Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN
2.1.5. Hoạt động nhân sinh
Hoạt động nhân sinh được xem như là một yếu tố thành tạo cảnh quan thông qua quá trình SDĐ và khai thác tài nguyên.
Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, của tỉnh Hà Tĩnh, tình hình kinh tế của huyện Kỳ Anh đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001 - 2005 là 10,1%/năm và 12,5% giai đoạn 2006 - 2010; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,2%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 21,94%/năm và dịch vụ tăng 19,5%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.
2.1.5.1. Khái quát về đặc điểm dân số và lao động
Năm 2010, dân số toàn huyện là 172.270 người, chiếm xấp xỉ 14% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số bình quân 163 người/km2; thấp hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh (203 người/km2) [112].
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2005 là 10,1%/năm. Những năm gần đây, do công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của huyện có xu hướng giảm từ 2,1% năm 1991 xuống 1,19% năm 2001 và 1,14% năm 2005 xuống còn 1,08 năm 2010 [112].
Về chất lượng dân số: Huyện Kỳ Anh có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc PTKT - xã hội của huyện trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tại một số xã miền núi phía Tây, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến (xem bảng 2.13) [112].
Bảng 2.13: Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2000 - 2010
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
1. Tổng dân số (người) 163.309 171.850 173.316
Dân số thành thị (%) 5,9 5,9 5,5
2. LĐ đang làm việc trong các ngành KTQD
(người) 76.240 79.686 83.565
- Khu vực sản xuất vật chất (người) 73.412 76.061 77.972 - Khu vực không sản xuất vật chất (người) 2.828 3.625 5.593
Nguồn: [112]
- 67 -
Về TN nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực huyện Kỳ Anh có xu hướng tăng dần, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh như hiện nay huyện cần huy động hơn nữa nguồn lao động. Đặc biệt, lao động có tay nghề lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng. Dân số đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện năm 2010 là 78.152 người, chiếm 45% tổng dân số; trong đó phần lớn là lao động nông lâm nghiệp, chiếm tới 81,4% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 9,5% và lao động khu vực dịch vụ là 9,1 % (xem bảng 2.14).
Bảng 2.14: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Đơn vị: người
TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010
I Số LĐ đang làm việc 73.412 76.061 78.152
1 LĐ trong ngành NLN và TS 67.073 66.289 63.578
2 LĐ trong ngành CN - XD 3.842 4.698 7.440
3 LĐ trong ngành dịch vụ 2.497 5.074 7.134
II Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00
1 LĐ trong ngành NLN và TS 91,37 87,15 81,35
2 LĐ trong ngành CN - XD 5,23 6,18 9,52
3 LĐ trong ngành dịch vụ 3,40 6,67 9,13
Nguồn: [112]
Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm từ 91,4% năm 2000 xuống còn 81,35% năm 2010; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 5,2% năm 2000 lên 9,5% năm 2010; khu vực dịch vụ tăng từ 3,4% năm 2000 lên 9,13% năm 2010. Đây là kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 80%), số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của huyện còn thấp.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Kỳ Anh đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm, đã đào tạo được 2.300/chỉ tiêu 2.200 người đạt 115%; Phòng LĐ-TBXH đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Liên minh HTX tỉnh, các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm GDTX-Hướng nghiệp dạy nghề
- 68 -
Kỳ Anh mở 15 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với tổng số học viên tham gia là 741 người (với nhiều ngành nghề như: Lái xe, chăn nuôi, trồng trọt, nề, điện dân dụng. Trong thời gian qua đã đào tạo nghề cho 6.540 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 18% lên 26%; giải quyết việc làm cho 8.540 lao động, có 5.415 lao động đang làm việc ở nước ngoài.
Tóm lại, nguồn nhân lực của Kỳ Anh mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn... Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cần phải đầu tư hơn nữa vào giáo dục và dạy nghề để đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh với tốc độ nhanh trong thời gian tới.
2.1.5.2. Khái quát thực trạng tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Tình hình kinh tế của huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh đang từng bước ổn định và trên đà phát triển cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh trong 20 năm qua. Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và XXIII, kế hoạch phát triển KT - XH của các giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010, kinh tế của huyện có bước phát triển khả quan.
Trong 10 năm qua, quy mô nền kinh tế của Kỳ Anh có tốc độ tăng trưởng mạnh, song do xuất phát điểm thấp; nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứng với quy mô và tốc độ phát triển của toàn huyện; thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư, đặc biệt là ở các xã vùng núi còn nhiều khó khăn. GDP bình quân đầu người/năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tính theo giá thực tế), cao hơn mức trung bình của cả tỉnh (11 triệu đồng). Thu ngân sách trên địa bàn không lớn nên chưa huy động được tối đa nguồn vốn để đầu tư và xây dựng phát triển KT - XH.
Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Kỳ Anh cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2010, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP của huyện là 23,7% - 33,84% - 42,46 so với 42% - 18,8% - 39,2% năm 2005 và 69,8% - 2,4% - 36,8% năm 2000;
Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với xu hướng này Kỳ Anh có khả năng thực hiện được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIV.
- 69 -
Bảng 2.15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Anh
Đơn vị : t đồng; %
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
Tổng GDP (giá hàng hóa) 781 1.469 3.279
Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0
- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 69,8 42 23,7
- Công nghiệp và xây dựng 2,4 18,8 33,84
- Dịch vụ 36,8 39,2 42,46
Nguồn:[112]
2.1.5.3. Khái quát thực trạng các ngành kinh tế a) Nông - lâm - ngư nghiệp
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các dự án, mặt khác do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư tăng cao nhưng lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục ổn định; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 4,9%. Trong đó: Nông nghiệp tăng 5,2%, lâm nghiệp tăng 2,4%, ngư nghiệp tăng 5,9%. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 55 ngàn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 35 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,2 lần so với năm 2005. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Một số cây trồng công nghiệp được mở rộng và phát triển: Cây lạc 3.500 ha, sản lượng từ 4.909 tấn (năm 2005) lên 6.849 tấn; sản lượng sắn từ 16.350 tấn lên 26.880 tấn; trồng được 238,2 ha chè, 1.730 ha cây cao su.
Tiềm năng hải sản ở Kỳ Anh rất lớn, nhiều vùng có khả năng nuôi tôm hùm, cửu khổng, cá măng, cá cam, ngao, sò... như Kỳ Xuân, Cửa Khẩu, Vũng Áng, Sơn Dương...Nguồn lợi thuỷ hải sản vùng biển Kỳ Anh có đặc điểm đa dạng, sống phân tán, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản quanh năm. Đây là thuận lợi cho việc khai thác và phát triển nghề đánh bắt hải sản ở Kỳ Anh.
Kinh tế thủy sản có bước phát triển khá cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Sản lượng đánh bắt bình quân đạt 4.700 tấn, tăng 3,6%; diện tích nuôi trồng 1.500ha, sản lượng 1.450 tấn tăng 18,2% (so với năm 2005). Giá trị xuất khẩu thủy sản trong 5 năm đạt 12 triệu USD. Đã QH và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng chuyên canh sản xuất diêm nghiệp ở xã Kỳ Hà, sản lượng muối hàng năm đạt trên 9 ngàn tấn.
- 70 -
Tuy nhiên, TN biển vẫn chưa được khai thác hiệu quả do ngư cụ thô sơ, chưa có nhiều tàu lớn để khai thác đánh bắt xa bờ, nguồn vốn của nhân dân địa phương còn khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷ hải sản bị hạn chế.
b) Công nghiệp
Trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trường bình quân hàng năm theo giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 21,94%, theo thành phần kinh tế:
Quốc doanh đạt 26,22%, ngoài Quốc doanh 18,76%, đầu tư nước ngoài 24,20%; giá trị sản xuất tăng từ 290 tỷ đồng năm 2005 lên 686 tỷ đồng năm 2010. Nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá như: Khai thác Titan, sản xuất gạch Tuynel, khai thác đá, cát xây dựng, sửa chữa cơ khí, sản xuất mộc dân dụng, chế biến chè, thủy sản, gỗ dăm,…Thu ngân sách từ sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng gấp 2,8 lần so với năm 2005. Một số dự án tại KKT Vũng Áng đang được đẩy nhanh tiến độ như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, dự án Khu liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 7,9 tỷ USD; Nhà máy hóa lọc dầu công suất 16 triệu tấn/năm; Khu du lịch hồ Tàu Voi; Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng và nhiều dự án quy mô lớn đáng và sẽ được triển khai.
c) Dịch vụ
Thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm 19,5% trong giai đoạn 2005 - 2010. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2010 tăng gấp 3 lần so với năm 2005; kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD năm 2010. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng mới nhất là hệ thống chợ, khách sạn, nhà nghỉ, vận tải, bưu điện, viễn thông, bảo hiểm. Một số điểm du lịch đã được đầu tư QH và đước đầu hoạt động có hiệu quả như: Du lịch sinh thái Đèo Ngang, Hoàng Sơn quan, bãi tắm Kỳ Ninh,… Hoạt động thương mại - dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong PTKT, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày càng cao.
2.1.5.4. Khái quát hoạt động khai thác khoáng sản
Lãnh thổ huyện Kỳ Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú như:
Titan, Granit, đá Riolit, Vàng, Thạch anh, Than bùn...nhưng chưa được điều tra đầy đủ và việc tổ chức khai thác còn hạn chế, thiếu quy mô. Khoáng sản Kỳ Anh phân bố đều trong toàn huyện, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi [112].
- Mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển thành phần khoáng chủ yếu là Emenhit có trữ lượng khoảng 2.095.452 tấn, đã khai thác được 1.071.651 tấn. Các khoáng sản
- 71 -
đi kèm là putin, zircon, monazit, Trữ lượng khá lớn. Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng [112].
- Vàng ở Kỳ Anh thuộc dạng sa khoáng nằm rải rác ở xã Kỳ Sơn và một số xã lân cận cần có kế hoạch thăm dò để xác định trữ lượng [112].
- Nguyên liệu chịu lửa: có pyrit.
- Quặng mangan ở Kỳ Tây và các loại nguyên vật liệu như đá xây dựng các loại có độ chịu nén trung bình khoảng 1,733 kg/cm2, độ trầy 0,191 g/cm2,là nguồn lợi lớn cho nền kinh tế của huyện (gồm 745,88 ha núi đá), sản lượng khai thác đá xây dựng vào khoảng 54.000m3/năm. Cát xây dựng phân bố nhiều nơi, dọc các sông lớn, bao gồm cả bãi bồi và lòng sông, dọc ven biển. Hiện nay, cát xây dựng chủ yếu là cát lòng sông, với sản lượng hàng năm khoảng 30 - 35 nghìn m3. Sét được đánh giá, trữ lượng không lớn, đã được khai thác làm gạch theo công nghệ tuynel [112].
2.1.5.5. Đặc điểm phân bố dân cư và tái định cư
Về phân bố dân cư: Cùng với quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế trọng điểm Vũng Áng thì ở các khu đô thị, các khu dân cư tập trung có sự phát triển và chuyển biến mạnh mẽ. Cũng như tình hình chung của tỉnh và các huyện khác trong tỉnh, dân cư huyện Kỳ Anh phân bố không đều, thể hiện ở sự khác biệt giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Khu vực có mật độ dân số tập trung cao chủ yếu ở thị trấn và các xã ven biển trong đó thị trấn Kỳ Anh có mật độ dân số cao nhất 1.829,1 người/km2; xã có mật độ dân số dưới 50 người/km2 đó là: Kỳ Lạc (28,1 người/km2), Kỳ Thượng (47,1 người/km2) [112].
Về tình hình tái định cư: huyện Kỳ Anh đã thực hiện giải phóng mặt bằng và thu hồi 9.252 ha của các hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân. Tổng số hộ gia đình phải di dời tái định cư là 4.692 hộ, trong đó số hộ thuộc địa bàn khu kinh tế Vũng Áng di dời và được cấp đất ở tại vùng tái định cư là 2.690 hộ, đã có 2.019 hộ xây dựng nhà ở tại vùng tái định cư.
Để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư, chính sách về an sinh xã hội đối với người dân thuộc khu kinh tế Vũng Áng và vùng tái định cư được
- 72 -
quan tâm một cách toàn diện; chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện; hệ thống thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, thông tin, truyền thông, nước sạch, vệ sinh môi trường của vùng tái định cư được đầu tư một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của người dân.
Thực tế cho thấy, trong một vài năm tới đời sống của người dân các vùng tái định cư sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đó là khi lực lượng lao động quá tuổi tăng lên, cơ hội tìm kiếm việc làm của họ trong các dự án xây dựng và các ngành nghề kinh doanh dịch vụ sẽ bị cắt giảm, thu nhập của nhiều hộ dân sẽ giảm sút. Trong khi đó, tiền đền bù tái định cư nhiều hộ gia đình đã sử dụng hết, chính sách về hỗ trợ lương thực cho người quá tuổi lao động trong 05 năm đầu kể từ ngày thu đất sản xuất đến nay gần kết thúc. Vì vậy, giải pháp để ổn định cuộc sống cho các đối tượng này cần phải được tính toán để có phương án, giải pháp cụ thể trong thời gian tới.
2.1.5.6. Hiện trạng và biến động SDĐ a) Hiện trạng sử dụng đất
Trong giai đoạn 2000 - 2010, lãnh thổ huyện Kỳ Anh đã có những chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu diện tích giữa các loại đất. Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm, nhóm đất phi nông nghiệp tăng bởi các hoạt động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt quỹ đất giành cho QH KKT Vũng Áng thuộc 9 xã phía Nam của huyện [112].
Bảng 2.16: Cơ cấu HTSDĐ năm 2010 huyện Kỳ Anh
STT Chỉ tiêu Mã
SDĐ Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 105.589,90 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 82.772,33 79,45
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 22.733,42 21,82
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 58.757,09 56,40
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.163,41 1,12
1.4 Đất làm muối LMU 105,50 0,10
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 12,91 0,01
- 73 -
STT Chỉ tiêu Mã
SDĐ Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2 Đất phi nông nghiệp PNN 15.827,27 15,19
2.1 Đất ở OTC 1.273,32 1,22
2.2 Đất chuyên dùng CDG 9.213,67 8,84
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 21,42 0,02
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 916,11 0,88
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 4.402,21 4,23
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,54 0,00
3 Đất chưa sử dụng CSD 6.990,30 6,6
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với 82.772,33 ha chiếm 79,45% diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 22.733,42 ha chiếm 21,82% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có diện tích là 58.757,09 ha chiếm 56,40% tổng diện tích tự nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích là 1.163,41 ha chiếm 1,12% tổng diện tích tự nhiên; đất làm muối có diện tích là 105,50 ha chiếm 0,10% tổng diện tích tự nhiên và đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,01% tổng diện tích tự nhiên (xem bảng 2.16). Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các 6 xã vùng trên và các xã vùng ngoài.
- Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp là 15.827,27 ha, chiếm 15,19% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó: Đất ở có diện tích là 1.273,32 ha chiếm 1,22% tổng diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng có diện tích là 9.213,67 ha chiếm 8,84% tổng diện tích tự nhiên; đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích là 21,42 ha chiếm 0,02%
tổng diện tích tự nhiên; đất nghĩa trang nghĩa địa có diện tích là 916,11 ha chiếm 0,88% tổng diện tích tự nhiên; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích là 4.402,21 ha chiếm 4,23% tổng diện tích tự nhiên (xem bảng 2.16).
- Hiện trạng đất chưa sử dụng
Đến năm 2010, hiện trạng đất chưa sử dụng chỉ còn lại 6.990,30 ha. Từ năm 2000 đến 2010, chủ trường cũng như chính sách của các cấp chính quyền đã chú trọng đưa diện tích đất chưa sử dụng vào trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và đưa vào các mục đích sản xuất nông nghiệp khác.