Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

Các nhà địa lí học trên thế giới đều thống nhất với nhau ở một số quan điểm chủ yếu: địa lí học là khoa học không gian, chú trọng một phần đến khía cạnh thời gian, địa lí học là thống nhất và hướng nhân (Lê Bá Thảo và nnk., 1983 - 1984).

Hiện nay, địa lí học đang hướng tới giải quyết các vấn đề hiện đại liên quan tới PTBV, BVMT, thích ứng với biến đổi khí hậu và cảnh báo toàn cầu,... Do đó, hướng tiếp cận địa lí học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT cần được dựa trên hệ quan điểm đặc thù bao gồm hệ thống và tổng hợp (liên quan tới khía cạnh không gian, tính thống nhất và hướng nhân của địa lí học), quan điểm lịch sử (khía cạnh thời gian) và quan điểm PTBV.

a) Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Quan điểm hệ thống chính là sự vận dụng triết học duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu, đánh giá các đối tượng phức tạp của khoa học ngày nay, khi mà thế giới khách quan được xem như là một tập hợp có quy luật, theo một thang bậc nào đó của rất nhiều hệ thống với quy mô và mức độ khác nhau. Các hệ thống tuy rất phức tạp, nhưng vẫn có chung một số tính chất, đó là:

- Các hệ thống thường bao gồm nhiều thành phần, bộ phận cấu tạo nên và có mức độ tổ chức nội tại cao. Những thành phần cấu tạo nên hệ thống là các dạng vật chất và năng lượng. Còn các bộ phận cấu tạo nên thành phần của hệ thống là các đơn vị nhỏ hơn. Như vậy, có thể nói một hệ thống được tạo nên bởi nhiều hệ thống nhỏ và các hệ thống nhỏ này lại được cấu tạo bởi những hệ thống nhỏ hơn chúng.

- Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau thông qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Do đó khi tác động vào một thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần khác sẽ bị thay đổi theo một phản ứng dây chuyền (chẳng hạn: khi rừng bị tàn phá thì khí hậu sẽ thay đổi, mực nước ngầm sẽ hạ thấp, đất đai sẽ bị xói mòn, thoái

- 27 -

hóa...). Các hệ thống như vậy được gọi là hệ thống có cấu trúc. Đối với một lãnh thổ có thể phân biệt hai loại cấu trúc là cấu trúc không gian (bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian, mà đặc trưng của nó là nhịp điệu mùa.

Tất cả các yếu tố hợp thành một đơn vị lãnh thổ đều là những bộ phận của cấu trúc. Các cấu trúc có mối liên hệ mật thiết với nhau để tạo nên một hệ thống.

Các hệ thống này lại là những cấu trúc thành phần và nằm trong các hệ thống cấp lớn hơn. Mỗi một cấu trúc đều có những chức năng nhất định vừa liên quan phụ thuộc, vừa chi phối lẫn nhau và nằm trong hệ thống cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và biến đổi theo nhịp điệu mùa của địa hệ.

Giữa các hệ thống đang xét và MT bên ngoài của nó cũng có mối quan hệ thống nhất với nhau. Để duy trì hệ thống được bền vững thì phải tìm cách giữ sao cho dòng vào từ bên ngoài và dòng ra từ bên trong luôn luôn ở thế cân bằng. Do đó, khi nghiên cứu một hệ thống, không những phải chú ý đến “tính hệ thống bên trong” mà còn phải chú ý đến cả “tính hệ thống bên ngoài” của nó.

Nhiều nghiên cứu về SDĐ được các nhà khoa học nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết hệ thống. Họ cho rằng ngành nông nghiệp ở một khu vực là một hệ thống (Farming Systems) chứa đựng các hệ thống khác như: hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, hệ thống quản lý... (Chambast Lauwe, 1963).

Khi nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ Kỳ Anh, quan điểm hệ thống được vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ. Ngoài tiềm năng TN, các chức năng phòng hộ, chức năng kinh tế... của các tiểu vùng CQ được xem xét một cách cụ thể trên quan điểm hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Việc phát triển sản xuất ở huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh cũng dựa trên mô hình hệ thống, tức là từ quy trình sản xuất cho đến cung cách hạch toán “đầu vào”

(input), “đầu ra” (output) sao cho đạt hiệu quả cao và đảm bảo cho một hệ kinh tế sinh thái PTBV. Có như vậy chúng ta mới tìm ra những giải pháp đồng bộ trong khai thác và sử dụng TN một cách hợp lí. Chính quan điểm này đã giúp cho chúng ta thấy rõ rằng: khi đánh giá tổng hợp TN và xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình phải đặt trong mối quan hệ liên ngành và liên vùng, tức là từ khâu sản xuất hàng hóa cho đến tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô của lãnh thổ.

Hiện nay, địa lí học đang đi vào giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TN để tiến tới QH lãnh thổ. Vì vậy, việc nhìn nhận mọi hợp phần cấu thành lãnh thổ tự nhiên phải được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau và liên quan đến sự hình thành tính đa dạng về TN của lãnh thổ. Nghiên cứu đánh giá tổng

- 28 -

hợp CQ được sử dụng như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc QH lãnh thổ và bảo vệ TN, MT. Các quan điểm này đã được các nhà Địa lí Liên Xô cũ như:

Azgaldov (1970), Mukhina (1970), Ixatrenco (1972),... đưa ra từ những năm 70.

Trong công tác đánh giá TN và QH phát triển nông, lâm nghiệp, một loạt các phương pháp được áp dụng, trong đó phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần được coi là phổ biến. Phương pháp này bước đầu đã làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ tổng hợp.

Tính tổng hợp từ lâu đã được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét, đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về ĐKTN và TNTN. Thông thường, trong các tư liệu cơ sở lý luận của khoa học địa lí, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:

- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về các ĐKTN và TNTN với quy luật phân bố, biến động của chúng cũng như những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lí.

- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các địa tổng thể.

Đối với lãnh thổ huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh, việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng loại CQ cũng như đề xuất xây dựng mô hình kinh tế sinh thái nông hộ được dựa trên quan điểm tổng hợp, tức là ngoài việc dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các loại cây trồng, còn phải xem xét đến hiệu quả kinh tế và tác dụng MT một cách cụ thể.

Như vậy, trong nghiên cứu đánh giá phải dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đồng bộ, hệ thống và tổng hợp địa lí. Đồng thời cả hai quan điểm này phải được sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau.

b) Quan điểm lịch sử

Đối với nhà địa lí, khi nghiên cứu và đánh giá TN ở một lãnh thổ nào đó thì việc xem xét lịch sử diễn biến đã xảy ra trong quá khứ có tầm quan trọng đặc biệt.

Thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là sự tổng hòa của các mối quan hệ tương tác. Sự tồn tại và phát triển của các yếu tố tự nhiên này chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên khác và ngược lại. Do đó nếu chúng ta không hiểu được lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong các mối tương quan với các yếu tố khác thì không thể lý giải được các hiện tượng trong tự nhiên, cũng như không thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu.

- 29 -

Trong quan hệ phát sinh và phát triển, ngoài một số trường hợp cá biệt thì mọi cái trong tự nhiên đều tuân theo một quy luật chung của chúng. Sự biến động của một đơn vị lãnh thổ đều được suy ra từ hệ quả của mối tác động qua lại giữa các hợp phần địa lí tự nhiên và nhân văn theo không gian và thời gian. Chẳng hạn để có những phương án QH khả thi, người ta phải xác định được các loại hình SDĐ trong quá khứ và hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử phát triển các hệ thống nông nghiệp và hệ thống cây trồng cũng như HTSDĐ là không thể thiếu được. Nói cách khác, nghiên cứu quá khứ và hiện tại là cơ sở khoa học vững chắc cho việc đánh giá tự nhiên và định hướng QH sử dụng hợp lý lãnh thổ, đồng thời đưa ra những dự báo về kinh tế, sinh thái và MT một cách chính xác.

c) Quan điểm phát triển bền vững

Theo quan điểm PTBV, PTKT đi đôi với công bằng xã hội và không mâu thuẫn với BVMT. Ngược lại, các giải pháp BVMT có tác động làm cho sự PTKT trên đơn vị lãnh thổ ổn định và hiệu quả lâu dài. PTBV về khía cạnh MT có thể được đánh giá thông qua việc đảm bảo chất lượng các thành phần MT (đất, nước, không khí, hệ sinh thái...); Mức độ duy trì cao các nguồn TN tái tạo; Việc khai thác và sử dụng hợp lý các TN không tái tạo; Mức độ đầu tư đầy đủ của xã hội cho hoạt động BVMT; Nâng cao khả năng kiểm soát đối với các hoạt động phát triển tiềm ẩn những tác động xấu đến MT; Nhận thức và ý thức BVMT của cộng đồng v.v.

Đối với mỗi một tiểu vùng hoặc ngành kinh tế cụ thể, các chỉ tiêu đảm bảo sự PTBV là không giống nhau và trong số các chỉ tiêu đó có chỉ tiêu mang tính chủ đạo.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)