Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN
2.1.4. Thổ nhưỡng và sinh vật
2.1.4.1. Thổ nhưỡng
Đất là hợp phần tự nhiên quan trọng trong cấu trúc đứng của CQ. Thông qua tính chất lý học, hoá học và sinh học, đất tham gia duy trì sự sống trong CQ. Về quy luật thành tạo, đất vừa mang tính địa đới, vừa là thành tạo mang tính phi địa đới và được xem như nền tảng để diễn ra trên đó các quan hệ tương tác chặt chẽ, theo nhiều chiều giữa các thành phần tự nhiên với quy mô và tính chất khác nhau. Trong hệ thống phân loại CQ, đất tham gia vào cấu trúc CQ. Ở những cấp lớn của hệ thống phân loại CQ thường là lớp đất hoặc nhóm đất. Những cấp như kiểu, hạng và loại CQ, đất tham gia cấu thành CQ thường là kiểu đất, nhóm loại hay loại đất.
Trong các đơn vị cấu trúc hình thái của CQ thì dấu hiệu phân loại ở cấp dạng là tiểu tổ hợp đất (là tập hợp các biến chủng đất). Các khoanh đất trong tổ hợp đất có mối quan hệ phát sinh rõ rệt và chúng thường được lặp lại một cách đều đặn có quy luật.
Việc nghiên cứu đặc điểm lớp vỏ thổ nhưỡng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ.
Quá trình tương tác giữa nền tảng vật chất rắn, địa hình, nguồn dinh dưỡng từ đá mẹ với đặc điểm sinh khí hậu địa phương và các tác nhân xã hội đã tạo nên sự đa dạng cho lớp vỏ thổ nhưỡng. Trong khu vực nghiên cứu gồm có 16 loại đất với tổng diện tích là 51.889,78 ha, chiếm 64,78% diện tích tự nhiên của toàn huyện.
Kết quả nghiên cứu quy luật phân bố và quy mô diện tích của các loại đất từ bản đồ thổ nhưỡng lãnh thổ Kỳ Anh tỷ lệ 1 : 50.000 (bản đồ 2.10, bảng 2.11), kết hợp với kết quả khảo sát thực địa và đào trên 140 phẫu diện đất (phẫu diện chính, phụ và thăm dò), trong đó có 85 mẫu phân tích đặc tính lý hoá của đất để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tiềm năng đất trên các đơn vị CQ.
Bảng 2.11: Diện tích và t lệ phần trăm các loại đất huyện Kỳ Anh
TT Ký hiệu Tên Việt Nam Diện tích (ha) Tỷ lệ %
1 C Đất cát biển 2.128,40 2,02
2 Cc Cồn cát trắng vàng 4.752,31 4,50
3 M Đất mặn ít và trung bình 1.628,76 1,54
4 Sj1Mi Đất phèn hoạt động nông mặn ít 3.624,19 3,43
5 Pb Đất phù sa được bồi hàng năm 9.392,58 8,89
6 Py Đất phù sa ngòi suối 959,88 0,91
- 52 -
TT Ký hiệu Tên Việt Nam Diện tích (ha) Tỷ lệ % 7 Pk Đất phù sa không được bồi hàng năm 2.755,10 2,61 8 Ba Đất bạc màu trên đá macma axít 1.871,76 1,77 9 Fs Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét 32.533,48 30,81 10 Fa Đất vàng đỏ phát triển trên đá macma axít 24.487,83 23,19 11 Fq Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát kết 4.021,12 3,81 12 Fl Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 4.414,81 4,18 13 Ha Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít 53,75 0,05 14 D Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 1.227,33 1,16
15 E Đất xói mòn trơ sỏi đá 7.969,45 7,55
16 Núi đá 1.526,27 1,45
17 Đất mặt nước 1.155,95 1,09
Tổng diện tích tự nhiên 105.598,90 100,00 Nguồn: [50,84]
1. Đất cồn cát trắng vàng (Cc):
Diện tích của loại đất này là 2.128,40 ha chiếm 2,02% diện tích tự nhiên, hầu hết đều phân bố theo dải ven biển, bị chia cắt nhau bởi đất cát biển và đất trơ sỏi đá. Do sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (granit) của dải Trường Sơn với sự hoạt động của hệ thống sông và biển đặc thù đã hình thành nên loại đất cát biển đặc thù của dải ven biển miền Trung. Loại đất này tập trung chủ yếu ở các vùng ven bờ biển thuộc xã Kỳ Phú, Kỳ Ninh, một ít ở xã Kỳ Lợi và kéo dài một dải hẹp từ Kỳ Thịnh đến Kỳ Nam.
Qua kết quả phân tích đất ta thấy: cồn cát trắng vàng điển hình có phản ứng chua toàn phẫu diện (pHKCl từ 4,4 - 4,7). Hàm lượng các chất hữu cơ và đạm tổng số rất nghèo (0,1 - 0,19%; 1,01 - 0,03%). Lân và kali tổng số và dễ tiêu đều rất thấp.
Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất nghèo (< 1 meq/100g đất), dung tích hấp thu (CEC) rất thấp (< 3 meq/100g đất), thành phần cơ giới rất nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát ở các tầng rất cao (> 96%), cấp hạt sét rất thấp (< 3%). Xem phụ lục 1
2. Đất cát biển (C):
Diện tích 4.752,31 ha chiếm 4,50% diện tích tự nhiên, phân bố sát biển của các xã Kỳ Xuân, Kỳ Phương, Kỳ Nam; còn lại nằm trong nội đồng nhưng không ăn sâu nhiều sang phía Tây Quốc lộ 1A.
- 53 -
Qua số liệu phân tích đất ta thấy đất cát glây nông có phản ứng chua toàn phẫu diện (pHKCL từ 4,2 - 4,8), tổng các chất hữu cơ trong đất ở dạng nghèo (<1%) chỉ có tầng mặt ở mức độ trung bình (1,46%), đạm tổng số tầng mặt trung bình (0,15%), các tầng dưới nghèo (< 0,1%), lân tổng số nghèo (< 0,05%), kali tổng số nghèo (< 1,0%), lân dễ tiêu tầng mặt trung bình (7 mg/100g đất), các tầng dưới nghèo (<5 mg/100g đất), kali dễ tiêu các tầng đều nghèo (< 10 mg/100g đất). Các cation kiềm, kiềm thổ nghèo (< 3 meq/100g đất). Dung tích hấp thu (CEC) < 10 meq/100g đất, sắt nhôm di động cao. Thành phần cơ giới đất vẫn nhẹ, cấp hạt cát các tầng vẫn lớn hơn 80%.
3. Đất mặn ít và trung bình (M):
Diện tích 1.628,76 ha chiếm 1,54% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Kỳ Ninh, Kỳ Thọ, Kỳ Liên, Kỳ Phương.
Qua kết quả phân tích, đất có phản ứng phản ứng chua toàn phẫu diện (pHKCl
từ 4,1 - 5,0). Hàm lượng bazơ thấp (4,0 - 7,0 meq/100g đất). Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình, các tầng dưới nghèo; lân tổng số nghèo (0,028 - 0,037%), kali tổng số trung bình (1,1 - 1,29%), kali và lân dễ tiêu đều nghèo. Hàm lượng Cl- từ 0,06 - 0,1%. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
4. Đất phèn hoạt động nông mặn ít (Sj1Mi):
Diện tích 3.624,19 ha, chiếm 3,43% diện tích tự nhiên, phân bố bên trong nội đồng, tiếp giáp với những vùng đất cát và đất mặn, phân bố rải rác ở các xã Kỳ Phú, Kỳ Ninh, Kỳ Long, Kỳ Nam, Kỳ Phương.
Đất có phản ứng chua toàn phẫu diện, các tầng dưới pHKCl đạt dưới 4. Hàm lượng cation kiềm trao đổi thấp (< 5 meq/100g đất), hàm lượng sắt nhôm di động cao.
Mùn tổng số tầng mặt khá, các tầng dưới trung bình. Đạm tổng số từ trung bình đến khá (0,1 - 0,22%). Lân tổng số trung bình (0,06 - 0,1%), kali tổng số trung bình (1,2 - 1,4%); lân và kali dễ tiêu đều ở mức nghèo (< 10 mg/100g đất). Hàm lượng Cl- dao động từ 0,05 - 0,21%, hàm lượng SO42- thấp (0,08%). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Tỷ lệ cấp hạt cát từ 16 - 68%, cấp hạt sét từ 16 - 44%.
5. Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb):
Diện tích 9.392,58 ha chiếm 8,89% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo hệ thống sông Trí, sông Quyền và sông Rác.
Qua số liệu phân tích đất ta thấy thành phần cơ giới đất từ trung bình đến nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát từ 45 - 72%, cấp hạt sét (6 - 17%) ở tất cả các tầng, chỉ có tầng 3 có thành phần cơ giới thay đổi đột ngột từ thịt nhẹ xuống cát.
- 54 -
Đất có phản ứng chua toàn phẫu diện (pHKCl từ 4,35 - 4,75). Tổng các cation kiềm trao đổi thấp (<5 meq/100g đất), dung tích hấp thu thấp (CEC < 10 meq/100g đất), độ bão hoà bazơ (BS < 50%).
Tổng các chất hữu tầng mặt trung bình (1,5%), các tầng dưới nghèo (<1%);
đạm tổng số nghèo (0,04 - 0,08%); lân tổng số trung bình đến nghèo (0,03 - 0,12%);
kali tổng số nghèo (0,03 - 0,8%); lân dễ tiêu tầng mặt trung bình (8 mg/100g đất), các tầng dưới nghèo (< 5 mg/100g đất); kali dễ tiêu nghèo (6 - 8 mg/100g đất).
6. Đất phù sa ngòi suối (Py):
Diện tích 959,88 ha chiếm 0,91% diện tích tự nhiên, được bồi đắp phù sa phân bố dọc theo các phụ lưu, chi lưu thuộc các xã phía Tây lãnh thổ nghiên cứu có thành phần trầm tích phức tạp, nhiều cuội, sỏi bên cạnh những hạt có kích thước bé hơn.
7. Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk):
Diện tích 2.755,10,11 ha chiếm 2,61% diện tích tự nhiên, là những bãi bồi ven sông phân bố thành một dải theo hướng chảy của hệ thống sông, được phát triển theo thời gian cho đến nay đã thoát khỏi chế độ ngập nước vào mùa mưa.
8. Đất bạc màu trên đá macma axit (Ba):
Diện tích 1.871,76 ha chiếm 1,77% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Kỳ Khang, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh và Kỳ Thịnh.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có phản ứng chua (pHKCl từ 4,0 - 4,7). Hàm lượng cation kiềm trao đổi thấp (< 6 meq/100g đất), dung tích hấp thu thấp (< 10 meq/100g đất). Mùn tổng số ở các tầng nghèo đến trung bình, các tầng dưới đều nghèo. Đạm tổng số tầng mặt trung bình (0,12%), các tầng dưới nghèo. Lân và kali tổng số đều nghèo (< 0,09%); lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo (<
5 mg/100g đất).
9. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs):
Đây là loại đất chủ đạo của lãnh thổ nghiên cứu có diện tích lớn nhất trong tất cả các loại đất. Diện tích 32.533,48 ha chiếm 30,81% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng và các xã trung tâm miền đồi núi phía Tây.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình tầng mặt, càng xuống sâu thì chuyển sang trung bình hoặc nặng.
Đất có phản ứng chua (pHKCl từ 3,6 - 4,0). Hàm lượng cation kiềm trao đổi thấp (< 2 meq/100g đất). Dung tích tích hấp thu thấp (< 10 meq/100g đất). Mùn tổng số tầng mặt trung bình (1,1 - 1,4%). Đạm tổng số nghèo đến trung bình. Lân và kali tổng số đều nghèo, lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo.
- 55 -
10. Đất vàng đỏ phát triển trên đá macma axít (Fa):
Diện tích 24.487,83 ha, chiếm 23,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực đồi núi phía Đông Nam và phần lớn phía Tây lãnh thổ nghiên cứu.
Đất có thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ, các tầng dưới nặng dần; có phản ứng từ chua đến chua nhiều (pHKCl từ 4,0 - 4,5). Hàm lượng tổng bazơ trao đổi ở các tầng thấp (< 4,5 meq/100g đất). Dung tích hấp thu thấp (< 10 meq/100g đất). Hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình (1,35 - 1,7%) và giảm mạnh ở các tầng bên dưới. Đạm tổng số tầng mặt từ trung bình đến khá (0,1 - 0,16%), các tầng dưới nghèo (0,05%). Lân tổng số nghèo đến rất nghèo (0,04 - 0,12%); lân và kali dễ tiêu từ rất nghèo đến trung bình.
11. Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát kết (Fq):
Diện tích 4.021,12 ha, chiếm 3,81% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở một số xã như: Kỳ Lạc, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Hoa, Kỳ Tây.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ toàn phẫu diện, tỷ lệ cấp hạt cát trên 50%; có phản ứng chua vừa (pHKCl < 4,0). Hàm lượng cation kiềm trao đổi thấp (1,37 meq/100g đất). Dung tích hấp thu trung bình thấp (< 10 meq/100g đất). Hàm lượng mùn tổng số ở các tầng đều nghèo (< 1%). Lân và kali tổng số đều nghèo, lân và dễ tiêu đều rất nghèo.
12. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl):
Diện tích 4.414,81 ha chiếm 4,18% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung theo quốc lộ 1A đoạn phía Bắc từ Kỳ Phong đến thị trấn Kỳ Anh.
Đất có phản ứng chua các tầng (pHKCl từ 4,5 - 5,0); tổng bazơ thấp (< 5 meq/100g đất); mùn tổng số trung bình ở tầng mặt và giảm theo chiều sâu phẫu diện, đạm tổng số nghèo (0,04 - 0,08%); lân tổng số từ trung bình đến nghèo (0,08 - 0,12%); lân dễ tiêu tầng mặt trung bình (0,8 mg/100g đất), tầng dưới nghèo (< 5 mg/100g đất); kali dễ tiêu nghèo (6 - 8 mg/100g đất). Đất có thành phần cơ giới tầng mặt trung bình và xuống sâu càng nặng.
13. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít (Ha):
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít là loại đất chiếm diện tích rất nhỏ trên lãnh thổ nghiên cứu, phân bố ở độ cao từ 900 m thuộc dãy Hoành Sơn nằm ở phía nam xã Kỳ Lạc.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có phản ứng chua (pHKCl từ 3,9 - 4,0), hàm lượng cation kiềm trao đổi thấp (< 1 meq/100g đất), dung tích hấp thu thấp (< 5 meq/100g đất). Mùn tổng số ở tầng mặt rất giàu (> 4%), đạm tổng số nghèo (0,21%), lân tổng số rất nghèo (< 0,05%), kali tổng số nghèo (< 0,5%), lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo (< 5 mg/100g đất).
- 56 - 14. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D):
Diện tích 1.227,33 ha chiếm 1,16% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã: Kỳ Bắc, Kỳ Xuân và Kỳ Hoa.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua toàn phẫu diện (pHKCl từ 3,7 - 4,6). Tổng cation kiềm trao đổi thấp (< 2 meq/100g đất), dung tích hấp thu thấp (< 5 meq/100g đất). Mùn tổng số từ trung bình đến nghèo. Đạm tổng số các tầng đều nghèo (< 0,1%). Lân và kali tổng số nghèo (< 1%); lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo.
15. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E):
Diện tích 7.969,45 ha, chiếm 7,55% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác khắp lãnh thổ, tập trung nhiều ở phía Bắc, khu vực gần Vũng Áng, xã Kỳ Trinh và Kỳ Tân.
Tính chất đất: Thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, nghèo các chất dinh dưỡng.
Hiện trạng là cỏ dại hoặc cây lùm bụi, có một số diện tích được trồng rừng theo các dự án đầu tư của Nhà nước, về lâu dài cần phải phủ xanh kịp thời bằng các loại cây trồng (lâm nghiệp) để tăng độ che phủ, hạn chế rửa trôi đất và dinh dưỡng tăng hiệu quả SDĐ.
2.1.4.2. Sinh vật
Ngoài các nhân tố vị trí địa lí, địa hình, khí hậu - thuỷ văn, đá mẹ - thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến hình thái, cấu trúc, thành phần loài của các kiểu thảm thực vật thì nhân tố khu hệ thực vật góp phần giải thích tại sao cùng một sinh - khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng tương tự nhưng thành phần loài cây của cùng một kiểu thảm lại khác nhau. Theo Thái Văn Trừng khi nghiên cứu thảm thực vật Việt Nam thì gọi nhân tố này là nhân tố khu hệ thực vật, có tác giả khác thì gọi là nhân tố lịch sử - hệ thực vật. Như đã trình bày ở trên, khí hậu Kỳ Anh thuộc khu vực giới hạn cuối của á đới khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, do đó những thực vật á nhiệt đới của khu hệ Hoa Nam - Bắc Việt Nam có thể phát triển xuống các vùng núi thấp của lãnh thổ. Hay nói cách khác, lãnh thổ nghiên cứu là ranh giới phía Nam của khu hệ Hoa Nam - Bắc Việt Nam, ngay trong mùa khô, độ ẩm không khí vẫn cao, lại có mưa phùn nên phần lớn những loài cây đặc hữu bản địa không phải là loài câu rụng lá, ngừng sinh trưởng trong mùa rét, mà là những là những loài cây có lá cứng đanh, nhẵn bóng, xanh thẩm như loài Dẻ gai, Dẻ đá, Dẻ đen, Re, Lim, Kháo, Mít, Gội, Trám,... Tuy nhiên, cũng có một số loài cây rụng lá mọc xen lẫn, rải rác và số lượng cá thể không bao giờ chiếm quá 25% tổng số mà thuộc nhiều loài khác nhau, nên mùa rụng lá không tập trung vào một thời kỳ nhất định, vì thế CQ của quần thể vẫn thường xanh quanh năm.
- 57 -
Thảm thực vật rừng Kỳ Anh rất đa dạng, có đến 86 họ và 500 loài cây gỗ.
Trong đó có nhiều loại gỗ quý như Táu mọc thành những quần thụ gần như thuần loại vào kỷ Đệ Tam [94]. Biến chủng Táu mật (Táu mặt quỷ), biến chủng Táu muối và Táu mật mọc ở độ cao từ 200 m trở lên và tập trung nhiều ở đai 250 - 500 m và mất đi ở độ cao 700 m [94]. Điều kiện khí hậu quyết định sự hình thành loại hình rừng Táu này là lượng mưa hằng năm trên 2.000 mm và phát triển trên đất feralit vàng đỏ có tầng đất khá dày. Ở Kỳ Anh, Táu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nên xem loại hình thực vật Táu này là một ưu hợp có nhiều loài cây thuộc họ Re, Sến, Đinh. Do đó, bên cạnh Táu, Sến và một số loài cây khác cũng mọc ở độ cao trên. Lim là một cây tân đặc hữu mới thành loài vào đầu kỷ Đệ Tam, mọc ở độ cao dưới 300 m.
Bảng 2.12: Diện tích, cơ cấu các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu
Tên kiểu thảm Mã kiểu
thảm Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 105.598,9 100,0
Rừng kín cây lá rộng thường xanh (xen
lá kim) nhiệt đới mưa ẩm trên núi thấp. 1 (a) 4.983,58 4,7 Rừng kín cây lá rộng thường xanh
nhiệt đới mưa ẩm 2 (b) 25.204,26 23,9
Trảng cỏ, cây bụi thứ sinh 3 (c) 3.903,81 3,7
Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển 4 (f) 3.578,01 3,4
Thảm thực vật thuỷ sinh 5 (g) 614,85 0,6
Thảm thực vật quần hệ nông nghiệp 6 (e) 38.664,37 36,6
Thảm thực vật rừng trồng 7 (d) 28.650,02 27,1
Dây leo thân gỗ, cây phụ sinh bóp cổ cũng khá nhiều và thuộc nhiều họ khác nhau. Những cây Dương xỉ phụ sinh, những cây phong lan biểu sinh, những cây thuộc họ Môn ráy thuộc nhiều loài khác nhau thường mọc dày trên cành nhánh của những cây cổ thụ. Những loài cây Cọ dừa cũng mọc nhiều, mọc dưới tán rừng trong tầng cây bụi thấp hoặc vươn lên đến tầng táng rừng, hoặc bò leo như những dây leo, dài đến hàng mấy chục mét. Ngoài ra, còn có những loài cây thuộc họ Tre nứa mọc từng cây rải rác hay mọc thành từng bụi, thành đám, phát triển mạnh, lan nhanh, chiếm lấy khoảng trống.