CSVC, liên kết bồi dường tập huấn các kỹ năng chuyên môn liên quan đến giáo dục tiểu học.

Kết luận chương 1

- Quản lý hoạt động TCM là nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

động quản lý của HT ở trường có cấp tiều học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò,trách nhiệm, quyền hạn của mình, HT cần phải xác định rõ nhưng nội dung cơ bản cần quản lý và tính đến các yếu tố tác động (cả khách quan và chủ quan, cả tích cực và tiêu cực) trong quy trình quản lý, có như vậy mới nắm chắc được chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TCM trong nhà trường.

- Trong chương 1, tác giả đã phân tích và hệ thống hoá những nội dung cơ bản, chủ yếu nhất của các khái niệm: quản lý, QLGD, QLNT, TCM, hoạt động của TCM, quản lý hoạt động TCM, Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động và quản lý hoạt động của TCM để đáp ứng yêu cầu của CTGDPTTT, vị trí, vai trò của HT và việc quản lý hoạt động TCM của HT nhà trường. Đó là những vấn đề cơ bản, điều kiện cần thiết để chỉ đạo, tồ chức các hoạt động TCM trong trường có cấp TH. Trước yêu cầu của CTGDPTTT, nội dung và hình thức sinh hoạt TCM cũng phải có những thay đổi. Điều này đòi hỏi người HT cần kịp thời đổi mới tư duy và hành động trong công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động TCM nói riêng của mình, nhanh chóng hội nhập với xu thế đổi mới góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

- Những nghiên cứu trên là cơ sở để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM ở trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong Chương 2, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong Chương 3.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Ở Trường TH&THCS Minh Khai, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)