Xu thế tổ chức không gian lãnh thổ huyện Kỳ Anh

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 135 - 139)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ KHÔNG GIAN BỐ TRÍ ĐIỂM DÂN CƯ HUYỆN KỲ ANH

3.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT

3.2.1. Xu thế tổ chức không gian lãnh thổ huyện Kỳ Anh

Phát triển cây trồng và chăm sóc vật nuôi chủ lực theo hướng hàng hóa tập trung, mở rộng quy mô, đầu tư thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn dịch bệnh; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng giá trị sản phẩm, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng các mô hình sản xuất lớn theo hướng liên doanh, liên kết; Đối với sản xuất lúa, ổn định diện tích sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực.

Trên cơ sở nghiên cứu QH SDĐ đến, QH tổng thể phát triển KT - XH huyện Kỳ Anh đến năm 2020, các QH tổng thể phát triển các ngành, Đề án xây dựng nông thôn mới và Đề án sản xuất nâng cao thu nhập đã được phê duyệt [107-112], theo đó những vấn đề liên quan đến QH PTKT nông, lâm và ngư của huyện gồm những nội dung sau:

a) Phương hướng, mục tiêu PTKT chung của huyện

Tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế PTKT với tốc độ cao và bền vững. Đẩy mạnh công tác QH và quản lý QH phục

- 126 -

vụ phát triển KT - XH. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Phát huy lợi thế của từng vùng, PTKT tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển KKT Vũng Áng và các chương trình trọng điểm trên địa bàn. Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT - XH phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Xây dựng huyện Kỳ Anh sớm trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đô thị Nam Hà Tĩnh hướng tới hình thành TP Hoành Sơn là đô thị cấp III.

b) Chỉ tiêu QH phát triển các ngành kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 19,6%, đến năm 2015 giá trị sản xuất xã hội đạt 10.396 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 35 triệu đồng/năm. Cơ cấu GDP: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 42,7%;

thương mại dịch vụ 43,6%; nông lâm ngư nghiệp 13,7%. Thu ngân sách nội địa từ 300 - 350 tỷ đồng/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 25 triệu USD.

Đến năm 2020 có từ 30 - 40% số xã đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; bình quân mỗi năm có từ 8 - 10 làng đạt chuẩn văn hóa; 90% gia đình đạt chuẩn văn hóa, 50% gia đình đạt chuẩn thể thao, 100% trường học và 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 9,5‰; hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2%, mỗi năm giải quyết việc làm cho 3,5 ngàn lao động; đào tạo nghề từ 2.500 - 3.000 người, diện phủ sóng truyền hình đạt 100% [106-107,112].

- Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp đạt trên 3,5%/năm, lương thực bình quân đầu người từ 280 - 300 kg/năm; giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt trên 50%, sản lượng khai thác thủy sản đạt 4.500 tấn/năm, sản lượng nuôi trồng đạt trên 1.500 tấn/năm, sản lượng một số cây con chủ yếu: lạc vỏ 6.500 tấn, đậu 1.000 tấn, chè búp tươi 5.000 tấn, thịt hơi các loại 7.500 tấn, đàn dê 15.000 con, đàn hươu từ 500 - 700 con. Tỷ lệ che phủ rừng 55%, lao động nông nghiệp chiếm 50%

tổng lao động xã hội, trong đó được đào tạo nghề 25%, xây dựng 80% kênh mương nội đồng và 90% đường giao thông nông thôn đạt chuẩn hóa [106-107,112].

- 127 -

Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung phát triển toàn diện, đồng bộ các vùng kinh tế.

- Khu vực kinh tế công nghiệp:

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phải nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với sản xuất hàng hóa phục vụ cho phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và đảm bảo quốc phòng - an ninh vững chắc. Huy động tối đâ nguồn đầu tư nội lực, khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư từ bên ngoài, phát huy lợi thế của KKT Vũng Áng, cùng với các dự án lớn của Trung Ương, tỉnh đầu tư trên địa bàn, tạo đà cho phát triển KT - XH. Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, các loại hình doanh nghiệp, CN - TTCN.

Đảm bảo tốc độ tăng trưởng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm 26%; tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế; giá trị xuất khẩu trên 12 triệu USD/năm; có 40 - 50% lao động CN-TTCN được đào tạo nghề; thu nhập bình quân đầu người 12 - 15 triệu đồng/năm; thu hút lao động xã hội chiếm 25 - 30% [106-107,112].

- Khu vực kinh tế dịch vụ:

Phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh đón đầu phục vụ khu kinh tế Vũng Áng. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, tham gia hội chợ, triển lãm sản phẩm. Khai thác triệt để khu kinh tế Vũng Áng, quốc lộ 12 xuất phát từ thị trấn Kỳ Anh qua cửa khẩu Cha Lo sang nước Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, trung tâm thị trấn Kỳ Anh, đô thị Kỳ Trinh, Kỳ Long - Kỳ Liên - Kỳ Phương, đô thị du lịch Kỳ Ninh và các thị tứ. Xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Kỳ Anh và phát triển chợ nông thôn. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu du lịch sinh thái đèo Ngang, Tàu Voi, bãi tắm Kỳ Ninh, Kỳ Xuân…; khuyến khích đầu tư hệ thống dịch vụ nhà hàng khách sạn, thông tin liên lạc, vận tải; xây dựng tôn tạo, nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử. Có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt coi trọng khai thác các nguồn lực từ doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước; vận động cộng đồng người Kỳ Anh ở ngoài tỉnh và nước ngoài hướng về xây dựng phát triển quê hương. Phấn đấu giá trị ngành thương mại - dịch vụ, du lịch 30%/năm, thu hút 30% lao động xã hội, có trên 90% lao động được đào tạo nghề, thu nhập bình quân đầu người từ 50 - 70 triệu đồng/năm [106-107,112].

- 128 -

c) Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

- Tổ chức không gian đô thị:

Trong giai đoạn đến năm 2020 cần thực hiện các QH các đô thị đã được QH xây dựng: Đô thị Kỳ Ninh (140 ha); đô thị Kỳ Hà (380 ha); đô thị Bắc Kỳ Trinh (750 ha); đô thị Kỳ Long (490 ha); đô thị Kỳ Liên (300 ha); Mở rộng thị trấn Kỳ Anh (695 ha). Lập đề án trình Chính Phủ và Quốc Hội về mở rộng diện tích đại giới hành chính thị trấn Kỳ Anh vơi quy mô trên 1.000ha và khoảng 1,8 vạn dân và điều chỉnh QH địa giới hành chính xã Kỳ Trinh, Kỳ Lợi, Kỳ Khang.

- Phát triển nông thôn:

Tập trung xây dựng nông thôn mới có kinh tế, xã hội phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, cơ sở vật chất hạ tầng được tăng cường, phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo ngày càng tốt hơn về nhu cầu ăn, ở, đi lại, chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Huy động các nguồn vốn để xây dựng chương trình phát triển nông thôn mới, trong đó huy động nội lực của nhân dân là chủ yếu; phát huy vai trò làm chủ của mỗi hộ gia đình, xây dựng nhà ở kiên cố gắn với công tác vệ sinh MT sạch đẹp, văn minh. Đồng thời có sự đầu tư hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đồng bộ, bền vững. Phấn đấu đến năm 2015 có 6 xã đạt các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, chọn xã Kỳ Giang xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện và tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 [106-107,112].

Việc khai thác quỹ đất trong kỳ QH đã tận dụng triệt để, tối đa, SDĐ tiết kiệm đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả và bền vững. Đối với sản xuất nông nghiệp cần cải tạo hệ thống thuỷ lợi (nạo vét kênh rạch), xây dựng mới đập Rào Trổ đảm bảo được yêu cầu tưới tiêu, thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chuyển đổi mục đích SDĐ trong kỳ QH nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã có những cải tạo, chuyển đổi bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng: Một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước không đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được chuyển đổi sang trồng cây lâu năm và hình thành các vườn cây ăn quả và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng về vốn và lao động. Việc khai thác SDĐ đai được gắn liền với bảo vệ MT [106-107,112].

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)