2. Phân tích bài thơ để thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
a)Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống:
– Bức tranh thiên nhiên ngày hè được tả sinh động, giàu sức sống;
+ Cây hòe màu xanh lục có tán lá giương cao che rợp.
+ Cây thạch lựu bên hiên nhà đang tràn trề sắc đỏ.
+ Hoa sen màu hồng đang tỏa ngát hương thơm.
+Động từ mạnh “đùn đùn”. “phun”, “tiễn”
→ Thiên nhiên căng tràn nhựa sống và sinh động.
+Cách phối màu tài tình có tính chất hội họa; gam màu nóng xen với gam màu lạnh
+Hình ảnh độc đáo cách ngắt nhịp sáng tạo
+Cảnh mùa hè hiện lên qua những nét chấm phá tài hoa của Nguyễn Trãi. Đó là bức tranh hài hòa về màu sắc,
62
? Âm thanh cuộc sống hiện lên như thế nào ?
? Tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi được thể hiện rõ nét như thế nào ở hai câu kết ?
? Cách thể hiện khát vọng của ông có gì đặc biệt ?
? Đánh giá chung giá trị nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ ? HS suy nghĩ, trả lời.
GV chuẩn xác kiến thức.
đường nét và mùi vị
+Mùa hè không gây cảm xúc nóng bức khó chịu – Bức tranh cuộc sống
+ Với động từ: “rợp, phun, tiễn” ta thấy cảnh vật ngày hè sinh sôi nảy nở.
+ Cùng với từ láy: “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo nhiệt
+ Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: “lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve” cho ta thấy cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no.
+ Nhà thơ đã cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác nhìn thấy cây hòe màu xanh lục, thạch lựu màu đỏ hoa sen màu hồng, những chú ve, người dân làng chài + Ngoài ra nhà thơ đã nghe thấy âm thanh những người dân làng chài cười nói và tiếng ve râm ran trong chiều ta như tiếng đàn dội lên.
b) Tấm lòng yêu nước, yêu dân
-Tác giả mong ước có cây đàn của vua Ngu Thuấn để thay đổi cuộc sống của nhân dân lao động
=>Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân.
-Tấm lòng bao dung, rộng lượng:
+ Lẽ ra phải có cây đàn ấy từ lâu rồi
+ “Dân giàu đủ khắp mọi phương” : cuộc sống ấm no hạnh phúc ở khắp mọi nơi, đối với tất cả mọi người.=>
tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết đến trọn đời - Điểm kết tụ ở hồn thơ Ức Trai chính ở lòng yêu nước thương dân, mong ước cho nhân dân ấm no, hạnh phúc.
3. Kết luận :
Qua bức tranh mùa hè vui tươi tràn đầy sức sống tác giả đã gởi gắm lòng yêu mến quê hương đất nước, hoài bão giúp dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Nghệ thuật của bài thơ cũng rất sáng tạo. ông đã việt hóa thơ Đường luật, hệ thống ngôn ngữ giản dị,tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố:
- Nét đẹp về nghệ thuật và nội dung của bài thơ “Cảnh ngày hè”.
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Cảnh ngày hè”.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
63
Ngày soạn : 22/12/2018 Tiết 16.
ÔN TẬP “NHÀN”
-Nguyễn Bỉnh Khiêm-
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ qua quan niệm sống nhàn; thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. Một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
- Chú ý tích hợp: quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên 2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc bài thơ Nôm đường luật giàu triết lí.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Trân trọng và học tập nhân cách sống cao đẹp của NBK;lựa chọn được cho mình một thái độ sống tích cực.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng
10A8 2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Cảnh ngày hè”? Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn; sống cuộc sống an nhàn, thanh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ đựợc viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
64
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
? Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
? Cảm hứng bao trùm thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì ?
? Khái quát nội dung bài thơ
“Nhàn” ?
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những câu thơ sau:
“ Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao”
Gợi ý :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề quan tâm trong bài viết:
vẻ đẹp lối sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
- Phân tích những khía cạnh của vẻ đẹp lối sống nhàn trong
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), từng thi đỗ trạng nguyên. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ xin chém mười tám kẻ lộng thần nhưng không được chấp nhận. Sau đó ông xin về trí sĩ ở quê nhà, tự đặt tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học. Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập, tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, tập sấm kí Trình Quốc công sấm kí,…
2. Bao trùm trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm hứng thanh nhàn, tự tại, gắn bó với tự nhiên, không tơ tưởng bon chen phú quý. Cảm hứng ấy được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, tự nhiên mà cô đọng, giàu ý vị. Bài thơ Nhàn trích ở tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập là một trường hợp tiêu biểu.
3. Với lời thơ tự nhiên, giản dị mà giàu ý vị, bài thơ Nhàn thể hiện được một cách sâu sắc cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựa chọn. Đó là quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
II. BÀI TẬP
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Khi nhắc đến ông là mọi người thường nghĩ ngay đến việc lúc ông làm quan, ông đã từng dâng sớ vạch tội xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành nên ông đã cáo quan về quê.
Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc. “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu của ông. Bốn câu thơ đầu của bài thơ nói rõ nhất về vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hai câu thơ đầu đã khắc họa được như thế nào một cuộc sống nhàn rỗi :
“Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẫn dầu ai vui thú nào”
Ở câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh một ông lão nông dân sống thảnh thơi. Bên cạnh đó tác giảc còn dùng biện pháp điệp từ “Một” thêm vào là một số công cụ quen thuộc của nhà nông dân nhằm khơi gợi trước mắt người đọc một cuộc sống rất tao nhã và gần gũi nhưng không phải ai muốn là có. Từ “Thơ thẩn” trong câu hai khắc họa dáng vẻ của một người đang ngồi ung dung, chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo lão về quê ở ẩn. Và từ “vui thú nào” cũng một
65
đoạn thơ:
+ Nhàn là “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một “lão nông tri điền” đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn.
+ Hai chữ “thơ thẩn” là trạng thái thảnh thơi, vô sự, trong lòng không còn gợn chút cơ mưu tư dục của con người.
Trong tương quan với “thú nào” của “dầu ai” kia, nhàn đã trở thành một thú có dư vị và sức hấp dẫn riêng đối với nhà thơ.
+ “Chốn lao xao” chính là chốn quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe quyền quý, kẻ hầu người hạ, bon chen luồn lọt hãm hại nhau. Còn “nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi. Vậy cái “dại” và
“khôn” ở đây thật ra là cách nói ngược, thâm trầm ý vị, vừa tự tin, tự cho mình là “dại”, người là “khôn”, vừa hóm hỉnh pha chút mỉa mai.
HS viết thành bài văn ngắn đọc trước lớp.
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
lần nữa nói lên cái nhàn rỗi, cái vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là cảnh nhàn dẫu có ai bon chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái. Hai câu thơ đầu không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thế ung dung nhàn hạ, tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng vui thú, điền viên…
“…Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Hai câu thơ tiếp theo của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối lâp nhau như “ta” – “người”;
“dại” – “khôn”; “nơi vắng vẻ” – “chốn lao xao” một loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của ông.
Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ với chốn thôn quê cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm đến chốn “phồn hoa đô hội”. Hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập, hoàn toàn trái ngược nhau. Ông tự nhận mình là
“dại” vì theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn. Vậy lối sống của ông có phải là lối sống xa dời và trốn tránh trách nhiệm? Điều đó tất nhiên là không, vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ cốt cách thanh tao của mình. Do ông có hoài bão muốn giúp vua làm cho trăm dân no ấm, hạnh phúc nhưng triều đình lúc đấy tranh giành quyền lực, nhân dân rất đói khổ, tất cả ước mơ hoài bão của ông không được xét tới. Vậy nên ông rời bỏ “Chốn lao xao” là điều đáng trân trọng. Ta có thể cảm nhận được ông đã sống rất thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên, tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen, tranh giành. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì bài thơ đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ.
Như vậy, qua bốn câu thơ đầu của bài thơ “Nhàn” ta đã hiểu rõ được quan niệm sống nhàn và nhân cách của ông, coi thường danh lợi, luôn giữ được tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên.
Hoạt động 5. Hoạt động thực hành 4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung của chữ “nhàn” trong bài thơ.
5. Dặn dò
- Đọc thuộc bài thơ.Sưu tầm những câu thơ thể hiện triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Soạn bài : Ôn tập : Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du).
66
Ngày soạn : 29/12/2018 Tiết 17.
ÔN TẬP : ĐỌC TIỂU THANH KÍ (ĐỘC “ TIỂU THANH KÍ”) -Nguyễn Du- A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc.
- Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại : quan tâm đến thân phận những người làm ra giá trị văn hóa tinh thần bị đối xử bất công.
- Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du đã toàn diện hơn.
- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, kết cấu.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tìm hiểu một bài thơ Đường luật trữ tình trung đại.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Trân trọng tình cảm Nguyễn Du; Cảm thương, xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh;
biết yêu mến, nâng niu, trân trọng, bảo vệ cái đẹp trong cuộc đời.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng
10A8 2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm ? Vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Nhắc đến Nguyễn Du người ta thường nghĩ ngay đến thiên cổ tình thư: Truyện Kiều của ông. Điều ấy có lí do của nó. Truyện Kiều là một thành công kiệt xuất của thơ ca tiếng Việt. Nhưng bên cạnh Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du còn làm rất nhiều thơ chữ Hán có giá trị – cũng vò xé, cũng nhức nhối lòng người không khác gì khúc nam âm tuyệt xướng ấy. Độc Tiểu Thanh Kí là bài thơ chữ Hán trác tuyệt, sinh hoa diệu bút của đại thi hào Nguyễn Du, được xếp trong Thanh Hiên Thi Tập. Bài thơ đã bộc lộ một cách sâu sắc cái nhìn cảm thông của tác giả trước những thân phận tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội cũ và dường như đó còn là bức thông điệp tình thương, nỗi nhói buốt can tràng của muôn đời.
67
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV hướng dẫn HS củng cố những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm.
? Nêu xuất xứ bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” ?
? Khái quát đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài thơ ?
? Tiểu Thanh là ai ?
? So sánh nguyên tác và dịch nghĩa : “hận sự”
được dịch thành “nỗi hờn” đã sát ý hay chưa ?
“Cổ kim hận sự” nghĩa là gì ?