Tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 28 - 33)

Tiết 8. SỬ THI HY LẠP, SỬ THI ẤN ĐỘ

D. Tiến trình dạy học

Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng

10A8

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy.

3. Bài mới

Hoạt động 1 : Hoạt động khởi động

Sử thi Ấn Độ và sử thi Hy Lạp là hai nền sử thi đồ sộ nhất trên thế giới với những tác giả tên tuổi và hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Để giúp các em có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về hai nền sử thi này, chúng ta đi vào tiết học ngày hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới

- Ai là người báo tin cho Pê-nê-lốp biết Uy-lít-xơ đã trở về?

- Nội dung tin thông báo của nhũ mẫu?

- Pê-nê-lốp đang ở trong hoàn cảnh ntn khi được nhũ mẫu báo tin Uy-

I.UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ (Trích khúc ca XXIII – “Ô-đi- xê”)

1.Phân tích tâm trạng của Pê-nê-lốp

- Chờ đợi chồng hai mươi năm trời dằng dẵng

+ Tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để làm kế trì hoãn sự thúc bách của bon cầu hôn.

+ Cha mẹ đẻ của nàng thúc giục tái giá.

- Nàng không bác bỏ ý của nhũ mẫu mà thần thánh hoá sự việc: “Đây là một vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng, một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng… nên chúng phải đền tội đó thôi”. Còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi

29

lít-xơ đã trở về? Điều đó bước đầu cho em cảm nhận gì về nhân vật này?

- Thái độ và suy nghĩ của Pê-nê-lốp thể hiện ntn trước lời nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã trở về?

Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng trở về mà khi được báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp lại rất đỗi phân vân, ko tin những lời của nhũ mẫu, ko tin người hành khất vừa chiến thắng bọn cầu hôn, giải thoát cho nàng chính là Uy-lít- xơ?

- Nghe những lời nói của Uy-lít-xơ rõ ràng về bí mật của chiếc giường cưới, thái độ của Pê-nê-lốp thay đổi ra sao? Qua đây, có thể nối nàng quá tàn nhẫn hay ko?

- Em hãy nhận xét khái quát về vẻ đẹp của Pê-nê-lốp cũng như của người phụ nữ Hi Lạp cổ đại qua đoạn trích?

Pê-nê-lốp đó đưa ra thử thách như thế nào?

- Qua đoạn trích này, em nhận thấy những vẻ đẹp nào của nhân vật Uy- lít-xơ?

đất khách quê người chàng đã hết hy vọng trởi lại đất A-cai. Thái độ ấy thể hiện nàng trấn an nhũ mẫu và cũng là cách để tự trấn an mình.

- Tâm trạng của nàng “rất đỗi phân vân” nó biểu hiện ở dáng điệu cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử:

“Không biết nên đứng xa xa hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mung lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động: “Ngồi lặng yên trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.

- Nàng Pê-nê-lốp xúc động nói với con trai mình: “Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng. Mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han, cũng không thể nhìn thẳng mặt người. Nếu quả thật đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận ra nhau một cách dễ dàng, vì cha và mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết”. => Cách nói thật tế nhị, khéo léo. Nàng giấu đi sự thử thách, nhưng chắc chắn tâm trí nàng liên tưởng tới “dấu hiệu riêng ấy- chiếc giường”.

- Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Nàng còn là con người thận trọng. Với nàng lúc này thận trọng không thừa.

Nàng là con người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng.

2. Phân tích thử thách và sum họp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

- Pê-nê-lốp là người đưa ra thử thách. Dấu hiệu của sự thử thách được đưa ra qua lời của nàng thật tế nhị và khéo léo. Đó là lời nói với Tê-lê-mác cũng như nói với Ô-di-xê => nàng không nói ra chiếc giường. Bởi chiếc giường ngày cưới là kỉ vật còn giữ lại nhiều điều bí mật chỉ có hai vợ chồng biết, người ngoài không thể biết.

- Người chấp nhận là Ô-đi-xê.

Ô-đi-xê đã miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về chiếc giường.-->

muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng chung thuỷ, nhưng kỉ niệm đẹp của vợ chồng 20 năm về trước

=>chàng đã giải mã dấu hiệu riêng mà vợ mình đặt ra.

Pê-nê-lôp dùng sự khôn ngoan để xác minh sự thật.

Ô-đi-xê bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách ấy => sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ, cả hai đều thắng không có người thua.

3. Ý nghĩa đoạn trích “Uy-lít xơ trở về”

30

Em hãy nêu nhận xét khái quát gì về ý nghĩa của đoạn trích?

-Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong hoàn cảnh ntn?

Hoàn cảnh đó có tác động ntn đến tâm trạng và ngôn ngữ đối thoại của họ?

Hs thảo luận, trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung: Đó là sự cố ý sắp xếp của Ra-ma để công khai và hợp pháp hoá những lời buộc tội của mình và giữ uy tín, danh dự của một đức vua tương lai...

- Tư cách của Ra-ma trong phiên toà này ntn? (là con người xã hội?

cá nhân? hay cả hai?) -HS thảo luận, trả lời

- Tư cách của Xi-ta trong phiên toà này?

-HS thảo luận, trả lời

- Em có nhận xét gì về hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta?

-HS rút ra nhận xét

- Sau khi chiến thắng quỷ vương Va-ra-na, cứu được Xi-ta, Ra-ma đã nói những gì? với ai?

-HS thảo luận, trả lời

- Theo lời tuyên bố của Ra-ma, chàng chiến đấu và tiêu diệt quỷ vương, giải cứu Xi-ta vì động cơ

Đoạn trích đã đề cao khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con người. Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.

II. RA MA BUỘC TỘI (Trích)

1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta:

- Thời gian: sau khi Ra-ma cùng bạn hữu tiêu diệt được quỷ vương Ra-va-na, cứu được nàng Xi-ta, cũng là lúc thời hạn 14 năm phải lưu đày của hai người đã hết đã hết.

- Không gian:

+ Ko phải là ko gian riêng tư.

+ Là ko gian công cộng, trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người dân, quan quân, anh em bạn hữu của Ra- ma.

- Tư cách của Ra-ma: tư cách kép.

+ Con người xã hội: một người anh hùng chiến thắng, một đức vua anh minh.

+ Con người cá nhân: một người chồng thương yêu vợ.

 Ra-ma lựa chọn trách nhiệm, bổn phận của một vị anh hùng, một đức vua gương mẫu  nói những lời tàn nhẫn buộc tội Xi-ta.

- Tư cách của Xi-ta:

+ Một người vợ đã bị quỷ dữ bắt đi trong một thời gian dài  dễ bị nghi kị, hiểu lầm về danh tiết.

+ Một thần dân đặc biệt- người con gái có xuất thân cao quý ko cho phép ai có thể xúc phạm vào danh dự của mình.

=> Nhận xét:

- Hoàn cảnh tái hồi đặc biệt căng thẳng, trớ trêu, khốc liệt có tính chất một sự lựa chọn đạo đức các nhân vật được nhấn mạnh ở ý thức danh sự và bổn phận đạo đức.

2.Lời buộc tội của Ra-ma:

- Lời nói đầu tiên của Ra-ma trong cảnh tái hợp:

+ Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình.

+ Khẳng định sự giúp đỡ của của những người bạn hảo hán (Ha-nu-man, Vi-phi-sa-na).

 Bộc lộ rõ lí tưởng chiến đấu, sức mạnh của cộng đồng.

- Nói với Xi-ta: cách gọi “Hỡi phu nhân cao quý”

trịnh trọng nhưng xa lạ, khác thường.

 Thực chất là tuyên bố trước toàn thể cộng đồng.

- Theo lời tuyên bố của Ra-ma, chàng chiến đấu và tiêu diệt quỷ vương, giải cứu Xi-ta, vì:

+ Danh dự người anh hùng bị xúc phạm.

+ Nhưng thực chất còn vì tình yêu thương của người

31

gì? Nhưng thực chất là vì những động cơ nào? Song tại sao chàng chỉ khẳng định một lí do duy nhất?

-HS thảo luận, trả lờ- Vì sao Ra-ma tuyên bố ruồng bỏ Xi-ta? Tìm dẫn chứng cụ thể? Lí do chủ yếu là gì?

Vì sao?

-HS thảo luận, trả lời

- Giọng điệu của những lời buộc tội của Ra-ma với Xi-ta ntn?

Gv lưu ý hs: Thực chất những lời nói của Ra-ma là sự nói quá lên, rằn lòng, cố thể hiện ý chí sắt đá.

Ra-ma càng nhấn mạnh trách nhiệm, danh dự: “phải biết chắc điều này”, “ta nói rõ cho nàng hay chẳng chút ngập ngừng, quanh co” che giấu sự lúng túng, bối rối, đớn đau vì mâu thuẫn giằng xé.

- Hành động, thái độ của Ra-ma khi chứng kiến cảnh Xi-ta bước lên giàn hoả thiêu ntn?

-HS thảo luận, trả lời

- Nhận xét khái quát về vẻ đẹp của nhân vật Ra-ma?

-HS thảo luận, rút ra nhận xét.

- Thái độ và tâm trạng của Xi-ta khi gặp lại , khi nghe những lời tuyên bố trước đám đông lạnh lùng và khi nghe những lời buộc tội của Ra-ma?

-HS thảo luận, trả lời

- Xi-ta đã tự thanh minh cho mình ntn?

Gv khắc sâu: Liên hệ với quan niệm về chữ trinh tiến bộ trong Truyện Kiều: “Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay”...

- Tại sao Xi-ta chọn hành động nhảy vào giàn lửa để thanh minh cho phẩm giá của mình?

chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ gia đình.

 Chàng chỉ khẳng định lí do thứ nhất do đúng trên tư cách con người xã hội và sợ tai tiếng trước mặt mọi người phủ nhận tình cảm vợ chồng (“Phải... bình thường”).

- Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta vì:

+ Bổn phận, danh dự của một người anh hùng, một đức vua dòng dõi cao quý ko cho phép chàng chấp nhận một người vợ đã từng sống trong nhà kẻ khác một thời gian dài:“Người đã sinh trưởng... yêu đương”.

+ Sự ghen tuông của người chồng ko chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác: “Nàng đã bị ...người nàng”, “Thấy nàng được lâu”.

 Lí do thứ nhất là chủ yếu. Bởi Ra-ma phải hi sinh tình cảm cá nhân vì đòi hỏi của cộng đồng.

- Hành động, thái độ của Ra-ma khi chứng kiến cảnh Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu:

+ Nom chàng khủng khiếp như thần chết.

+ Ngồi im, mắt dán xuống đất.

 Cố nén tình cảm thật.

 Đau đớn, xót thương vợ.

Nhận xét:

Ca ngợi phẩm chất của người anh hùng lý tưởng Ra-ma, vị vua tương lai của đất nước: dũng cảm chống lại sự tàn bạo của kẻ thù, bảo vệ danh dự và tiến tăm dòng họ, biết dựa vào sức mạnh của an hem, đồng đội, biết cảm hóa và thu phục lòng người.

3. Lời đáp và hành động thanh minh quyết liệt của Xi- ta:

- Thái độ và tâm trạng của Xi-ta:

+ Khi gặp lại Ra-ma:“Khiêm nhường đứng trước Ra- ma”  Niềm vui, niềm hạnh phúc khi được gặp lại, đoàn tụ cùng chàng.

 Cố kìm nén cảm xúc, tình cảm trong hoàn cảnh khác thường.

+ Trước lời nói lạnh lùng, thái độ bất thường của Ra-ma :“Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ” ngạc nhiên, đau đớn.

+ Trước những lời buộc tội của Ra-ma:

“Đau đớn đến nghẹt thở”, “ Xấu hổ cho số kiếp của nàng”, “Muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình”, “Nước mắt đổ ra như suối”, “ Giọng nghẹn ngào nức nở”.

 Sự tủi thẹn, đau đớn tột cùng của người vợ thủy chung bị nghi ngờ, của một hoàng hậu tương lai bị sỉ nhục, mất danh dự trước dân chúng.

32

- Nhận xét, đánh giá chung về vẻ đẹp của nhân vật Xi-ta?

Mở rộng, nâng cao: Có gì gần gũi và khác biệt giữa cái chết của Vũ Nương (Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ) và nàng Xi-ta?

- Nhận xét, đánh giá về nhân vật Xi-ta?

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

1. Pê- nê- lốp trong “Uy-lít-xơ trở về” và Xi-ta trong “Ra-ma buộc tội” có điểm gì giống nhau ?

A. Tài năng B. Sự nghi ngờ C. Lòng chung thủy D. Sự đau khổ 2. Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ của mình về hai đoạn trích Uy- lít- xơ trở vềRa- ma buộc tội.

- Sự tự thanh minh của Xi-ta:

+ Phê phán sự đa nghi, việc đánh đồng nàng với loại phụ nữ thấp hèn của Ra-ma.

+ Khẳng định phẩm giá, tình yêu thủy chung của mình, phân tích cho Ra-ma hiểu: tâm hồn - thể xác; tình yêu, lòng chung thủy, ý chí kiên trinh, tâm hồn đoan chính - cảnh ngộ bị ép buộc, bị đày đọa về thể xác; điều trong vòng kiểm soát của nàng - số mệnh, quyền lực của kẻ khác.

+ Khẳng định đẳng cấp cao quý, phẩm chất tốt đẹp của mình: Xi-ta là con của đất mẹ.

+ Hành động tự thiêu sự tự thanh minh trong tuyệt vọng (Tình yêu... vô ích!).

 bản lĩnh, sự dũng cảm  hành động bi hùng Đó là cách thanh minh thuyết phục nhất theo quan niệm của người ấn Độ. Đồng thời, với Xi-ta, bị chồng ruồng bỏ, mất danh dự cũng chẳng khác gì cái chết.

Nhận xét:

Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ lý tưởng Xi-ta;

lòng chung thủy, quyết giữ gìn sự trong trắng khi ở trong tay kẻ thù, nỗi đau đớn và giận dữ tột cùng khi bị xúc phạm, niềm kiêu hãnh về nguồn gốc xuất thân cao quý.

- Đáp án : C.

HS viết đúng hình thức đoạn văn, nội dung hợp lí, thuyết phục,, phù hợp chuẩn mực đạo đức.

Hoạt động 5 : Hoạt động bổ sung 4. Củng cố:

- Ôn tập lại kiến thức về sử thi Hy Lạp và sử thi Ấn Độ qua hai đoạn trích đã học.

5. Dặn dò:

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài mới : Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

33

Ngày soạn : 30/10/2018 Tiết 9.

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)