Các bước nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 47)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

1.3.3. Các bước nghiên cứu

Đánh giá TN, nói một cách chính xác, chỉ là một phần của quá trình nghiên cứu, QH sử dụng TN và lãnh thổ. Mặc dù các bước của quy trình đánh giá TN được nêu một cách tách biệt nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều phải hướng đến các mục tiêu đã xác định. Đối với huyện Kỳ Anh, việc đánh giá tổng hợp TN được thực hiện theo phương pháp đánh giá CQ với quy trình gồm 5 bước và được tóm tắt như ở hình vẽ.

- 33 -

1. Công tác chuẩn bị: Các công việc chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị là:

- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sử dụng TN ở địa bàn nghiên cứu.

- Tiến hành điều tra để thiết lập nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng TN cũng như của cả cộng đồng.

- Quyết định việc đánh giá TN nên thực hiện theo hình thức nào.

- Xây dựng kế hoạch và lập dự trù kinh phí thực hiện.

2. Thu thập tài liệu và số liệu sơ cấp: Phạm vi số liệu phục vụ cho đánh giá TN là rất lớn và việc thu thập chúng có thể rất khó khăn, tốn kém. Vì vậy, để giảm bớt thời gian và chi phi cho công tác thu thập số liệu người ta thường sử dụng 3 phương pháp sau: 1 - Tập trung thu thập các số liệu mà chúng thực sự cần thiết cho công tác đánh giá TN; 2 - Phân loại sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn; 3 - Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu như: ngân hàng dữ liệu, ảnh viễn thám, GIS...

Tùy theo mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu mà các số liệu cần thu thập khác nhau nhưng thông thường để phục vụ cho đánh giá, QH sử dụng hợp lý lãnh thổ thì phải có các số liệu về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, động thực vật cũng như các số liệu về KT - XH và TN lao động.

Ngoài ra các loại bản đồ như: bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ HTSDĐ, bản đồ khí hậu, bản đồ thảm thực vật... là không thể thiếu được.

3. Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và phân loại CQ: Trên cơ sở các loại bản đồ nêu trên, kết hợp với công tác nghiên cứu thực địa mà xem xét sự phân hóa lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Việc vạch ranh giới các đơn vị CQ sẽ trở nên ít phức tạp hơn nếu như chúng ta đưa một số yếu tố vào việc mô tả các đơn vị CQ mà không xác định ranh giới của chúng. Các yếu tố không được xác định ranh giới thường là những yếu tố có quan hệ rất chặt chẽ và biến đổi một cách có quy luật với một trong các yếu tố đã được xác định ranh giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết mà có các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị CQ. Chẳng hạn: khi đánh giá ĐKTN và tiềm năng TN ở một diện tích nhỏ thì chỉ cần một sự khác biệt rất ít về thổ nhưỡng, thực vật... cũng có thể được biểu thị bằng các đơn vị CQ, trong khi yếu tố khí hậu được coi là đồng nhất trên toàn bộ khu vực và không ảnh hưởng đến việc vạch ranh giới của chúng. Ngược lại, khi đánh giá tổng hợp TN trên một lãnh thổ rộng lớn thì khí hậu là một trong những yếu tố để vạch ranh giới các kiểu CQ. Việc mô tả đặc tính các loại CQ tương đối đơn giản vì các đặc tính đó có thể đo đếm được như: tầng

- 34 -

dày, độ dốc, lượng mưa bình quân hàng năm, số tháng khô nóng... Tuy nhiên, chất lượng của các đơn vị CQ là những tính chất phức hợp, nó phản ánh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính của CQ. Mỗi một loại hay nhóm loại CQ chỉ thích hợp với một vài loại hình sử dụng nhất định nên mục đích chính của việc xác định các đơn vị CQ là tìm ra mức độ thích hợp tối đa để bố trí sử dụng hợp lý nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ MT sinh thái.

4. Đánh giá tổng hợp TN theo các đơn vị CQ: Đánh giá TN bao gồm các công đoạn từ xác định hệ thống các đơn vị đánh giá, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá, đánh giá mức độ thích hợp của các loại CQ với các loại hình sử dụng chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu và đánh giá tổng hợp TN và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Đối với lãnh thổ huyện Kỳ Anh, hệ thống các đơn vị cơ sở được lựa chọn cho đánh giá là dạng CQ. Chúng là kết quả của sự tương tác giữa nền tảng nhiệt ẩm và nền tảng vật chất rắn, trong đó các yếu tố như: độ cao địa hình, đặc trưng khí hậu, loại đất, tầng dày, độ dốc và thảm thực vật được sử dụng làm chỉ tiêu khi phân loại CQ.

Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phải được dựa trên cơ sở đặc tính sinh học của các đối tượng sản xuất. Nhu cầu về sử dụng TN của các loại hình sử dụng là rất đa dạng nên nếu chúng ta lựa chọn tất cả các chỉ tiêu đó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đánh giá cũng như tổng hợp kết quả đánh giá và phân hạng sau này.

Do đó, tuỳ thuộc vào từng đối tượng cụ thể và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu, có thể phân chia các chỉ tiêu đó thành 2 nhóm là: nhóm chỉ tiêu dùng để đánh giá và nhóm chỉ tiêu dùng để tham khảo khi đánh giá cũng như kiến nghị sử dụng.

5. Định hướng sử dụng cảnh quan: Để đi đến QH sử dụng TN thì các vấn đề về KT - XH như: dân số, lao động, thị trường, sở hữu ruộng đất, phong tục tập quán và văn hoá địa phương... là vô cùng cần thiết khi làm công tác QH. Việc điều tra nghiên cứu thực địa về ĐKTN và TN thiên nhiên được coi là vấn đề hệ trọng của công tác đánh giá và là cơ sở ban đầu của công tác QH. Trong khi việc đánh giá TN thường tập trung vào tiềm năng của các đơn vị lãnh thổ riêng lẻ, cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì QH SDĐ lại được tiến hành trên quy mô tổng thể và phải xác định mối quan hệ giữa các loại hình sử dụng TN.

Ngoài ra, các phương án sử dụng TN và lãnh thổ đạt được thành công khi chúng được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể và phải dựa trên định hướng phát triển KT - XH cũng như chính sách của Quốc gia đối với địa phương đó.

- 35 -

Hoạt động nhân sinh Hiện trạng SD TN

Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiên cứu Công tác chuẩn bị

Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu,

Xây dựng kế hoạch thực hiện

Thu thập tài liệu và số liệu sơ cấp

Phân loại và thành lập bản đồ CQ huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000

Đánh giá CQ

Phân tích hiện trạng Phân tích đặc điểm

phân hóa cảnh CQ

Phân vùng CQ

Định hướng không gian phát triển lãnh thổ

Hiện trạng KT - XH

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN

Thổ nhưỡng - sinh vật Khí hậu - Thủy văn

Địa chất - Địa hình Vị trí địa lí

Phân tích các nhân tố hình thành cảnh quan

Quy hoạch tổng thể

- 36 - Tiểu kết chương 1

Cơ sở địa lí học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý TN và BVMT chính là nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ (cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian) dựa trên phân tích và đánh giá CQ. CQ học không chỉ dừng lại ở việc mô tả các đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan, mà còn có khả năng phân tích chức năng và đánh giá chúng phục vụ cho các mục đích PTBV nói chung, nông lâm nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, xu hướng tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu CQ được đề cập đến bởi các nhà khoa học Đức, Nga... và ứng dụng, phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nghiên cứu, tiếp cận lãnh thổ trên quan điểm tổng hợp của địa lí học đã tạo nên được hệ cơ sở lý luận vững chắc phục vụ cho khai thác và sử dụng hợp lý TNTN, BVMT bền vững. Vì vậy, cần phải có những công trình nghiên cứu tổng hợp để tìm ra quy luật phân hoá các ĐKTN của lãnh thổ, đồng thời xây dựng một mô hình đánh giá tổng hợp để xác định điều kiện tối ưu cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tiếp cận nghiên cứu và đánh giá CQ trong nghiên cứu sử dụng hợp lý TN và BVMT huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu dựa trên quan điểm hệ thống, tổng hợp và hệ phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan.

- 37 -

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)