Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 139 - 149)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ KHÔNG GIAN BỐ TRÍ ĐIỂM DÂN CƯ HUYỆN KỲ ANH

3.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT

3.2.3. Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cũng như cơ sở lý luận và thực tiễn trong khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ ở các phần trên, luận án đi đến các định hướng sau và kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 3.10:

- 130 - a) Sản xuất nông nghiệp:

Đối với cây lương thực và tinh bột: Lãnh thổ nghiên cứu có diện tích trồng lúa nước hạn chế do tính đặc thù của lãnh thổ nhưng lại rất ổn định, lúa được sản xuất theo hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Để đảm bảo an ninh lương thực, các dạng CQ 52 và 58 hiện đang sử dụng sản xuất lúa cần được giữ nguyên trạng.

Sắn là loại cây tinh bột có năng suất cao ở vùng đồi của lãnh thổ nghiên cứu.

Các dạng CQ được ĐGTN có tiềm năng cho phát triển cây sắn gồm các dạng CQ:

10, 18, 28, 41, 44, 56, 66, 67, 69 phân bố ở các khu vực đồi thấp và tập trung gần nhà máy chế biến tinh bột sắn VEDAN.

Cây công nghiệp lâu năm: Định hướng tập trung phát triển cây lâu năm theo hướng chuyên môn hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Đối với chè, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với nhà máy chế biến chè nông trường 12 - 9 ở xã Kỳ Trung. Các dạng CQ đánh giá phù hợp, gồm các dạng CQ 12, 25, 40, 42, 54 được định hướng sử dụng vào mục đích sản xuất chè.

Đối với cây cao su, tập trung phát triển ở các xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng và Kỳ Lạc. Các dạng CQ được định hướng vào mục đích trồng cao su gồm các dạng CQ 9, 30, 32 và 33.

Cây công nghiệp hàng năm: Đối với cây hàng năm, ở lãnh thổ nghiên cứu rất phù hợp cho phát triển lạc. Kết quả đánh giá các dạng CQ phù hợp cho phát triển cây lạc gồm các dạng CQ 27, 55, 60, 65 phân bố ở đồi thấp và đồng bằng cao, trên các loại đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phù sa ngòi suối. Thảm thực vật hiện tại trên các dạng CQ này chủ yếu là cây bụi, cỏ thứ sinh phù hợp với mục đích kết hợp trồng rừng và cây hàng năm.

Đối với NTTS có thể thực hiện sản xuất trên các dạng CQ 57, 59, 65, 67 đã được đánh giá là phù hợp với loại hình sản xuất này. Phát triển đồng bộ ngành thủy sản bao gồm khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và bảo vệ MT. Điều tra, khảo sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản. Xây dựng các dự án phát triển vùng bãi ngang, vùng cửa lạch, điều chỉnh nghề khai thác vùng lộng, vùng khơi hợp lí. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển mạnh nghề NTTS, chú trọng đầu tư nuôi thâm canh để đạt sản lượng cao; làm tốt các giải pháp về giống, kiểm dịch nuôi trồng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng nghề chế biến thủy sản truyền thống, có thương hiệu tốt để lưu thông trên thị trường.

- 131 -

Khai thác các loại mặt nước, cải tạo một phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng để NTTS theo hình thức bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn công nghiệp.

b) Sản xuất lâm nghiệp:

Những dạng CQ có thảm thực vật rừng che phủ (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) căn cứ theo hiện trạng và QH 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) đến giai đoạn 2020 đã được phê duyệt, để bảo vệ đất dốc chống xói mòn và bảo vệ MT sinh thái cần được giữ nguyên hiện trạng và chăm sóc theo chương trình 5 triệu hecta rừng của Chính phủ, gồm các dạng CQ 1-26, 29, 31, 34, 37, 38, 39, 45, 46, 48, 51, 56, 61.

Những dạng CQ của khu vực đồi cao bóc mòn xâm thực có độ dốc trên 25o với trảng cỏ cây bụi cần được tái trồng rừng để khôi phục chức năng phòng hộ.

Những dạng CQ có độ dốc từ 15o - 25o và ít thích nghi cho cây công nghiệp với hiện trạng là trảng cỏ cây bụi cần được ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp với thảm thực vật rừng trồng nhằm bảo vệ MT sinh thái và khai thác kinh tế.

Cụ thể ở lãnh thổ nghiên cứu, tập trung phát triển lâm nghiệp chủ yếu ở các xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Văn, Kỳ Hoa và Kỳ Tân. Phát triển lâm nghiệp theo hướng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về rừng, đất rừng gắn PTKT với bảo vệ rừng. Gắn PTKT rừng với kinh tế miền núi, khai thác lợi thế trục đường quốc lộ 12 nối cảng Vũng Áng đi nước bạn Lào, đường cứu hộ đập thủy điện Kim Sơn, các tuyến giao thông liên xã Kỳ Tây - Kỳ Văn, Kỳ Trung - Kỳ Hợp, Kỳ Lâm - Kỳ Lạc, đường kinh tế quốc phòng và các lợi thế khác để phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ, cụ thể là:

Phát triển, bảo vệ rừng với mục tiêu bảo vệ MT sinh thái, CQ, bảo tồn quỹ gen.

Nâng cao công tác quản lý và bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng, hạn chế tới mức thấp nhất số vụ cháy và phá rừng xảy ra trên địa bàn.

Tích cực trồng mới tập trung, trồng cây phân tán, đẩy mạnh cải tạo diện tích rừng hiện có. Kết hợp giữa trồng mới, cải tạo rừng xây dựng vùng nguyên liệu gỗ dăm.

c) Phát triển không gian đô thị và nông thôn:

Trên cơ sở đánh giá với các chỉ tiêu được lựa chọn, công tác bố trí các điểm dân cư có thể thực hiện trên các dạng CQ 14, 15, 22, 35, 36, 38, 48, 50, 53, 61-64.

Đây là những dạng CQ có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, dễ dàng trao đổi hàng hóa và ít bị tác động của các dạng tai biến thiên nhiên chủ yếu trong vùng.

- 132 -

Bảng 3.10: Đề xuất hướng khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ

Dạng CQ Chức năng Hướng sử dụng và BVMT 1-24, 26, 29, 31,

34, 37, 39, 45, 46, 51, 54

Khu vực phục hồi rừng tự nhiên, phòng hộ và bảo vệ đa dạng

sinh học

- Bảo vệ rừng tự nhiên để phòng hộ MT và bảo tồn các loài, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm.

6, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 20, 22, 25, 38, 46, 48, 56, 61

Khu vực phục hồi tự nhiên và khai thác PTKT.

- Phát triển tự nhiên, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng để khôi phục chức năng phòng hộ.

10, 12, 18, 25, 27, 28, 33, 41, 44, 49,

55, 56, 60

Khu vực chức năng trồng rừng sản xuất, phát triển các cây trồng chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao.

- Trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng để khai thác chọn lọc.

- Phát triển trồng Cao su, Chè, Lạc - Mở rộng diện tích, phát triển nguồn nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn VEDAN.

- Phát triển các vùng chuyên canh Lạc và cây hoa màu khác.

52, 57, 58, 59, 65

Khu vực đảm bảo an ninh lương thực và nuôi trồng thủy sản

Ưu tiên cho trồng lúa nước 2 vụ để đảm bảo an ninh lương thực và NTTS

14, 15, 22, 35, 36, 38, 48, 50, 53, 61-

64

Khu vực ưu tiên bố trí các điểm dân cư và giãn dân.

Ưu tiên bố trí bố trí các điểm dân cư và giãn dân phục vụ cho phát triển chung khu kinh tế Vũng Áng, phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình.

22, 57, 58, 64, 66, 70, 71

Khu vực chức năng công nghiệp thuộc khu kinh tế Vũng Áng.

Phát triển công nghiệp

66, 68, 69, 70, 71

Khu vực chức năng phát triển du lịch bãi biển và đánh bắt thủy hải sản ven bờ.

Phát triển du lịch và đánh bắt thủy hải sản ven bờ

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng CQ lãnh thổ huyện Kỳ Anh cho một số loại cây trồng chính (chè, cao su, lạc, sắn và NTTS), có thể rút ra một số kết luận sau:

- Do đặc thù phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu và để phục vụ cho việc phát

- 133 -

triển một số loại cây trồng chính (chè, cao su, lạc, sắn và NTTS) nên đơn vị CQ được lựa chọn để đánh giá là dạng CQ. Các bản đồ phân hạng mức độ thích nghi sinh thái đối với từng loại cây trồng thể hiện ở tỷ lệ 1: 50.000.

- Quy trình đánh giá, PHTN sinh thái dựa trên cơ sở đặc tính các dạng CQ và nhu cầu sinh thái cây trồng với phương pháp tính điểm tổng hợp bằng bài toán trung bình nhân và phân cấp theo công thức Aivasian.

- Kết quả đánh giá và PHTN sinh thái đã xác định diện tích trên các mức độ thích nghi sinh thái của các dạng CQ cho từng loại cây trồng:

+ Cây Chè có diện tích rất thích nghi (S1) là 4.622,22 ha, thích nghi trung bình (S2) là 21.184,77 ha, ít thích nghi (S3) là 1.788,86 ha, không thích nghi (N) là 30.590,03 ha.

+ Cây Cao su không có diện tích ở mức rất thích nghi (S1), mức thích nghi trung bình (S2) có diện tích là 508,5 ha, ít thích nghi (S3) là 13.989,02 ha, không thích nghi (N) là 51.399,37 ha.

+ Cây Lạc không có diện tích rất thích nghi (S1), mức thích nghi trung bình (S2) là 24.114,2 ha, ít thích nghi (S3) là 5.806,54 ha, không thích nghi (N) là 35.976,15 ha.

+ Cây Sắn có diện tích ở mức rất thích nghi (S1) là 6.070,61 ha, mức thích nghi trung bình (S2) là 23.890,12 ha, ít thích nghi (S3) là 4.364,05 ha, không thích nghi (N) là 31.572,11 ha.

+ Đối với hoạt động NTTS, mức rất thích nghi (S1) có diện tích 1644,15 ha, mức thích nghi trung bình (S2) là 1.473,86 ha, mức ít thích nghi là 5.350,17 ha và mức không thích nghi (N) là 57.428,71 ha.

+ Đối với không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư theo các mức thuận lợi khác nhau. Mức rất thuận lợi (S1) có diện tích là 27.829,42 ha, mức thuận lợi trung bình (S2) có diện tích là 2.155,06 ha, mức ít thuận lợi (S3) có diện tích là 148,4 ha và mức không thuận lợi 35.764,01 ha.

- 134 -

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Theo hướng tiếp cận địa lí tự nhiên tổng hợp liên ngành, việc nghiên cứu lãnh thổ huyện Kỳ Anh đã thu được một số kết quả về phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ cho khai thác tiềm năng lãnh thổ bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Cụ thể là:

1. Với quy mô lãnh thổ cấp huyện, Kỳ Anh có ĐKTN phân hóa đa dạng, các hợp phần thành tạo CQ thể hiện rõ tính chất đặc thù của huyện đồi núi ven biển.

Theo các đặc điểm hình thái địa hình, lãnh thổ nghiên cứu có các kiểu địa hình đặc trưng sau: kiểu địa hình núi thấp, kiểu địa hình đồi cao, kiểu địa hình đồi thấp, kiểu địa hình đồng bằng ven biển. Theo các quan điểm về nguồn gốc và hình thái địa hình, lãnh thổ nghiên cứu bao gồm 28 dạng địa hình thuộc 6 nhóm nguồn gốc khác nhau: địa hình bóc mòn tổng hợp; địa hình dòng chảy; địa hình tích tụ hỗn hợp; địa hình hỗn hợp sông biển; địa hình do biển và địa hình đáy biển ven bờ. Sự phân hóa phức tạp của địa hình, bề mặt đệm kết hợp với vị trí địa lí và hoàn lưu khí quyển đã hình thành 5 kiểu khí hậu: kiểu sinh khí hậu mưa nhiều có 1 tháng lạnh và số ngày khô nóng trong năm trên 30 ngày; kiểu sinh khí hậu mưa nhiều có 1 tháng lạnh và số ngày khô nóng trong năm dưới 30 ngày; kiểu sinh khí hậu mưa nhiều có 2 - 3 tháng lạnh và số ngày khô nóng trong năm trên 30 ngày; kiểu sinh khí hậu mưa nhiều có 4 tháng lạnh và không có ngày khô nóng trong năm; kiểu sinh khí hậu mưa nhiều có trên 4 tháng lạnh và không có ngày khô nóng trong năm. Dưới tác động của các yếu tố thành tạo đất, lớp phủ thổ nhưỡng ở Kỳ Anh có 15 loại đất chính gồm: đất cát biển (C), cồn cát trắng vàng (Cc), đất mặn ít và trung bình (M), đất phèn hoạt động nông mặn ít (Sj1Mi), đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa ngòi suối (Py), đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk), đất bạc màu trên đá macma axít (Ba), đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất vàng đỏ phát triển trên đá macma axít (Fa), đất vàng nhạt phát triển trên đá cát kết (Fq), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít (Ha), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), đất xói mòn trơ sỏi đá (E), trong đó đất Fs và Fa chiếm tỷ lệ cao nhất (54,00% tổng diện tích tự nhiên), đất P chiếm 12,41% tổng diện tích tự nhiên và đất C chiếm 6,52%. Sự đa dạng của các nhân tố sinh thái đã

- 135 -

tạo ra 7 kiểu thảm thực vật trong vùng, gồm: rừng kín cây lá rộng thường xanh (xen lá kim) nhiệt đới mưa ẩm trên núi thấp; rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa ẩm; trảng cỏ, cây bụi thứ sinh; hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; thảm thực vật thu sinh; thảm thực vật quần hệ nông nghiệp; thảm thực vật rừng trồng

2. Trên nền chung mang tính địa đới, quy luật phi địa đới tác động mạnh đến sự phân hóa và tính đặc thù về tự nhiên của huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh . Hệ quả tác động của quy luật địa đới và các quy luật phi địa đới (quy luật kiến tạo - địa mạo, quy luật đai cao, quy luật địa ô) dẫn đến sự hình thành trên lãnh thổ Kỳ Anh 4 lớp CQ, 5 phụ lớp CQ, 1 kiểu CQ, 5 phụ kiểu CQ, 15 hạng CQ, 51 loại CQ và 71 dạng CQ, trong đó dạng CQ được chọn là đơn vị cơ sở cho bước đánh giá để phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ nghiên cứu.

3. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các dạng CQ và nhu cầu sinh thái của một số cây trồng ưu thế, đã lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá cho mỗi loại cây trồng và hoạt động NTTS để đưa vào bài toán ĐGTN sinh thái. Kết quả cho thấy đối với cây chè có 22 hạng không thích nghi (N), 4 dạng CQ rất thích nghi (S1), 15 dạng CQ thích nghi trung bình (S2), 2 dạng CQ ít thích nghi (S3). Đối với cây cao su có 33 dạng CQ không thích nghi (N), 4 dạng CQ hích nghi trung bình (S2), 6 dạng CQ ít thích nghi (S3), không có dạng CQ nào ở mức rất thích nghi (S1). Đối với cây lạc có 20 dạng CQ không thích nghi (N), 18 dạng CQ thích nghi trung bình (S2), 5 dạng CQ ít thích nghi (S3) và không có dạng CQ nào ở mức rất thích nghi (S1). Đối với cây sắn có 18 hạng không thích nghi (N), 5 dạng CQ rất thích nghi (S1), 13 dạng CQ thích nghi trung bình (S2), 6 dạng CQ ít thích nghi (S3). Đối với NTTS có 39 dạng CQ không thích nghi (N), 1 dạng CQ rất thích nghi (S1), 1 dạng CQ thích nghi trung bình (S2), 2 dạng CQ ít thích nghi (S3).

4. Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa lí phục vụ cho phát triển và khai thác tiềm năng bền vững lãnh thổ huyện Kỳ Anh, lãnh thổ nghiên cứu được phân thành 5 tiểu vùng CQ là: Tiểu vùng CQ núi thấp Tây Nam (I); Tiểu vùng CQ đồi cao Đông Trường Sơn (II); Tiểu vùng CQ đồng bằng giữa đồi (III);

Tiểu vùng CQ đồi thấp trung tâm và Tây Bắc (IV); Tiểu vùng CQ đồng bằng ven biển (V). Đánh giá CQ trên các tiểu vùng là cơ sở tự nhiên quan trọng cho phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.

- 136 -

5. Việc đánh giá CQ phục vụ định hướng không gian ưu tiên cho bố trí các điểm dân cư đô thị và nông thôn đã dựa vào các chỉ tiêu đáp ứng các yêu cầu về: 1.

Không gian sống (điều kiện đất đai, địa hình), 2. Nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, 3. Môi trường tự nhiên (tai biến thiên nhiên), 4. Điều kiện sản xuất (đất canh tác,…). Kết quả đánh giá đã lựa chọn được 20 dạng CQ thuận lợi cho bố trí các điểm dân cư trong điều kiện quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Kỳ Anh đang diễn ra mạnh mẽ.

6. Kết quả của luận án đã đưa ra được đề xuất định hướng không gian ưu tiên cho các mục đích sử dụng lãnh thổ khác nhau nhằm phục vụ khai thác tiềm năng và phát triển KT - XH bền vững. Khu vực phục hồi rừng tự nhiên, phòng hộ và bảo vệ đa dạng sinh học tập trung ở các dạng CQ 1-24, 26, 29, 31, 34, 37, 39, 45, 46, 51, 54 thuộc các xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc; Khu vực phục hồi tự nhiên và khai thác PTKT 6, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 20, 22, 25, 38, 46, 48, 56, 61; Khu vực chức năng trồng rừng sản xuất, phát triển các cây trồng chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao tập trung ở các dạng CQ 10, 12, 18, 25, 27, 28, 33, 41, 44, 49, 55, 56, 60 thuộc các xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng và Kỳ Lạc; Khu vực đảm bảo an ninh lương thực và nuôi trồng thủy sản tập trung ở các dạng CQ 52, 57, 58, 59, 65, thuộc các xã Kỳ Đồng, Kỳ Giang, Kỳ Hải, Kỳ Ninh, Kỳ Hà và Kỳ Xuân; Khu vực ưu tiên bố trí các điểm dân cư và giãn dân tập trung vào các dạng CQ 14, 15, 22, 35, 36, 38, 48, 50, 53, 61-64 thuộc các xã Kỳ Thượng, Kỳ Lâm, Kỳ Thịnh, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Trinh và Kỳ Nam; Khu vực chức năng công nghiệp thuộc khu kinh tế Vũng Áng tập trung ở các dạng CQ 22, 57, 58, 64, 66, 70, 71 thuộc các xã Kỳ Trinh, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Phương và Kỳ Liên; Khu vực chức năng phát triển du lịch bãi biển và đánh bắt thủy hải sản ven bờ tập trung ở các dạng CQ 66, 68, 69, 70, 71 và các đơn vị CQ biển ven bờ. Đây là cơ sở giúp cho địa phương hoàn thiện quy hoạch hướng tới sử dụng hợp lý lãnh thổ.

7. Luận án đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và đồng bộ, các bản đồ chuyên đề và tổng hợp dạng số về các hợp phần tự nhiên, phân loại CQ, phân vùng CQ, hoạch định không gian phát triển nông lâm ngư nghiệp và bố trí không gian các điểm dân cư ở huyện Kỳ Anh.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 139 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)