Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ KHÔNG GIAN BỐ TRÍ ĐIỂM DÂN CƯ HUYỆN KỲ ANH
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN
3.1.4. Hiện trạng phân bố và mức độ thích nghi sinh thái
a) Hiện trạng phân bố các đối tượng đánh giá theo không gian lãnh thổ nghiên cứu:
Với tiềm năng sẵn có của lãnh thổ về ĐKTN, nhu cầu sử dụng cũng như nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm cây công nghiệp hàng năm (lạc, sắn), cây công nghiệp lâu năm (chè, cao su) và nông nghiệp (NTTS) đã tạo ra xu thế biến động về diện tích của từng loại cây trồng trong giai đoạn 2000 - 2010. Diện tích và quy mô trồng chè, cao su, lạc, sắn và NTTS (năm 2010) được phân bố như sau:
Cây Chè: Chè là cây công nghiệp lâu năm quan trọng ở Kỳ Anh, chè được trồng chủ yếu dưới hai hình thức, trồng phân tán ở các hộ gia đình làm nước uống và trồng tập trung cho chế biến ở Nhà máy chế biến chè nông trường 12 - 9. Diện tích chè phục vụ cho mục đích kinh doanh tăng từ 180 ha năm 2000 lên 320 ha (chè kinh doanh 156 ha) năm 2010. Sản lượng tăng từ 625 tấn lên 3.432 tấn trong cùng thời kỳ. Các xã trồng nhiều chè: Kỳ Trung, Kỳ Văn, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Hợp, Kỳ Tây, trong đó được trồng nhiều nhất ở xã Kỳ Trung, là nơi có các điều kiện canh tác tương đối thuận lợi với việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho Nhà máy chế biến chè nông trường 12 - 9.
Cây Cao su: Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp được đẩy mạnh, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao được người dân ủng hộ nhiệt tình. Cùng với quá trình PTKT vườn đồi người dân ở đây đã tích cực chuyển diện tích một số cây hàng năm và vườn tạp có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mới cây cao su. Đến năm 2010, toàn huyện đã trồng mới được hơn 2.500 cây cao su, nâng tổng diện tích cây cao su trong toàn huyện lên 1.673 ha. Cây cao su được trồng chủ yếu ở các xã: Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Lạc thuộc dạng CQ 30 là chủ yếu.
Cây Lạc: Kỳ Anh là huyện có đất đai rất thích hợp cho cây lạc, vì vậy hiện nay Kỳ Anh đứng đầu toàn tỉnh Hà Tĩnh về diện tích, năng suất cũng như sản lượng lạc. Năm 2010 diện tích trồng lạc là 3.010 ha, chiếm 18% diện tích toàn tỉnh, sản lượng đạt 6.130 tấn, chiếm 16% sản lượng toàn tỉnh được phân bố trên các dạng CQ 33 và 40. Trong những năm gần đây huyện đã đưa các giống mới có năng suất cao - vào sản xuất như lạc L14, L17, thay thế cho các giống lạc địa phương có năng suất thấp. Các xã có diện tích và sản lượng lạc cao trong huyện là Kỳ Tây, Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, Kỳ Tân, Kỳ Thịnh, Kỳ Thượng.
- 122 -
Cây Sắn: Kỳ Anh có những vùng đất đồi núi khá thuận lợi cho việc trồng sắn, trong những năm gần đây sắn được sử dụng nhiều trong chăn nuôi gia súc và việc xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy bột ngọt VEDAN trên địa bàn huyện, tỉnh, đã làm cho diện tích trồng sắn tăng khá nhanh từ 868,63 ha năm 2000 lên 3.010,35 ha năm 2010. Nhờ quá trình cải tạo đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất sắn có xu hướng tăng (từ 65 tạ/ha năm 2000 lên 200 tạ/ha năm 2010) làm cho sản lượng sắn tăng nhanh. Sắn được phân bố chủ yếu trên các dạng CQ 12, 27, 30 tập trung ở các xã Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Văn.
NTTS: Tổng diện tích NTTS năm 2010 của huyện Kỳ Anh là 830 ha với sản lượng đạt được là 1.780 tấn được phân bố trên các dạng CQ 66 và 67.
b) Hiện trạng phân bố các đối tượng đánh giá trên các dạng CQ và mức độ thích nghi sinh thái:
Bảng 3.9: Hiện trạng phân bố các đối tượng đánh giá trên các dạng CQ và mức độ thích nghi sinh thái huyện Kỳ Anh
Stt Loại hình
Kết quả đánh giá Hiện trạng phân bố Hiện trạng so với tiềm năng (%) Mức
độ thích
nghi
Dạng CQ Diện tích (ha)
Dạng CQ
Diện tích (ha)
Diện tích hiện
trạng (ha)
1 Chè
S1 18, 40, 41, 42 4.622,22 42 1159,26 85,3 1,85
S2
9, 10, 12, 27, 28, 30, 32, 33, 35, 36, 38, 43, 44, 47, 48, 50, 54, 56
21.184,77 43, 48 3891,42 234,7 1,11
S3 22, 64 1.788,86 0 0 0
N 14, 15, 53, 55, 57, 59,
60-63, 65-71 30.590,03 0 0 0
2 Cao
su
S2 12, 18, 25, 27 508,5 0 0 0
S3 9, 30, 32, 33, 40, 43 8.106,14 30 4.922,50 1.673 20,64
N
10, 14, 15, 22, 28, 35, 36, 38, 41, 42, 44, 47, 48, 49, 50, 53-55, 56, 57, 59-71
51.399,37 0 0 0
3 Lạc
S2
12, 18, 25, 27, 28, 30, 32, 33, 40-44, 49, 54, 55, 60, 65
24.114,2 33, 40 4.755,02 3010 19,71
S3 9, 10, 36, 50, 56 5.806,54 0 0
N
14, 15, 22, 35, 38, 47, 48, 53, 57, 59, 61-64, 66-71
35.976,15 0 0
- 123 -
Stt Loại hình
Kết quả đánh giá Hiện trạng phân bố Hiện trạng so với tiềm năng (%) Mức
độ thích
nghi
Dạng CQ Diện tích (ha)
Dạng CQ
Diện tích (ha)
Diện tích hiện
trạng (ha)
4 Sắn
S1 66, 67, 68, 69 6.070,61 2322 35.68
S2
10, 12, 18, 25, 27, 28, 30, 32, 33, 40, 41, 43, 49, 54, 56, 60, 65
23.890,12 12, 27,
30 5244,47 1716,2 7,18 S3 9, 22, 42, 44, 38 4.364,05 38 1.263,13 605,78 13,90
N
14, 15, 35, 36, 47, 48, 50, 53, 55, 57, 59, 61-64, 70, 71
31.572,11 0 0 0
5 NTTS
S1 57 1.644,15 0 0 0
S2 59 1473,86 0 0 0
S3 65, 67 5350,17 65, 67 5350,17 830 15,51
N
9, 10, 12, 14, 15, 18, 22, 25, 27, 28, 30, 32, 33, 35, 36, 38, 40-44, 47-50, 53-56, 60- 64, 66, 68, 69-71
57.428,71 0 0 0
6 Dân
cư
S1 22, 27, 28, 54-57,
59, 60, 64-69 27.829,42
S2 10, 25, 49 2.155,06
S3 12, 18 148,4
N
9, 14, 15, 30, 32, 33, 35, 36, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 47, 48, 50, 53, 61-63, 70, 71
35.764,01
Tiến hành đối sánh và phân tích giữa kết quả ĐGTN sinh thái với HTSDĐ phát triển các loại hình SDĐ trồng cây chè, cao su, lạc, sắn và NTTS là cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng quỹ sinh thái phục vụ định hướng QH cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và NTTS tại địa phương nghiên cứu (xem bảng 3.9).
Kết quả tổng hợp từ xem bảng 3.9 cho thấy:
Các dạng CQ được đánh giá và PHTN với cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm thì hiện tại đang được khai thác sản xuất là những dạng CQ phần lớn thuận lợi về vị trí địa lí. Các dạng CQ này phân bố ở những khu vực gần nhà máy chế biến, giao thông thuận lợi chủ yếu thuộc địa bàn các xã đồi núi như Kỳ Trung, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc,... Đối với NTTS, hiện trạng phân bố được tập trung chủ yếu vào các dạng CQ vùng ven cửa sông, cửa biển thuộc các xã Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Ninh, Kỳ Hải, Kỳ Hà, Kỳ Lợi và Kỳ Nam.
- 124 -
Hiện trạng phân bố cây trồng và NTTS đã phần nào phản ánh được về mặt định lượng mức độ thích nghi sinh thái của cây chè, cao su, lạc, sắn và NTTS trên các dạng CQ trong lãnh thổ nghiên cứu. Các dạng CQ ở hạng không thích nghi có những nhân tố sinh thái hạn chế, thực tế người dân địa phương đã không sử dụng cho mục đích phát triển các loại cây trồng nói trên (diện tích hiện trạng phân bố bằng 0). Với các dạng CQ ở hạng thích nghi (rất thích nghi, thích nghi và ít thích nghi) có diện tích hiện trạng phân bố thay đổi giữa các mức độ thích nghi, phần nào đã phản ánh được mức độ khai thác sử dụng tiềm năng sinh thái của các dạng CQ ở khu vực nghiên cứu.
So với tiềm năng được đánh giá thì thực tế khai thác sử dụng lãnh thổ cho mục đích trồng cây chè, cao su, lạc, sắn và NTTS như sau:
- Đối với cây Chè: hiện trạng khai thác trên các dạng CQ 42, 43, 48, trong đó dạng CQ 42 thuộc mức độ rất thích nghi (S1) có diện tích 1.159,26 ha hiện chỉ có 85,3 ha được khai thác sử dụng chiếm 1,85% diện tích đất tiềm năng (4.622,22 ha), hai dạng CQ còn lại (43, 48) thuộc mức độ thích nghi trung bình (S2) có diện tích 3.891,42 ha hiện chỉ có 234,7 ha được khai thác sử dụng chiếm 1,11% diện tích đất tiềm năng (21.184,77 ha). Như vậy, hiện trạng khai thác sử dụng lãnh thổ cho mục đích trồng chè so với tiềm năng được đánh giá còn rất thấp. Cây chè ở Kỳ Anh tuy đã được trồng có tính tập trung nhưng thực sự chưa cao, ngoài khu vực nông trường chè 12 - 9 thì ở các khu vực khác còn rất manh mún, chưa thực sự phù hợp với sản xuất hàng hoá. Hiện trạng khai thác lãnh thổ để trồng chè đã phản ánh được tính phù hợp giữa kết quả đánh giá phân hạng với hiện trạng sản xuất.
- Đối với cây Cao su: hiện trạng đang được trồng ở dạng CQ 30 trên không gian thích nghi (S3) có diện tích 4.922,5 ha hiện chỉ có 1.673 ha được khai thác sử dụng chiếm 20,64% diện tích đất tiềm năng (8.106,14 ha).
- Đối với cây Lạc: hiện trạng đang được người dân địa phương trồng ở dạng CQ 33, 40 thuộc mức độ thích nghi S2 có diện tích 4.755,02 ha hiện chỉ có 3.010 ha được khai thác sử dụng chiếm 19,71% diện tích đất tiềm năng (24.114,2 ha).
- Đối với cây Sắn: hiện trạng đang được người dân địa phương trồng ở dạng CQ 12, 27, 30, 38 trong đó các dạng CQ 12, 27, 30 thuộc mức độ thích nghi S2 có diện tích 5.244,47 ha hiện chỉ có 1716,2 ha được khai thác sử dụng chiếm 7,18%
diện tích đất tiềm năng (23.890,12 ha), dạng CQ 38 thuộc mức độ thích nghi S3 có diện tích 1.263,13 ha hiện chỉ có 605,78 ha được người dân sử dụng khai thác chiếm 13,90% diện tích đất tiềm năng (4.364,05 ha).
- 125 -
- Đối với NTTS: Hiện đang được người dân địa phương nuôi và khai thác thủy sản trên dạng CQ 65, 67 thuộc mức độ thích nghi S3 có diện tích 5.350,17 ha nhưng hiện trạng chỉ có 830 ha được khai thác sử dụng chiếm 15,51% diện tích tiềm năng.