Nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ cấp huyện

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 36)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC TRONG SỬ DỤNG HỢP LÝ TN VÀ BVMT

1.2.5. Nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ cấp huyện

Như vậy, nghiên cứu xác lập cơ sở địa lí học phục vụ cho việc định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT sẽ bao gồm các nội dung cụ thể sau:

- Mối liên hệ giữa TN và cấu trúc CQ - Phân tích cấu trúc CQ;

- Đánh giá CQ cho các mục đích phát triển;

- Điều tra, phân tích thực trạng quản lý, sử dụng và BVMT;

- Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT.

1.2.5.1. Mối liên hệ giữa tài nguyên và cấu trúc cảnh quan

Ở lãnh thổ cấp huyện, hướng tiếp cận địa lí được xác lập dựa trên các đơn vị địa tổng thể đầy đủ là CQ. Mối quan hệ giữa TN với các hợp phần tạo nên cấu trúc các đơn vị CQ được thể hiện thông qua các hoạt động, sử dụng TN trên mỗi loại CQ. Mỗi một đơn vị CQ luôn hàm chứa những đặc thù, những tiềm năng TN tự nhiên và tương ứng với chúng là các hoạt động khai thác của con người. Con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của CQ thông qua các hoạt động sản xuất và khai thác TN của con người. Dưới hoạt động của con người, những ĐKTN được chuyển thành TNTN. Mặt khác, có thể thấy rõ sự tương đồng rất chặt chẽ giữa các loại TN và các yếu tố cấu trúc CQ như sau [39]:

- Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị CQ vừa là nơi diễn ra các quá trình hoạt động (KT - XH), vừa là TN - đối tượng để khai thác sử dụng. Ngược lại, TN là các nhân tố, là các chất liệu để tạo nên những đơn vị CQ. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lí.

- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên thì hầu như các loại TNTN và các yếu tố tự nhiên cấu trúc nên các đơn vị CQ có độ tương đồng cao hơn.

- Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc CQ thì TN lao động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố nhân tác trong cấu trúc CQ lại là sản phẩm của chính TN lao động trên lãnh thổ đó.

- 20 -

Bảng 1.1: Mối liên hệ giữa tài nguyên và cấu trúc cảnh quan Các yếu tố Các loại TN Cấu trúc cảnh quan Địa chất và

địa hình

- TN khoáng sản

- TN năng lượng hoá thạch...

- Cấu trúc địa chất và nham thạch - Các kiểu và dạng địa hình

Khí hậu và thuỷ văn

- TN khí hậu

- TN nước mặt và nước ngầm...

- Các kiểu khí hậu - Chế độ thuỷ văn Thổ nhưỡng

và sinh vật

- TN đất

- TN thực vật...

- Các nhóm loại đất, loại đất - Các kiểu thảm thực vật, quần hợp, ưu hợp

Con người - TN lao động - Các hoạt động nhân tác

Cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý TN của một khu vực là tổng thể đặc điểm TN, ĐKTN và điều kiện sinh thái MT lãnh thổ. Vì vậy, nghiên cứu CQ và đánh giá CQ là hướng tiếp cận hiệu quả và mang tính tổng hợp cao. Phương pháp này giúp phân tích quy luật hình thành, phân hóa không gian và mối tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên và nhân sinh, sự biến động theo thời gian của các yếu tố.

Tuy nhiên, cần xem xét thêm tác động của con người đến các hợp phần và cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội [39].

1.2.5.2. Phân tích cấu trúc cảnh quan

Cấu trúc CQ được xem xét ở 3 khía cạnh: cấu trúc đứng (thể hiện mối liên hệ giữa các hợp phần CQ), cấu trúc ngang (thể hiện mối liên hệ về không gian giữa các đơn vị CQ đồng cấp) và cấu trúc thời gian (thể hiện nhịp điệu CQ). Trong một phạm vi lãnh thổ, cấu trúc đứng và cấu trúc ngang bị chi phối bởi cấu trúc thời gian, có nghĩa là thời gian chi phối sự thay đổi của các hợp phần trong cấu trúc và sự phát triển của CQ [7-8].

- Cấu trúc đứng: Cấu trúc đứng của CQ được hiểu là sự phân bố của các thành phần thống nhất phức tạp theo tầng; dưới cùng là nền địa chất, phía trên là kiểu địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, thủy văn (nước mặt và nước ngầm), thảm thực vật và trên hết là tầng đối lưu khí quyển. Đây là đặc tính của các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lí mà CQ chỉ là đơn vị cấp thấp và cảnh diện có cấu trúc thẳng đứng đơn giản hơn và rõ ràng hơn.

Cấu trúc đứng thể hiện đặc điểm kết hợp giữa các hợp phần CQ thông qua mối liên hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo riêng biệt. Cấu trúc đứng được thể hiện từ dưới lên trên bao gồm tập hợp một cách có quy luật các hợp

- 21 -

phần của 5 quyển trong MT địa lí: (địa chất - địa hình) - khí hậu - thủy văn - thổ nhưỡng - sinh vật. Sự thay đổi cấu trúc đứng do các nguyên nhân khác nhau sẽ tạo ra các chức năng khác nhau của ảnh quan khác với chức năng nguyên thủy của nó.

Phân tích cấu trúc đứng được sử dụng trong luận án thực chất là phân tích đặc điểm và mối quan hệ phát sinh giữa các hợp phần CQ của khu vực nghiên cứu [7-8].

- Cấu trúc ngang: Cấu trúc ngang được hiểu là sự phân bố theo chiều ngang của các địa hệ các cấp. Cảnh diện là khâu đầu tiên cử biến đổi vật chất và năng lượng của CQ. Nói cách khác, cấu trúc ngang có thể hiểu là đặc điểm kết hợp các CQ thể hiện quy luật sắp xếp và mối quan hệ giữa chúng theo chiều ngang. Vì vậy cần xác định hệ thống phân vị CQ và trong nghiên cứu cấu trúc ngang, xác định hệ thống phân loại CQ và phân vùng CQ được coi là các nội dung quan trọng nhất[7-8].

- Cấu trúc thời gian: Cấu trúc thời gian thể hiện những nét quan trọng nhất của biến đổi trạng thái CQ. Phân tích cấu trúc thời gian thực chất là phân tích biến đổi CQ. Ngoài ra, có thể hiểu cấu trúc thời gian còn là sự biển đổi theo mùa của CQ (tính nhịp điệu của CQ). Tính nhịp điệu là dạng “hô hấp” độc đáo của vỏ CQ và không thể tách rời sự phát triển của CQ [7-8].

Như vậy, mỗi thành phần của CQ có độ nhạy cảm với tính nhịp điệu khác nhau nên mức độ biểu hiện cũng khác nhau có thể nhanh, chậm, mạnh hoặc yếu…

Cũng như vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, sự lặp lại của các hiện tượng, các quá trình không phải là khép kín mà theo hình xoáy trôn ốc mở rộng trên nền phát triển của vỏ CQ.

1.2.5.3. Đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển

Đánh giá nói chung, đó là sự ước lượng vai trò, ý nghĩa hay giá trị của các đối tượng nghiên cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn liền với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó mà có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá thích hợp.

Đánh giá TN là xác định tiềm năng của từng loại TN để có biện pháp QH sử dụng hợp lí. Nói cách khác, đánh giá TN là nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng lãnh thổ, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về sử dụng và quản lý TNTN. Nhiệm vụ đánh giá TN thường gắn với mục tiêu nghiên cứu cụ thể nên sẽ có những chỉ tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá cụ thể. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mà tìm ra những quy luật, những

- 22 -

mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố hợp phần, vạch ra những chỉ tiêu, những thang bậc đánh giá, nhằm đưa ra hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ, đồng thời bảo vệ được MT và bảo vệ sự cân bằng của các hệ sinh thái [37-39,54-56].

Tùy thuộc vào mức độ chính xác mà có thể phân chia đánh giá thành các hình thức sau:

- Đánh giá định tính: Việc đánh giá TN đã có từ lâu, từ những cảm nhận đơn giản, chủ quan người ta phân chia TN thành các mức độ “tốt”, “xấu” và “nhiều”,

“ít” cho đến những phân tích, đánh giá một cách có cơ sở khoa học. Như vậy, việc đánh giá định tính cũng có hai mức độ là: định tính cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính trên cơ sở số liệu định lượng, có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá định tính là đánh giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các ĐKTN, TNTN với một loại hình sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính thường không tính cụ thể thành tiền mà chỉ trình bày trong phạm vi tính chất của đối tượng và không đánh giá qua lợi nhuận ở đầu vào, đầu ra. Thang đánh giá định tính có thể là 3 hạng (tốt - trung bình - xấu) hay 5 hạng (tốt - khá - trung bình - kém - rất kém) hoặc nhiều hơn theo nhu cầu cụ thể.

- Đánh giá định lượng: Phải thừa nhận rằng sự thiếu định lượng trong đánh giá đã làm cho việc giải quyết các vấn đề địa lí trở nên khó khăn, bởi lẽ một khi đã không định lượng thì hiệu quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của nhà nghiên cứu và kết quả đánh giá sẽ thiếu sức thuyết phục. Đánh giá định lượng thường ở dạng đánh giá kinh tế, nghĩa là kết quả đánh giá thường được biểu diễn dưới dạng giá trị kinh tế của việc đầu tư hoặc số lượng sản phẩm thu được. Trong đánh giá định lượng, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích được sử dụng một cách phổ biến vì ngoài ý nghĩa về MT, người ta còn quan tâm đến cả những đầu tư ban đầu lẫn hiệu quả kinh tế của đầu ra.

- Đánh giá bán định lượng: Trong nghiên cứu không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được đánh giá định lượng. Đối với những lãnh thổ rộng lớn và số liệu chưa đầy đủ thì việc nghiên cứu định lượng sẽ vô cùng phức tạp. Để khắc phục khó khăn này, từ đầu những năm 1970 đã ra đời một số phương pháp đánh giá bán định lượng như: phương pháp thứ tự của Holmes, phương pháp số của Odum...

Như vậy, đánh giá định tính, định lượng hay bán định lượng các ĐKTN và TNTN đều là những công việc cần thiết. Thông thường, người ta thực hiện đánh giá định tính trước trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sơ bộ đã có. Tiếp theo là bước

- 23 -

đánh giá bán định lượng và cuối cùng là đánh giá định lượng để từ đó đưa ra những dự kiến cho việc QH sử dụng lãnh thổ [37-39,54-56].

Trong khoa học đánh giá có thể phân chia ra các hình thức như:

- Đánh giá thành phần: Đánh giá này thường sử dụng trong các khoa học bộ phận, chẳng hạn: đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển nông, lâm nghiệp; đánh giá TN khí hậu phục vụ cho việc phát triển cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày…

hoặc trong CQ khi đánh giá các hợp phần riêng biệt. Như vậy, vô hình ta đã loại bỏ quan hệ của nó với các thành phần tự nhiên khác.

- Đánh giá tổng hợp: Các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau theo không gian cũng như thời gian. Các nhân tố thành phần này luôn tác động một cách đồng thời và tổng hợp lên các đối tượng sản xuất nên đòi hỏi phải xuất hiện loại đánh giá khác phức tạp hơn, đó là đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TN thiên nhiên.

Qua xem xét các hình thức đánh giá trên, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra đề tài chọn phương pháp đánh giá tổng hợp TN theo đơn vị CQ. Thực chất của phương pháp này là đánh giá mức độ thuận lợi về điều kiện sinh thái và tiềm năng TN của từng đơn vị CQ cho các loại hình sử dụng chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. Ở đây, loại CQ được coi là đơn vị đánh giá cơ sở vì chúng có sự đồng nhất cao về các ĐKTN và tiềm năng TN nên rất thuận lợi cho công tác thiết kế, QH các đối tượng kinh tế trên từng đơn vị CQ.

1.2.5.4. Điều tra, phân tích thực trạng quản lý, sử dụng TN và BVMT

Để đi đến phương án tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT thì các vấn đề về hiện trạng như các hoạt động phát triển, dân số, lao động, thị trường, sở hữu ruộng đất, phong tục tập quán và văn hoá địa phương... là vô cùng cần thiết.

Việc điều tra nghiên cứu thực địa về thực trạng quản lý, sử dụng và bảo vệ CQ được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trong khi việc đánh giá TN thường tập trung vào tiềm năng của các đơn vị lãnh thổ riêng lẻ, cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì QH SDĐ lại được tiến hành trên quy mô tổng thể và phải xác định mối quan hệ giữa các loại hình sử dụng TN. Ngoài ra, các phương án sử dụng TN và lãnh thổ tiên tiến có thể thành công khi chúng được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể và phải dựa trên định hướng phát triển KT - XH cũng như chính sách của Quốc gia đối với địa phương đó.

- 24 -

1.2.5.5. Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và bảo vệ MT

Trong lý thuyết tổ chức không gian hiện đại, khái niệm vùng giữ vai trò then chốt đối với việc xác định mục tiêu và phát triển không gian do việc xử lý các vấn đề liên quan đến khái niệm này luôn được nhìn nhận dưới quan điểm tổng thể thay các phương pháp phân tích không gian riêng lẻ. Hơn nữa, vùng là một không gian trong đó mối tương tác về sinh thái và KT - XH luôn được chú trọng và quan tâm phân tích trên quy mô lớn.

Trong CQ học với nền tảng quan điểm hệ thống và lý thuyết phân cấp, cấp vùng được đề cập đến theo những mục đích và quy mô nghiên cứu khác nhau. Trong mỗi vùng có một số chức năng nhất định. Đây là khái niệm được sử dụng rất rộng rãi trong QH. Forman và Godron (1986) [140,143] đã định nghĩa chức năng CQ như là

“mối tương tác giữa các yếu tố không gian,, dòng chảy vật chất và năng lượng cùng sinh vật trong tự nhiên”. Khoa học CQ ở Trung Âu với hướng địa lí lại cho rằng chức năng CQ chính là xác định quá trình sinh địa hóa trong CQ. De Groot (1992) coi các chức năng CQ như là “khả năng của các quá trình vật chất và năng lượng trong tự nhiên cùng các thành phần của chúng có thể cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của con người” [133]. Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu CQ tiếp nhận trong đó nhấn mạnh chức năng theo nghĩa “tiềm năng.” Đây là thuật ngữ rất quan trọng trong QH không gian. Tiềm năng thực chất của một đơn vị CQ hay chính là khả năng của đơn vị CQ đó phục vụ nhu cầu của con người. Theo quan điểm này, chức năng của CQ được xác định cho mục đích sử dụng thực tế hoặc tiềm năng của nó trong bối cảnh KT - XH và sinh thái cụ thể.

Khi xác định chức năng CQ cần xác định mô hình khái niệm trong đó đánh giá CQ được sử dụng để phục vụ cho mục đích tổ chức không gian, Trong khi tổng quan và phân biệt các chức năng xã hội của CQ, khái niệm chức năng CQ phù hợp với các chức năng trong tổ chức không gian. Khái niệm này đã liên kết hai khoa học CQ và tổ chức không gian.

Quan niệm và nguyên tắc tổ chức không gian

Khi nói đến khái niệm tổ chức không gian, không thể không nói đến khái niệm TCLT. Hai khái niệm này được nhiều nhà khoa học cho là tương đương, tuy nhiên hai khái niệm này không hoàn toàn chồng khít vì tổ chức không gian được coi là có tính lãnh thổ khi xét theo chiều ngang. Do trên thực tế, rất ít công trình nghiên cứu tổ chức không gian theo chiều đứng nên mặc nhiên hai khái niệm này được coi như tương

- 25 -

đương. Khái niệm TCLT (territorial organisation) hay tổ chức không gian (spatial organisation) bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế kinh điển của Adam Smith và David Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của G. Thunen (1826), của Weber (1909), của W. Christaller… và một số công trình khác; sau đó được phát triển về mặt lí luận và ứng dụng vào thực tiễn từ những năm 1950 tại các nước châu Âu. Ở Liên Xô cũ, vào đầu những năm 1960, thuật ngữ này đã được đề cập đến. Về sau, khái niệm TCLT được nhiều nước tiếp nhận và sử dụng, đặc biệt là ở Mỹ từ đầu những năm 1970. Từ đó đến nay, khái niệm này được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi với tư cách là công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế lĩnh vực này cũng có rất nhiều những quan niệm khác nhau. Từ góc độ địa lí học, TCLT được xem như là một hành động có chủ ý hướng tới sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ MT và PTBV [56].

Như vậy, từ các nội dung đã phân tích ở trên chúng ta có thể hiểu “TCLT là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ trong một vùng cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí và cơ sở vật chất kĩ thuật để đem lại hiệu quả cao và nâng cao mức sống dân cư của vùng đó”.

Với lãnh thổ cấp huyện như Kỳ Anh, TCLT cần đảm bảo các nguyên tắc:

Thoả mãn nhu cầu về khả năng TN và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả cao; đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ; kiến thiết các khu nhân (các trung tâm đô thị, khu vực ngoại vi) để tạo nên sức hút kinh tế. Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT có sự liên hệ chặt chẽ và là một phần trong công tác TCLT.

Cấp đơn vị lãnh thổ và đối tượng tổ chức không gian

Với tư cách là đối tượng của tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT, lãnh thổ nghiên cứu được xem là một hệ thống tự nhiên, có ranh giới xác định, hữu hạn về phạm vi, nơi sinh sống của cộng đồng dân cư có những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức cho phù hợp với đường lối chính trị và phát triển của đất nước.

Khung lãnh thổ trong tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT bao gồm những không gian đô thị và các vùng ngoại vi (nông thôn hoặc lãnh thổ ven đô);

các điểm du lịch quan trọng. Các thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm đặc biệt là các

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)