Địa chất và địa mạo

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 52)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN

2.1.2. Địa chất và địa mạo

2.1.2.1. Địa chất

Dựa trên hệ thống phân loại đơn vị cấu trúc của bản đồ địa chất Việt Nam, Huyện Kỳ Anh được xác định nằm trong miền uốn nếp Varixit Đông Dương thuộc hệ uốn nếp Trường Sơn, quá trình hoạt động địa chất được ổn định hóa vào đầu Paleozoi muộn và bị biến cải vào đầu Mezozoi. Qua tham khảo các tài liệu [68,107], địa chất huyện Kỳ Anh có các đới thành hệ cấu trúc chủ yếu sau:

- Trầm tích Đệ Tứ ở khu vực nghiên cứu có bề dày khá lớn thuộc nhiều kiểu nguồn gốc khác nhau tạo nên, cụ thể là:

Trầm tích biển Holocen thượng tuổi (Q23) có sản phẩm là cát thạch anh, cát, sỏi, sạn, cuội dày từ 2 - 22 m, phân bố chủ yếu dọc theo bờ biển từ giữa cho đến phía nam của khu vực nghiên cứu và được phân bố rộng tại khu vực đồng bằng ven cửa biển Hải Khẩu và một vùng sót ở chân phía Bắc đèo Ngang. Đây chính là những khu vực thuận lợi hình thành nên các bải biển đẹp có tiềm năng khai thác dịch vụ du lịch biển.

Trầm tích biển Holocen trung tuổi (Q22) có sản phẩm là cát, cát bột, sét bột màu xám dày từ 5 - 40 m, chỉ phân bố tập trung khu vực phía trong cửa biển Hải Khẩu.

Trong đới trầm tích Đệ Tứ ở khu vực nghiên cứu còn có mặt của hệ tầng Yên Mỹ (Q13ym), sản phẩm là sỏi, sạn, cát, sét, bột loang lổ dày từ 5 - 30 m được phân bố rộng chiếm diện tích chủ yếu của địa chất đệ tứ, hình thành dải đồng bằng rộng kéo dài xuyên suốt khu vực nghiên cứu.

- Thành tạo Jura không phân chia: Hệ tầng Mường Hinh (Jmh) xuất hiện ở đây với sản phẩm là cuội kết, sạn kết, cát kết, phun trào axit có độ dày 250 m phân bố chủ yếu ở khối núi phía Nam cửa Khẩu nằm sát biển và một phần diện tích nhỏ nằm ở trung tâm khu vực nghiên cứu. Sản phẩm có nguồn gốc núi lửa thuộc trầm tích lục địa màu đỏ thuộc phức hệ Bản Muồng pha 1 (J-K bm1), có sản phẩm chủ yếu là granit amphibol dạng porphyr, granophyr xuất hiện rất ít ở khu vực nghiên cứu.

- Kỷ Triat tạo nền móng của đá gốc và các đồi núi trong lãnh thổ nghiên cứu, hệ thành tạo chủ yếu là đá phu trào thuộc hệ tầng Đồng Trầu gồm: phân hệ tầng dưới (T2ađt1) có sản phẩm là cuội kết thạch anh, cuội kết tuf, bột kết, đá phiến, ryolit dày 250 - 950 m, có chứa Costatoria proharpa, Neoschizodus; phân hệ tầng trên (T2ađt2) có sản phẩm cát kết xen bột kết, đá phiến sét dày 700 - 800 m, chứa Costatoria ngeanensis. Các sản phẩm địa chất này được phân bố phần phía Bắc, Tây Bắc và dọc theo hầu hết ranh giới phía Tây của khu vực nghiên cứu. Xen lẫn với hệ

- 39 -

tầng Đồng Trầu là các phức hệ sông Mã pha 1 (T2 sm1) sản phẩm là dạng porphyr;

phức hệ Phia Bioc pha1 (aT3npb1) sản phầm là granit sẫm mầu, granit biotit, granodiorit hạt vừa - lớn.

- Ordovic - Silur xuất hiện với hai hệ tầng sông Cả và hệ tầng Huổi Nhị phân bố xen lẫn với kỷ Triat nằm về phía Tây của lãnh thổ nghiên cứu.

+ Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1 hn) có sản phẩm là cát kết, đá phiến sét, bột kết dày 950 - 1050m chứa Monograptus sp.

+ Hệ tầng sông Cả gồm các phân hệ tầng dưới (O3-S1 sc1) sản phẩm là đá phiến thạch anh-sericit, quarzit, dày hơn 1000m; phân hệ tầng giữa (O3-S1 sc2) sản phẩm là đá phiến thạch anh-sericit, đá kết dạng quarzit, phun trào axit, dày hơn 1000m; phân hệ tầng trên (O3-S1 sc3) sản phẩm là đá phiến sét xen bột kết, cát kết dày 900 - 1000 m.

Đới phức uốn nếp lồi chủ yếu gồm các thành tạo Paleozoi hạ, trung phân bố ở phía tây huyện thuộc rìa thấp của dãy Trường Sơn (phức nếp lồi Trường Sơn).

Đới phức thành tạo Nezokainozoi che phủ (thuộc võng chồng Sầm Nưa). Đá macma axit hình thành ở kỷ Triat không những chỉ chia cắt móng cấu trúc, tạo thành mặt trượt xê dịch ngang và phân dị thẳng đứng hoặc các đới cà nát gồm các đá ryolit, cuội kết thạch anh. Đi kèm đá phun trào này là các xâm nhập á núi lửa granit bioit, granodiorit phức hệ Phia Bioc.

Tài nguyên khoáng sản

Theo các số liệu điều tra [107,112], khoáng sản Kỳ Anh nằm rải rác ở nhiều trong huyện, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi.

- Mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển thành phần khoáng chủ yếu là ilmenite. Các khoáng sản đi kèm là putin, zircon, monazit, Trữ lượng khá lớn. Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng.

- Vàng ở Kỳ Anh thuộc dạng sa khoáng nằm rải rác ở xã Kỳ Sơn..., cần có kế hoạch thăm dò để xác định trữ lượng.

- Nguyên liệu chịu lửa: có pyrit.

- Nguyên vật liệu xây dựng: mỏ đá Tuân Phương có độ chịu nén 1,733 kg/cm2, độ trầy 0,191 g/cm2. Cát sỏi có trữ lượng cao, cung cấp đủ cho nhu cầu xây dựng trong huyện.

Nhìn chung, Kỳ Anh có nguồn TN khoáng sản khá phong phú nhưng chưa được điều tra đầy đủ và việc tổ chức khai thác còn hạn chế.

- 40 - 2.1.2.2. Địa mạo

a) Phần lục địa

Huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung nằm về phía Đông của dãy Trường Sơn, thuộc dải đất hẹp của vùng Bắc Trung Bộ với địa hình thấp dần từ tây sang đông. Địa hình huyện Kỳ Anh có sự phân hóa tương đối phức tạp bởi một cấu trúc địa chất đặc biệt, tồn tại đầy đủ các kiểu địa hình núi thấp, đồi, đồng bằng và ven biển. Càng về phía Đông, địa hình càng thấp dần kết hợp với chiều ngang hẹp đã tạo cho lãnh thổ nghiên cứu có độ dốc tương đối lớn. Lãnh thổ Kỳ Anh có đến 80% diện tích tự nhiên là đồi núi, địa hình hẹp và dốc, phía nam bị chắn bởi dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển có đỉnh núi Sim cao nhất là 1.046 m. Diện tích đồi núi có độ cao chủ yếu từ 300 - 500 m chiếm phần lớn diện tích được cấu tạo bởi các loại đá phiến sét, đá cát bột kết có hình thái mềm mại, sườn tương đối thoải, có độ dốc từ 3o - 15o thuộc địa phận các xã Kỳ Tây, Kỳ Lâm, Kỳ Trung, Kỳ Bắc, Kỳ Xuân và Kỳ Văn. Dải núi thấp phía tây có độ cao từ 500 - 1000 m thường được cấu tạo bởi đá biến chất và đá phiến có hệ thống đường phân thủy phức tạp, sườn dốc từ 15o - 25o và lớn hơn tập trung ở các xã Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, phía tây của các xã Kỳ Trinh, Kỳ Nam, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh. Diện tích vùng đồng bằng bị thu hẹp bởi sự chia cắt của những đồi núi sót và các dải đồi bát úp phân bố rải rác ra đến tận biển. Đặc biệt được thành tạo bởi trầm tích đệ tứ tuổi Holocene, bề mặt địa hình có độ dốc từ 0 - 3o phân bố ở các xã Kỳ Bắc, Kỳ Thư, Kỳ Ninh, Kỳ Châu, Kỳ Hải, Kỳ Hà.

Với các chỉ tiêu phân loại địa hình theo nguồn gốc và trắc lượng hình thái [10], địa hình khu vực nghiên cứu được chia làm ba lớp: núi, đồi và đồng bằng với các kiểu địa hình đặc trưng như sau:

- Địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối trên 700 m, năng lượng địa hình lớn, mức độ chia cắt sâu trên 100 m, bao gồm các dạng sườn xâm thực - đổ lở trên đá cát kết xen các dạng bề mặt san bằng cao 800 m - 1.000 m. Các dạng địa hình này phân bố tập trung ở rìa phía Nam và Tây Nam thị trấn Kỳ Anh (thuộc dãy Hoành Sơn).

- Địa hình đồi cao có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, năng lượng địa hình trung bình, có độ chia cắt sâu khoảng từ 50 - 100 m tập trung chủ yếu các dạng địa hình bề mặt bóc mòn xen sườn bóc mòn tổng hợp trên đá cát kết, đá phiến sét, đá macma axit phân bố ở khu vực phía Tây và các núi ở phía Bắc thị trấn Kỳ Anh. Dạng địa hình xâm thực - đổ lở cũng được xuất hiện và phân bố ở khu vực chuyển tiếp núi thấp phía Nam và tây Nam thị trấn Kỳ Anh.

- 41 -

Bảng 2.1: Thống kê diện tích theo các kiểu địa hình Lớp địa hình Kiểu địa hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Núi Núi thấp 549,59 0,52%

Đồi Đồi cao 19.939.3,12 18,88

Đồi thấp 56.178,47 53,20

Đồng bằng Đồng bằng ven biển 28.522,54 27,39%

- Địa hình đồi thấp có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp, địa hình dòng chảy và địa hình tích tụ hỗn hợp, năng lượng địa hình thấp, độ chia cắt từ 10 - 50 m, được phân chia thành nhiều dạng địa hình như bề mặt bóc mòn xen sườn bóc mòn tổng hợp trên đá phiến sét, đá macma axit và đá cát kết. Các dạng địa hình này chiếm diện tích phần lớn vùng phía Tây và phía Bắc thị trấn Kỳ Anh.

Kiểu địa hình có nguồn gốc dòng chảy tồn tại ở các dạng thềm sông, lòng sông và bãi bồi không phân chia được phân bố chủ yếu dọc theo hệ thống sông, khe suối khu vực phía Tây thị trấn Kỳ Anh thuộc các xã Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng và Kỳ Lạc. Kiểu địa hình có nguồn gốc hỗn hợp tồn tại các dạng địa hình bề mặt tích tụ sông - sườn tích, bề mặt tích tụ sông - sườn tích - lũ tích phân bố xen lẫn ở các khu vực đồi thấp.

- Địa hình đồng bằng ven biển có độ cao tuyệt đối dưới 25 m và mức độ phân cắt sâu dưới 10 m, có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển được phân chia thành các dạng địa hình như bề mặt tích tụ sông - biển, lòng sông và bãi bồi vùng cửa sông xen với các dạng địa hình có nguồn gốc biển như thềm biển mài mòn - tích tụ, thềm biển tích tụ, thềm tích tụ cát biển, bề mặt được gió tái tạo và địa hình dạng bãi biển. Kiểu địa hình này được phân bố khu vực thấp trũng dọc theo vùng ven biển thuộc các xã Kỳ Xuân, Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Kỳ Hải, Kỳ Hưng, Kỳ Hà, Kỳ Thịnh và Kỳ Lợi.

b) Phần biển ven bờ

Lãnh thổ nghiên cứu có 63 km chiều dài đường bờ biển tạo nên hai dạng địa hình thuộc kiểu địa hình trong đới sóng vỗ bờ (0 - 6 m nước).

- Bãi biển mài mòn - tích tụ hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế: Loại bãi này phân bố hầu như ở các đoạn bờ có đá gốc lộ ra ngay trên bờ biển và thường xuyên chịu tác động của sóng. Chúng có thể bị ngập khi triều lên và lộ ra khi triều xuống. Thông thường, phần mài mòn được bố trị trên mực nước triều trung bình và phần tích tụ nằm ở phần dưới. Tùy theo tính chất của đá gốc lộ ra ở bờ mà đặc điểm hình thái cũng như vật liệu tích tụ cũng rất khác nhau. Vật tích tụ trên loại bải này ở khu vực nghiên cứu có kích thước rất đa dạng từ cuội tảng đến cát sạn. Điển hình cho

- 42 -

các dạng thành tạo này được phát triển trên hai loại đá khác nhau là: Phia Bioc pha1 (aT3npb1), Hệ tầng Mường Hinh (Jmh). Trong khu vực nghiên cứu, loại bãi này phân bố ở các xã Kỳ Xuân, Kỳ Khang, Kỳ Lợi và Kỳ Nam.

- Bãi biển tích tụ - xói lở hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế: Bãi biển tích tụ - xói lở trên các vật liệu bở rời thuộc Holocen thượng tuổi ( (Q23), Holocen trung tuổi (Q22) và sản phẩm trầm tích của hệ tầng Yên Mỹ (Q13ym). Loại bãi này do tác động của sóng là thành tạo địa hình bờ biển phổ biến ở huyện Kỳ Anh thuộc khu vực của biển Hải Khẩu và dọc theo đường bờ khu vực cảng nước sâu Vũng Áng thuộc các xã Kỳ Ninh, Kỳ Lợi và Kỳ Phương.

Bảng 2.2: Thống kê diện tích theo các cấp độ dốc địa hình Cấp độ dốc (độ) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

0 - 3 32.269,56 30,56

3 - 8 19.731,88 18,69

8 - 15 22.207,79 21,03

15 - 25 21.963,83 20,80

Trên 25 9.425,84 8,93

Tổng 105.598,90 100,00

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)