Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS MINH KHAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT trường TH&THCS Minh Khai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu chương trình GDPTTT
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Muốn thực hiện tốt chức năng QL thì các chủ thể QL phải thực hiện chức năng kiểm tra, thông qua kết quả kiểm tra sẽ phát hiện, tốn nắn, điều chỉnh kể hoạch để có quyết định QL kịp thời, đúng đắn, Kiểm tr/1, đánh giá là một chức năng quan trọng trong quá trình QL trường học nói chung, QL hoạt động của TCM nói riêng. Qua đó, các chủ thể QL phát hiện ra các sinh tốt của GV trong, quá trình thực hiện quy chế CM, có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời. Kiểm tra đánh giá hoạt động TCM nhằm mục đích đưa hoạt động CM trong nhà trường, thành nề nếp, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Nội dung của biện pháp
HT thực hiện việc kiểm tra toàn diện các hoạt động của TCM, trong đó tập trung vào: Kiểm tra tiến độ thực hiện các hoạt động của tổ theo kế hoạch (kiểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tra các hoạt động sinh hoạt CM, các khâu, các bước trong quy trình giảng dạy của GV); kiểm tra công tác QL của TTCM, kiểm tra công tác bồi dưỡng CM nghiệp vụ của tổ, thực hiện các chuyên đề, tổ chức hội thi GV giỏi tổ CM, kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy, kiểm tra công tác đảm bảo CSVC cho hoạt động giáo dục, CSVC phòng học, đồ dùng và các thiết bị trong quá trình giáo dục...
b) Cách thức thực hiện
Trong nhà trường, việc chỉ đạo, tổ chức công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện quy chế CM của GV là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng trong công tác QL của HT. Qua đó, đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra trong kế hoạch CM.
Ngay từ đầu năm học, HT căn cứ vào kế hoạch hoạt động CM của nhà trường và kế hoạch của các TCM để xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động TCM. Kiểm tra tiến độ thực hiện các hoạt động của GV theo kế hoạch, bao gồm các công tác sau: Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình môn học của GV thông qua các hồ sơ như: sổ đăng ký giảng dạy, giáo án, sổ đầu bài, vở ghi bài học của HS; kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm, thực hành, áp dụng CNTT trong giảng dạy của GV thông qua việc dự giờ, các buổi ngoại khoá theo chuyên đề, các Hội thi về chuyên môn; kiểm tra thông qua các sổ đăng ký mượn TBDH; kiểm tra việc chấm bài, trả bài cho HS việc thực hiện cơ số điểm theo quy định của môn học của GV thông qua các kênh thông tin từ phía các em HS và cha mẹ HS; kiểm tra thông qua các loại hồ sơ như: sổ điểm, các bài kiểm tra đã chấm trả cho HS; kiểm tra việc thực hiện nền nếp chuyên môn của GV theo quy định trên thời khoá biểu và quy chế chuyên môn, kiểm tra hồ sơ của GV, sơ kết đánh giá cuối học kỳ hoặc cuối các đợt thi đua.
Kiểm tra công tác QL của TTCM, việc kiểm tra thông qua các hồ QL chuyên môn như: Hồ sơ sổ sách của tổ, biên bản các cuộc họp, sổ theo dõi đánh giá xếp loại GV, các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm và kết quả kiểm tra các GV,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Kiểm tra chất lượng dạy học của TCM, thông qua kết quả khảo sát chất lượng học bộ môn của HS các khối lớp, kết quả kiểm tra chuyên môn GV trong tổ, kết quả của bộ môn, qua các kỳ thi học sinh giỏi...
Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả, HT cần phải xây dựng cụ thể tiêu chí các mặt hoạt động chuyên môn của GV và của TCM; phải xây dựng và thực hiện đúng các quy trình kiểm tra, thanh tra.
Tùy theo tình hình cụ thể và thực tiễn ở các trường mà HT nhà trường có thể sử dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của TCM một cách cụ thể thông qua việc thanh, kiểm tra, thông qua các thông tin từ TTCM, GV và HS để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và ra các quyết định QL đúng đắn. Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện theo đúng quy trình, thận trọng và cụ thể. Các kết luận thanh tra phải trung thực, sát thực tế nhằm giúp đỡ TTCM và GV sửa chữa những sai lệch, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực CM. Tuyệt đối không được lợi dụng việc thanh, kiểm tra để trả thù riêng, trừ dập cá nhân, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhà trường. Có như vậy công tác thanh tra, kiểm tra mới thực sự trở thành một biện pháp quan trọng trong QL nhà trường.
- Khâu kiểm tra đánh giá hoạt động TCM là khâu rất phức tạp nhưng rất quan trọng, đòi hỏi HT phải sử dụng nhiều kênh, nguồn thông tin trong kiểm tra, đánh giá. Hoạt động TCM là hoạt động đặc thù nên đánh giá phải đúng, phải kết hợp cả khoa học quản lý, khoa học sư phạm thì mới có hiệu quả.
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- HT phải xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động của TCM, xác định rõ mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức và phương pháp kiểm tra.
- Kế hoạch kiểm tra của HT phải được công khai trước các TTCM đồng thời phải biến kế hoạch kiểm tra của HT thành kế hoạch tự kiểm tra của TTCM nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động CM trong trường học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn