Phân vùng cảnh quan và tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 109)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN

2.2.4. Phân vùng cảnh quan và tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu

2.2.4.1. Phân vùng cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu

Phân vùng được xem là một phương pháp tổng hợp có tính hệ thống, phổ biến trong các khoa học bộ phận của địa lí cũng như trong khoa học CQ. Mỗi một vùng CQ có tính toàn vẹn lãnh thổ, một vị trí địa lí riêng biệt và có sự thống nhất nội tại các quá trình địa lí tự nhiên cũng như tập hợp các hợp phần cấu tạo nên CQ.

Nghiên cứu sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên của các lãnh thổ trên cơ sở phân vùng CQ có tầm quan trọng đặc biệt hiện nay, khi mà con người đã và đang khai phá mãnh liệt TN thiên nhiên. Việc phân vùng cho phép chỉ ra được tính phức tạp về cấu trúc của các địa tổng thể và từ đó nâng cao hiểu biết một cách đầy đủ về các

- 95 -

vùng CQ phục vụ cho sử dụng hợp lý lãnh thổ. Trong phân vùng CQ, có các nguyên tắc chính là: nguyên tắc nguồn gốc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc cùng chung lãnh thổ, nguyên tắc ưu tiên xét trước các quy luật phân hoá chủ yếu và nguyên tắc tổng hợp.

Trong các nguyên tắc trên, tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được coi là nguyên tắc quan trọng nhất để tạo nên các vùng và tiểu vùng CQ. Phân vùng chính là sự phân chia ra những địa tổng thể cá biệt, có ranh giới kép kín và không lặp lại trong không gian. Giữa phân vùng và phân loại CQ có mối quan hệ nhất định. Một vùng hay tiểu vùng CQ thường chứa nhiều đơn vị CQ cùng một loại và ngược lại, nhiều loại CQ sẽ lấp đầy một vùng hay tiểu vùng. Như vậy, phân vùng vừa thể hiện sự phân hoá, vừa thể hiện tính liên kết lãnh thổ thông qua tính địa đới và phi địa đới trong cấu trúc CQ.

Việc phân vùng CQ có thể tiến hành theo các phương pháp phổ biến là:

- Từ trên xuống, nghĩa là xác định các địa tổng thể bậc cao, phức tạp trước và sau đó tìm ra các đơn vị nhỏ hơn trong các địa tổng thể bậc cao đó.

- Từ dưới lên, tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn.

Khi nghiên cứu CQ lãnh thổ huyện Kỳ Anh, sự phân hóa về ĐKTN và TN thiên nhiên chỉ xem xét trong phạm vi nội bộ vùng nên cấp phân vị cao nhất được sử dụng ở đây là cấp vùng và dưới cấp vùng là cấp tiểu vùng.

Như vậy, vùng là cấp quan trọng và được xác định: “Vùng là một tổng thể lãnh thổ tự nhiên được phân hoá ra trong một tỉnh địa lí với diện tích dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn km2, có một cấu trúc thẳng đứng tương đối đồng nhất về nền địa chất, một kiểu địa hình phát sinh, một kiểu khí hậu, một kiểu thuỷ văn chủ yếu và liên quan với chúng là một đại tổ hợp đất, một loạt quần hợp thực vật chủ yếu và bao gồm một tập hợp có quy luật các cấp phân vị nhỏ hơn” (Hoàng Đức Triêm,1988).

Đối với cấp tiểu vùng, sự khác nhau thứ cấp về nền tảng nhiệt - ẩm theo các kiểu địa hình bên trong vùng là cơ sở để phân chia ra các tiểu vùng. Sự khác nhau này mang tính chất tương đối và chỉ xét trong khuôn khổ của công tác nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ phục vụ cho việc định hướng QH sử dụng hợp lý TN. Việc phân chia các tiểu vùng CQ được thực hiện chủ yếu theo phương pháp từ dưới lên. Từ 71 đơn vị CQ được phân chia ra 5 tiểu vùng (xem bản đồ 2.13) gồm:

a) Tiểu vùng CQ núi thấp Tây Nam (I)

Toàn bộ tiểu vùng này là khu vực núi thấp nằm về phía Tây Nam của lãnh thổ nghiên cứu, có độ cao địa hình > 700 m thuộc dãy Hoành Sơn với đỉnh Sim cao

- 96 -

1.048 m. Tiểu vùng này có cấu trúc địa chất rắn chắc, được thành tạo trên nền đá macma axit và đá cát kết. Độ cao địa hình lớn, chia cắt mạnh, có độ dốc trung bình

> 25o nên rất phổ biến quá trình sườn xâm thực - đổ lở. Khí hậu trong khu vực này thuộc kiểu sinh khí hậu mưa nhiều, không có mùa khô, có trên 4 tháng lạnh và không có ngày khô nóng, nhiệt độ trung bình < 18o C. Tiểu vùng này có hai kiểu thảm thực vật: Kiểu thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh (xen lá kim) nhiệt đới mưa ẩm trên núi thấp và kiểu thảm thực vật trảng cỏ, cây bụi thứ sinh. Thổ nhưỡng của tiểu vùng này gồm có loại đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha) và loại đất vàng nhạt phát triển trên đá cát kết (Fq). Tổng hợp các yếu tố địa lí được thể hiện qua 2 dạng CQ (1, 2) với tổng diện tích là 495,84 ha chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên.

b) Tiểu vùng CQ đồi cao Đông Trường Sơn (II)

Tiểu vùng CQ này là khu vực đồi cao thuộc khu vực Đông Trường Sơn, có độ cao địa hình từ 100 m - 700 m, có cấu trúc địa chất đa dạng, được thành tạo bởi các loại đá cát kết, đá phiến sét và đá macma axit đã hình thành nên các dạng địa hình đặc trưng như: sườn xâm thực - đổ lở trên đá cát kết; sườn bóc mòn tổng hợp trên đá cát kết; sườn bóc mòn tổng hợp trên đá phiến sét; sườn bóc mòn tổng hợp trên đá macma axit; sườn xâm thực dọc khe suối và bề mặt bóc mòn trên các loại đá khác nhau với độ dốc địa hình chủ yếu từ 15o - 25o. Khu vực này có khí hậu thuộc kiểu sinh khí hậu mưa nhiều, không có mùa khô, có 2 - 3 tháng lạnh và số ngày khô nóng trong năm > 30 ngày. Thảm thực vật ở tiểu vùng này cũng đa dạng và phong phú, hầu hết các kiểu thảm thực vật có ở lãnh thổ nghiên cứu đều xuất hiện ở nơi đây. Thổ nhưỡng ở trong tiểu vùng này gồm có các loại đất như: đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs); đất vàng nhạt phát triển trên đá cát kết (Fq); đất đỏ vàng phát triển trên đá macma axit (Fa); Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D). Tiểu vùng có các dạng CQ từ 3 đến 23 với diện tích là 19.622,10 ha chiếm 18,58% tổng diện tích tự nhiên.

c) Tiểu vùng CQ đồng bằng đồi (III)

Tiểu vùng CQ này mang tính chất chuyển tiếp từ đồi cao xuống đồi thấp đặc trưng bởi các kiểu địa hình dòng chảy và tích tụ hỗn hợp, có độ dốc địa hình từ 0o - 8o. Khu vực này thuộc kiểu khí hậu mưa nhiều không có mùa khô, có một tháng lạnh và số ngày khô nóng trong năm < 30 ngày. Thảm thực vật ở đây chủ yếu thuộc quần hệ nông nghiệp. Thổ nhưỡng chủ yếu là các loại đất như: đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk), đất phù sa ngòi suối (Py), đất đỏ vàng biến đổi do trồng

- 97 -

lúa (Fl) và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D). Tiểu vùng này có các dạng CQ từ 52 đến 56 với diện tích là 15.306,90 ha chiếm 14,50% tổng diện tích tự nhiên.

d) Tiểu vùng CQ đồi thấp trung tâm và Tây Bắc (IV)

Tiểu vùng này thuộc khu vực đồi thấp trung tâm và Tây Bắc lãnh thổ nghiên cứu, có độ cao địa hình từ 25 m - 100 m, độc dốc địa hình từ 8o - 15o, được thành tạo bởi các loại đá cát kết, đá phiến sét và đá macma axit đã hình thành nên các dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp với các loại đá khác nhau. Khí hậu ở đây thuộc kiểu sinh khí hậu mưa nhiều, không có mùa khô, có 2 - 3 tháng lạnh và số ngày khô nóng trong năm > 30 ngày. Thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng và quần hệ nông nghiệp. Thổ nhưỡng ở trong tiểu vùng này gồm có các loại đất chủ yếu như: đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs); đất vàng nhạt phát triển trên đá cát kết (Fq); đất đỏ vàng phát triển trên đá macma axit (Fa). Tiểu vùng này có các dạng CQ từ 24 đến 51 với diện tích là 41.253,20 ha chiếm 39,07% tổng diện tích tự nhiên.

e) Tiểu vùng CQ đồng bằng ven biển (V)

Tiểu vùng này thuộc khu vực đồng bằng ven biển, trải dài theo đường bờ biển của lãnh thổ nghiên cứu, có độ cao địa hình từ 0 m - 25 m, thuộc kiểu địa hình hỗn hợp sông biển và nguồn gốc biển, độ dốc địa hình nhỏ (0o - 3o), có cấu trúc địa chất chủ yếu là trầm tích Đệ tứ, với các dạng địa hình đặc trưng như: bề mặt tích tụ sông biển, lòng sông và bãi bồi vùng cửa sông, thềm biển mài mòn - tích tụ, thềm biển tích tụ, thềm biển tích tụ cát biển, bề mặt tích tụ được gió tái tạo và bãi biển.

Tiểu vùng này thuộc kiểu khí hậu mưa nhiều không có mùa khô, có một tháng lạnh và số ngày khô nóng trong năm > 30 ngày. Thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng và quần hệ nông nghiệp. Thổ nhưỡng chủ yếu là loại đất cát biển và cồn cát trắng vàng. Tiểu vùng này gồm các dạng CQ từ 57 đến 71 với diện tích là 28.911,86 ha chiếm 27,38% tổng diện tích tự nhiên.

2.2.4.2. Tiềm năng tự nhiên theo các tiểu vùng cảnh quan

Trong cấu trúc CQ huyện Kỳ Anh, cấu trúc đứng được biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nền tảng địa chất - địa hình và chế độ khí hậu - thủy văn. Các đại tổ hợp đất và kiểu thực vật thì được hình thành có quy luật trên tổ hợp đá và các dạng trung địa hình. Còn cấu trúc ngang được biểu hiện ở sự tập hợp các đơn vị cấu tạo nên nó, tức là các đơn vị cấp thấp hơn - cấp tiểu vùng CQ.

Sự khác biệt về nền nhiệt ẩm thứ cấp ở bên trong vùng là cơ sở để phân chia ra các tiểu vùng và các tiểu vùng này chỉ được xem xét trong khuôn khổ của một vùng trên quan điểm nghiên cứu tổng hợp.

- 98 -

Đối với vùng CQ đồi núi ven biển huyện Kỳ Anh, cấp tiểu vùng CQ là cấp thấp được tổng hợp từ các dạng CQ liên kết nhau về mặt lãnh thổ, đồng thời các tiểu vùng này được phân ra theo các quy luật phân hoá từ trên xuống. Cấp tiểu vùng CQ ở đây được dùng làm cơ sở để phân tích tiềm năng TN, chức năng và hướng sử dụng của từng tiểu vùng vào phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng và phát triển KT - XH nói chung ở huyện Kỳ Anh.

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và TN thiên nhiên, tiềm năng TN trong các tiểu vùng CQ ở Kỳ Anh được thể hiện ở phụ lục 3.

Tiểu kết chương 2

1. Mỗi nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Kỳ Anh có vai trò nhất định nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất.

Nền rắn là nền tảng phát sinh của cảnh quan; địa hình và các quá trình địa mạo đóng vai trò quan trọng trong phân hóa cảnh quan thông qua sự thay đổi của nền tảng nhiệt - ẩm và vận chuyển vật chất trong cảnh quan, hoặc giữa các lớp cảnh quan núi - đồi - đồng bằng. Hệ thống thủy văn tăng cường mối quan hệ vật chất giữa các đơn vị CQ.

Ngoài ra, sự phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng và hiện trạng lớp phủ thực vật góp phần tạo nên sự phân hóa đa dạng cho các đơn vị CQ cấp thấp ở Kỳ Anh

2. Sự phân hoá các ĐKTN và CQ khu vực Kỳ Anh bị chi phối đồng thời bởi quy luật địa đới. Cảnh quan huyện Kỳ Anh được phân hóa thành 4 lớp CQ, 5 phụ lớp, 1 kiểu cảnh quan, 5 phụ kiểu, 15 hạng CQ, 51 loại CQ và 71 dạng cảnh quan.

Trong đó dạng CQ là đơn vị phân loại cơ sở phản ánh sự phân hoá chi tiết trong cấp loại CQ, là đối tượng cho mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ.

3. Dựa trên đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan, lãnh thổ huyện Kỳ Anh được phân chia thành 5 tiểu vùng CQ: Tiểu vùng CQ núi thấp Tây Nam (I) có diện tích là 495,84 ha chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên; Tiểu vùng CQ đồi cao Đông Trường Sơn (II) có diện tích là 19.622,10 ha chiếm 18,58% tổng diện tích tự nhiên; Tiểu vùng CQ đồng bằng đồi (III) có diện tích là 15.306,90 ha chiếm 14,50% tổng diện tích tự nhiên; Tiểu vùng CQ đồi thấp trung tâm và Tây Bắc (IV) có diện tích là 41.253,20 ha chiếm 39,07% tổng diện tích tự nhiên; Tiểu vùng CQ đồng bằng ven biển (V) có diện tích là 28.911,86 ha chiếm 27,38% tổng diện tích tự nhiên. Chức năng KT - XH của mỗi tiểu vùng phù hợp với chức năng tự nhiên và nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Nghiên cứu cảnh quan và sự phân hóa cảnh quan là cơ sở để đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và bố trí không gian cho các điểm dân cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

- 99 -

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)