Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 98)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN

2.2.2. Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực

Lớp CQ

Đặc trưng hình thái của đại địa hình, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi địa đới. Biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng của quá trình cân bằng, di chuyển vật chất, sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể thực vật phù hợp với điều kiện sinh thái, được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.

- 83 -

Cấp phân vị Dấu hiệu phân loại

Phụ lớp CQ

Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật: sinh khối, mức tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao.

Kiểu CQ

Những đặc điểm khí hậu quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng nhiệt ẩm.

Phụ kiểu CQ

Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật, quy định các ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm thực vật nguyên sinh.

Hạng CQ Đặc trưng bởi các kiểu động lực phát sinh với các đặc trưng động lực hiện tại của địa hình.

Loại CQ

Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với các tác động của các hoạt động nhân sinh.

Dạng CQ

Đơn vị hình thái cảnh quan, đặc trưng một xu thế, cường độ chuyển hóa vật chất thông qua tính chất các dạng địa hình và các biến chủng đất.

2.2.2.1. Lớp cảnh quan

Qua quá trình phân tích các yếu tố địa mạo tiến hành nghiên cứu và phân tích chi tiết về đặc điểm cấu trúc hình thái và trắc lượng hình thái địa hình của lãnh thổ huyện Kỳ Anh. Tính phân dị trên đã phản ánh sự khác biệt mang tính chất phi địa đới thể hiện khá rõ và đã tạo nên sự phân hoá các ĐKTN theo vành đai của lãnh thổ nghiên cứu. Chính vì vậy, lãnh thổ huyện Kỳ Anh được phân chia thành 4 lớp CQ là:

lớp CQ núi thấp với các đơn vị CQ 1 và 2 có diện tích là 549,59 ha (0,52% diện tích tự nhiên), lớp CQ đồi với các đơn vị CQ từ 3 đến 56 có diện tích là 75.352,59 ha (71,36% diện tích tự nhiên), lớp CQ đồng bằng gồm các đơn vị CQ từ 57 đến 71 có diện tích là 28.922,54 ha (27,39% diện tích tự nhiên) và lớp CQ biển gồm hai đơn vị CQ là 72 và 73 có diện tích là 4.871,78 ha (thuộc diện tích biển ven bờ).

- 84 - 2.2.2.2. Phụ lớp cảnh quan

Đây là cấp phân loại dựa trên sự phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên trong hệ thống đai cao đã tham gia vào việc cấu thành các phụ lớp CQ huyện Kỳ Anh, từ đó đã tạo ra 5 phụ lớp CQ như sau:

+ Phụ lớp CQ núi thấp: Có độ cao > 700 m với độ chia cắt sâu từ trên 100 m.

+ Phụ lớp CQ đồi cao: Có độ cao từ 100 - 700 m, độ chia cắt sâu từ 50 - 100 m.

+ Phụ lớp CQ đồi thấp: Có độ cao từ 25 - 100 m, độ chia cắt sâu từ 10 - 50 m.

+ Phụ lớp CQ đồng bằng ven biển: Có độ cao tuyệt đối dưới 0 - 25 m, độ chia cắt sâu dưới 10 m.

+ Phụ lớp CQ biển ven bờ: Có độ sâu từ 0 đến 6 m nước.

2.2.2.3. Kiểu cảnh quan

Do các điều kiện bên ngoài và khả năng bảo tồn thuộc tính của thảm thực vật nên giữa điều kiện nhiệt - ẩm với kiểu thảm thực vật và kiểu thổ nhưỡng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nói cách khác, các kiểu thảm thực vật và kiểu thổ nhưỡng là những chỉ thị về đặc điểm của các kiểu sinh - khí hậu quyết định sự hình thành của thảm thực vật nguyên sinh, đồng thời là cơ sở để phân chia ra các kiểu CQ. Đối với lãnh thổ nghiên cứu có một kiểu CQ duy nhất, đó là: Kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới gió mùa.

2.2.2.4. Phụ kiểu cảnh quan

Mặc dù đây là cấp phụ nhưng nó phản ánh tính phân hoá đa dạng của tự nhiên trong phạm vi từng kiểu cảnh quan. Phụ kiểu cảnh quan khu vực nghiên cứu được phân chia dựa trên sự tương tác giữa các nhóm kiểu địa hình với sinh khí hậu tạo ra những đặc trưng khí hậu cực đoan quy định ngưỡng tới hạn phát triển của thực vật cấu thành kiểu thảm thực vật với điều kiện khí hậu hiện tại.

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, khu vực nghiên cứu được phân chia thành 5 phụ kiểu CQ:

- Phụ kiểu CQ mùa đông lạnh, không có mùa khô, nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC với những đặc trưng khí hậu cực đoan: có trên 4 tháng lạnh và không có ngày khô nóng.

- Phụ kiểu CQ mùa đông lạnh, không có mùa khô, nhiệt độ trung bình năm từ 18oC - 20oC với những đặc trưng khí hậu cực đoan: có 4 tháng lạnh và không có ngày khô nóng.

- 85 -

- Phụ kiểu CQ mùa đông lạnh, không có mùa khô, nhiệt độ trung bình năm từ 20oC - 24oC với những đặc trưng khí hậu cực đoan: có 2 đến 3 tháng lạnh và có số ngày khô nóng dưới 30 ngày.

- Phụ kiểu CQ có mùa đông lạnh, không có mùa khô, nhiệt độ trung bình năm trên 24oC với những đặc trưng khí hậu cực đoan: có 1 tháng lạnh và có số ngày khô nóng dưới 30 ngày.

- Phụ kiểu CQ mùa đông lạnh, không có mùa khô, nhiệt độ trung bình năm trên 24oC với những đặc trưng khí hậu cực đoan: có 1 tháng lạnh và có số ngày khô nóng trên 30 ngày.

2.2.2.5. Hạng cảnh quan

Với các dấu hiệu địa mạo, các kiểu địa hình phát sinh cùng với đặc điểm nền nham là chỉ tiêu cơ bản để phân chia phụ lớp CQ thành những hạng CQ. Các chỉ tiêu đó quy định sự phát triển của các loại đất như tầng dày, cấu trúc của đất và hướng di chuyển vật chất. Với kết quả nghiên cứu về phân kiểu địa hình phát sinh và đặc điểm của nền nham thì khu vực nghiên cứu được chia ra 15 hạng CQ nằm trong 1 kiểu CQ thuộc 5 phụ kiểu CQ của lãnh thổ nghiên cứu.

2.2.2.6. Loại cảnh quan

Loại CQ được phân chia từ các hạng CQ theo sự phân hoá nền nhiệt - ẩm, thổ nhưỡng và quần xã thực vật trong mối tác động của vòng tuần hoàn vật chất. Sự phân hoá của quần xã thực vật, kể cả quần xã nhân tác đều có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt, ẩm và dinh dưỡng.

Lớp vỏ thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu được phân bố theo hai nhóm chính:

- Nhóm đất Feralit (đất địa đới).

- Nhóm đất đồng bằng và thung lũng (đất phi địa đới).

Với nhóm đất Feralit đã hình thành nên các loại đất phát triển trên các nền nham khác nhau như:

1. Đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma axit (Ha) 2. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs)

3. Đất vàng đỏ phát triển trên đá macma axit (Fa) 4. Đất vàng nhạt phát triển trên cát kết (Fq) 5. Đất xói mòn trơ sỏi đá

Với nhóm đất đồng bằng và thung lũng đã hình thành nên các loại đất đặc trưng:

6. Đất cát biển (C)

7. Cồn cát trắng vàng (Cc)

- 86 - 8. Đất mặn ít và trung bình (M)

9. Đất phèn hoạt động nông mặn ít (Sj1Mi) 10. Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) 11. Đất phù sa ngòi suối (Py)

12. Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk) 13. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) 14. Đất bạc màu trên đá macma axit (Ba) 15. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)

Sự phân hoá của quần xã thực vật ở khu vực nghiên cứu đã tạo nên các quần xã thực vật sau:

- Quần hệ rừng tái sinh (1a) với hiện trạng là thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh (xen lá kim) nhiệt đới mưa ẩm trên núi thấp.

- Quần hệ tái sinh (2b) với hiện trạng là thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa ẩm.

- Quần hệ trảng cỏ cây bụi tạp (3c) với hiện trạng là trảng cỏ, cây bụi thứ sinh.

- Quần hệ rừng trồng (7d) với hiện trạng là thảm thực vật rừng trồng.

- Quần hệ nông nghiệp (6e) với hiện trạng là các cây trồng dài ngày, cây ăn quả, lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển (4f) với hiện trạng là các quần xã đước, bần.

- Quần hệ thực vật thủy sinh (5g) với hiện trạng là các thực vật thủy sinh phát triển ở các vùng đất mặt nước.

Trên mỗi loại đất cùng với sự phân hoá của quần hợp thực vật nêu trên đã tạo thành các đơn vị thuộc cấp loại CQ. Đó chính là chỉ tiêu để phân chia thành các loại CQ khu vực nghiên cứu.

Ví dụ:

Hạng CQ đồi cao cấu tạo bởi đá phiến sét trên sườn bóc mòn tổng hợp thuộc kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nóng - ẩm có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm từ 20oC - 24oC với những đặc trưng khí hậu cực đoan: có 2 đến 3 tháng lạnh và có số ngày khô nóng dưới 30 ngày.

Hạng CQ này tồn tại trên loại đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét kết hợp với sự phân hóa của quần hệ thực vật đã tạo thành 3 đơn vị CQ thuộc cấp loại CQ đó là: Loại CQ rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa ẩm; Loại CQ trảng cỏ, cây bụi; Loại CQ rừng trồng.

- 87 - 2.2.2.7. Dạng cảnh quan

Dạng CQ là một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về nham thạch, một tiểu tổ hợp đất, một tiểu tổ hợp thực vật trên cùng một dạng địa hình theo phát sinh, có cùng biện pháp nhân tác và biện pháp sử dụng bảo vệ, cải tạo.

Như vậy, dạng CQ là đơn vị được phân chia từ các loại CQ dựa trên sự đồng nhất về độ dốc địa hình, độ dày tầng đất và mức độ nhân tác của con người. Với đặc thù của khu vực nghiên cứu các chỉ tiêu để phân chia các dạng CQ đó chính là: độ dốc, độ dày tầng đất và kiểu thảm thực vật. Các chỉ tiêu đó được cụ thể hoá như sau:

Đối với độ dốc địa hình khu vực nghiên cứu được chia thành 5 cấp như sau:

Cấp I: 0 - 3o Cấp II: 3 - 8o Cấp III: 8 - 15o

Cấp IV: 15 - 25o Cấp V: > 25o

Đối với độ dày tầng đất khu vực nghiên cứu được chia làm 3 cấp: Cấp 1: >

100 cm; Cấp 2: 50 - 100 cm; Cấp 3: < 50cm Đối với kiểu thảm thực vật:

1 (a): Rừng kín cây lá rộng thường xanh (xen lá kim) nhiệt đới mưa ẩm trên núi thấp.

2 (b): Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa ẩm 3 (c): Trảng cỏ, cây bụi thứ sinh

4 (f): Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển 5 (g): Thảm thực vật thuỷ sinh

6 (e): Thảm thực vật quần hệ nông nghiệp 7 (d): Thảm thực vật rừng trồng

Trên cơ sở việc phân cấp các chỉ tiêu như trên, phần đất liền lãnh thổ Kỳ Anh đã được phân hoá ra thành 71 dạng CQ. Tập hợp những dạng CQ trên cùng một dạng địa hình và cùng một loại đất tạo thành nhóm dạng CQ liên quan đến quá trình di chuyển vật chất theo năng lượng địa hình, có ý nghĩa cho việc khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Trên bản đồ CQ, dạng CQ là đơn vị cơ sở được đánh số thứ tự từ 1 đến 71 theo thứ tự từ thấp đến cao, từ phải sang trái trong bảng chú giải ma trận. Các dạng CQ được lặp lại một cách có quy luật trong không gian lãnh thổ. Sự phân bố của các dạng CQ được thể hiện trên bản đồ bằng phương pháp "nền chất lượng" theo gam màu sinh thái.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)