Cơ sở lý luận, nguyên tắc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 29)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC TRONG SỬ DỤNG HỢP LÝ TN VÀ BVMT

1.2.4. Cơ sở lý luận, nguyên tắc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan

Việc QH, định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ nhằm đạt được năng suất sinh học cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cần dựa trên kết quả nghiên cứu các ĐKTN và TNTN một cách tổng hợp để phát hiện tiềm năng sinh thái lãnh thổ kết hợp với điều kiện thị trường. Đây là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đánh giá kinh tế sinh thái ở phần sau của luận án.

Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước tiên tiến, đặc biệt là Liên Xô cũ. Được thể hiện trong các nghiên cứu tổng hợp về CQ ứng dụng, các tác giả có nhiều công trình nghiên cứu điển hình về đánh giá CQ ứng dụng tiêu biểu như: N. F.

Tiumentxev (1963), E. L. Raikh (1971), L. I. Mukhina (1973), D. L. Armand (1984), E. M. Rakovskaia và I. R. Gorphman (1980),... Hiện nay, ở Việt Nam hướng nghiên cứu CQ ứng dụng đang được sử dụng như một công cụ đắc lực trong đánh giá, QH lãnh thổ cho việc phát triển KT - XH bền vững dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái CQ và thiết lập các quan hệ hài hoà giữa con người và MT [32-34,56].

Mỗi đơn vị cảnh quan chứa đựng các ĐKTN và TNTN, là một hệ thống hoàn chỉnh, được thành tạo do các mối quan hệ tương hỗ rất phức tạp giữa hai khối vật chất sống và không sống của lớp vỏ địa lí được vận hành thông qua dòng vật chất và năng lượng. Một trong những tính chất cơ bản của địa tổng thể tự nhiên (đơn vị CQ) là sự đồng nhất tương đối về nguồn gốc thành tạo, về cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài của chúng. Tính đồng nhất của mỗi đơn vị CQ không phụ thuộc vào quy mô diện tích của đơn vị CQ đó, điều này có ý nghĩa quan trọng khi xác định tiềm năng tự nhiên cũng như khả năng khai thác kinh tế của từng đơn vị CQ, đồng thời giúp cho việc định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trên các đơn vị CQ [32-34,56].

- 17 -

Như vậy, CQ là đối tượng cơ sở của việc nghiên cứu lãnh thổ tự nhiên và TNTN, đồng thời là đơn vị lãnh thổ PTKT cũng như phương hướng sử dụng hợp lý và tái tạo TNTN. Khi đánh giá tiềm năng tự nhiên phải xét trong mối quan hệ với các thành phần khác, chúng phải được đánh giá trong phạm vi giới hạn về mặt lãnh thổ như một cấp đơn vị không gian làm đơn vị cơ sở cho việc đánh giá.

Đơn vị CQ là đối tượng nghiên cứu tốt nhất cho mục tiêu PTKT theo hướng sinh thái bền vững. Công tác đánh giá phải dựa trên những phương pháp, nguyên tắc phù hợp với đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu. Việc đánh giá này ngoài xác định quỹ TN, còn xác định chức năng tự nhiên và của từng đơn vị CQ. Căn cứ vào mục tiêu, mức độ chi tiết của việc đánh giá mà xác định cấp cơ sở cho việc đánh giá một cách phù hợp. Với đặc thù phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu và để phục vụ cho việc phát triển nông lâm nghiệp và QH bố trí các điểm dân cư nên đơn vị CQ được lựa chọn để đánh giá là dạng CQ. Các bản đồ phân hạng mức độ thích nghi sinh thái và định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ được thể hiện ở tỷ lệ 1 : 50.000 [32-34,56].

1.2.4.2. Nguyên tắc đánh giá

Đánh giá CQ cho phép xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối quan hệ chặt chẽ với thể chế, chính sách cũng như trình độ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội được thể hiện qua quá trình khai thác TN của lãnh thổ. Đánh giá CQ bao gồm lý thuyết chung và phương pháp tiến hành, đồng thời phải xác định được đối tượng, mục đích và nội dung nghiên cứu trong đánh giá. Việc lựa chọn đối tượng đánh giá phải dựa trên mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa tự nhiên - xã hội, là cơ sở khoa học quan trọng trong công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN.

Tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng và yêu cầu mức độ chi tiết mà có thể đánh giá theo các cách khác nhau như: Đánh giá mức độ thuận lợi  Đánh giá hiệu quả kinh tế, đánh giá tác động MT (đánh giá tác động đến MT sinh thái)...[32-34,56].

Việc đánh giá mức độ thuận lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng MT và là tiền đề cho định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ. Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau nhưng hướng đánh giá trên quan điểm nghiên cứu địa lí tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: phương pháp cộng/trung bình cộng các điểm thành phần, phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần (Armand, 1984), phương pháp phân tích nhân tố (Xerbenhiuk X. N., 1972), phương pháp ĐGTN của FAO (1986). Để xác định đơn vị cơ sở đánh giá phải xem xét các yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng và khả năng sử dụng TN, phân cấp chỉ tiêu theo mức độ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc [8,56]:

- 18 -

- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu. Đây là nguyên tắc rất cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân hoá theo lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này để đánh giá cho tất cả các đơn vị sẽ không đánh giá được mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ.

- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại hình sản xuất, mà ở đây là các loại cây trồng chuyên môn hóa: chè, cao su, lạc, sắn.

- Số lượng các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều ít khác nhau giữa các loại hình sản xuất và nhu cầu sinh thái cụ thể của từng loại hình

Sơ đồ 1.1: Quy trình đánh giá, phân hạng thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đối với nông lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu

Đối tượng đánh giá

Khách thể đánh giá: cây trồng Chủ thể đánh giá: Dạng CQ

Đặc tính các dạng CQ Nhu cầu sinh thái cây trồng

Đánh giá riêng dạng CQ

Các dạng CQ có điểm tổng hợp khác 0 Phân hạng thích nghi

sinh thái Bảng chuẩn đánh giá riêng

Chỉ tiêu lựa chọn đánh giá

Kết quả phân hạng thích nghi

Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu bằng phương pháp trung bình nhân

Các dạng CQ có điểm tổng hợp là 0

Thang điểm phân hạng thích nghi

- 19 -

sử dụng (chè, cao su, lạc, sắn và NTTS), ngoài ra còn tuỳ thuộc vào đặc điểm phân hoá của lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn.

Với lãnh thổ huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh, phương pháp ĐGTN sinh thái được lựa chọn là phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần và quy trình đánh giá thực hiện qua các bước: Xác định đối tượng và mục tiêu đánh giá  đánh giá riêng

 đánh giá tổng hợp  PHTN sinh thái (sơ đồ 1.1).

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)