ÔN TẬP “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 218 - 221)

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tiết 29: ÔN TẬP “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”

- Đặng Trần Côn - - Đoàn Thị Điểm - I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức: Giúp hs

- Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt ngồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

2. Kĩ năng: Phân tích tâm trạng nhân vật.

3.Thái độ: Cảm thông với nỗi buồn của người chinh phụ và lên án chiến tranh phi nghĩa.

4. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện thực hiện - GV: GA, SGK, SGV tự chọn - HS: Vở ghi, vở soạn, SGK III. Cách thức tiến hành - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức:

Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số HS vắng

10A2 10A6

2. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong bài dạy 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm

Chinh phụ ngâm là bài ca dài, lời than thở của người vợ trẻ có chồng đi chiến trận ở xa, khao khát c/s lứa đôi trong hoà bình yên ổn của người chinh phụ.

Hoạt động của GV Hoạt động của GV Hoạt động 2: Hoạt động hình thành

kiến thức mới

GV cho học sinh thấy được diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích

I. Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ 1. Mở đầu khúc ngâm, người chinh phụ nhớ lại cảnh chia tay.

- Mâu thuẫn cơ bản đạt ra trong suốt tác phẩm là mâu thuẫn giữa phép công

và niềm tây (niềm tư), mở đầu tác phẩm mối mâu thuẫn này cũng đã xuất hiện. Ðôi vợ chồng trẻ này đang sống trong hạnh phúc, yên ổn thì chiến tranh xảy ra. Vì tình thế khẩn trương, vì ý thức về nghĩa vụ, vì danh dự của trang nam nhi hào kiệt và đây cũng là dịp lập công danh, đem vinh hiển về cho gia đình, người chinh phu đã

"xếp bút nghiên theo việc đao cung". Người chinh phụ sẽ nói gì cho thực tế tàn nhẫn này.

Trường THPT Đồng Đậu Giáo án tự chọn văn 10

219 GV cho học sinh thấy được diễn biến

tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

Bên cạnh nỗi buồn, nỗi lưu luyến, sầu muộn chinh phụ cũng đã khẳng khái nói:

"Phép công là trọng, niềm tây sá nào"

Nàng đã ca ngợi chí khí, hành động của chinh phu:

Nàng thấy hình ảnh của người chồng rực rỡ, uy nghi như một trang dũng tướng giữa đoàn quân:

"Aùo chàng đỏ tựa rỏng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in".

Ðó là về lí trí còn về mặt tình cảm thì:

"Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền".

"Bóng cờ, tiếng trống xa xa

Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng"

2.Sau hồi tiễn biệt người chinh phụ trở về chốn phòng khuê.

- Bằng đôi cánh của trí tưởng tượng nàng đã phóng tầm mắt ra chiến trường để theo dõi cuộc sống, vận mệnh của chinh phu nơi chiến địa.

+ Cảnh chiến trường hiện lên trước mắt nàng thật đen tối. Ở đây không hề có tiếng ngựa hí, tiếng quân reo, hay tiếng va chạm của vũ khí mà chỉ có một luồng tử khí lạnh lẽo bao trùm.

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi theo + Trong cảnh chiến trường đen tối ấy, chinh phụ cũng đã hình dung ra cuộc sống và vận mệnh của chinh phu. Cuộc sống của chàng thật gian lao, vất vả:

Mai Hồ vào, Thanh Hải dòm qua

+ Giữa hoàn cảnh hiểm nghèo, gian lao ấy chinh phu không còn giữ được khí thế hào hùng của buổi đầu xuất quân. Chàng trở nên mệt mỏi, bạc nhược trước cuộc sống chiến tranh:

Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn Dòng nước sâu ngựa nản chân bon Não người áo giáp bấy lâu

Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây

+ Nàng như đã nhìn thấy kết cục bi thảm của chồng mình ở chốn đạn lạc, tên rơi:

- Sau khi trải qua những giây phút lo âu cho cuộc sống và vận mệnh của chồng nơi chiến địa chinh phụ trở lại với thực tại của mình. Giờ đây cuộc sống đơn chiếc, lẻ loi gợi lên trong tâm trí nàng bao nhiêu câu hỏi về nguyên nhân của sự xa cách:

Ở đây cái nhận thức đầu tiên rõ rệt nhất của chinh phụ là cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng nàng bị phá vỡ, hai người phải chia lìa đôi ngả là hết sức vô lí, là không thể chấp nhận được.

II. Phân tích một số đoạn thơ

Trường THPT Đồng Đậu Giáo án tự chọn văn 10

220 Phân tích diễn biến tâm trạng của

chinh phụ trong đoạn thơ từ:“Gà eo óc gáy” đến “phím loan ngại trùng”.

Phân tích diễn biến tâm trạng của chinh phụ trong đoạn thơ từ “Lòng này gửi gió đông… ” đến hết.

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng

1. Đoạn từ “Gà eo óc gáy… ” đến “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”:

Nếu đoạn trên là khát khao đồng cảm thì đến đoạn này tác giả lại tập trung diễn tả sự chờ đợi nặng nề khủng khiếp mà chinh phụ phải gánh chịu trong những ngày biền biệt xa chinh phu. Câu 1 và 2 là cảnh đêm và ngày, tình cảnh nào cũng lẻ bóng đơn côi. Không phải ngẫu nhiên tác giả đã xếp hai ý đêm ngày sóng đôi nhau, gợi nỗi thất vọng triền miên trong nỗi khát khao đồng cảm. Đêm thì tiếng gà eo óc gáy suốt năm canh, ngày thì bóng hoè lơ đãng chuyển hết bên này sang bên nọ. Thiên nhiên vạn vật phải chăng đang vô tình trước sự cô đơn lạnh lẽo của chinh phụ. Câu 3 và 4 là cảnh chờ đợi, thời gian chờ đợi dài như thời gian vô tận và không gian mênh mông.

- Đoạn “Hương gượng đốt… ” đến “… phím loan ngại trùng” nói về những gắng gượng của chinh phụ để thoát khỏi tình cảnh cô đơn hiện tại nhưng không hiệu quả: Miễn cưỡng đem hương ra đốt nhưng như càng bị dấn sâu thêm vào nỗi sầu miên man; đem đàn ra gẩy hi vọng vơi nguôi nỗi buồn nhưng cũng không làm được: dây đàn kinh sợ mà đứt, phím đàn ngần ngại mà chùng. Như thế, mọi gắng gượng đều vô vọng, không vượt thoát được nỗi cô đơn đang bao trùm, vây bủa.

Gợi ý: Nếu trước đó đoạn thơ tập trung diễn tả cảnh lẻ loi đơn chiếc của chinh phụ thì đoạn này chuyển sang diễn tả nỗi lòng chinh phụ hướng về phương xa, nơi nàng hình dung có sự hiện diện của chinh phu. Không gian thay đổi, điểm nhìn thay đổi, từ căn phòng nhỏ hẹp chuyển sang không gian xa rộng và bát ngát không cùng:

Non Yên… bằng trời.

Vì nỗi nhớ lớn quá mà nàng nảy sinh một ý nghĩ nên thơ: gửi gió đông đem lòng thương nhớ của mình đến nơi có người chồng đang chinh chiến.

Nhưng đó cũng chỉ là một ước mơ vô vọng, không thể thực hiện được. Hỏi trời, trời không thấu và trời ở xa quá: “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”.

Bởi thế, quả thật là chỉ có thời gian đằng đẵng và không gian mênh mông mới đo được nỗi nhớ của chinh phụ ngày dài biền biệt xa cách; qua đó bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả

Trường THPT Đồng Đậu Giáo án tự chọn văn 10

221 Chỉ ra và phân tích những hình ảnh

thơ đặc sắc

Bài tập

Gợi ý: Hình ảnh thơ đặc sắc, giàu tính biểu trưng, đặc biệt là hình ảnh hoa, nguyệt trong phần cuối đoạn thơ. Những diễn biến phong phú, tinh vi của tình cảm được diễn tả trên cái nền tâm cảnh buồn khổ, lẻ loi. Cảnh và tình đan bện, làm nổi bật những diễn biến của tâm trạng con người.

Hoa – nguyệt là những hình ảnh ẩn dụ để nói về tâm trạng của chinh phụ. Chinh phụ thì đang cô đơn đến tột cùng, vậy mà hoa nguyệt thì cứ sóng đôi quấn quýt. Hoa phô bày vẻ đẹp trước nguyệt, nguyệt chan hoà ánh sáng lên hoa. Đặc biệt hai chữ hoa và nguyệt khi thì được xếp ở đầu hai vế của câu thơ, khi thì gần sát nhau… như biểu tượng về sự gắn kết, giao hoà “nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông”. Tình cảnh ấy càng làm chinh phụ thấm thía sâu sắc nỗi cô đơn quạnh vắng của bản thân

Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung 4. Củng cố:

- Nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ.

- Khát khao hạnh phúc của người chinh phụ

5. Dặn dò:

- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học tiếp theo

Kí duyệt ngày: 24/ 4/ 2018 Soạn hết tiế 29

Ngày soạn: 27 / 4 /2018

Ngày dạy: / / 2018

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 218 - 221)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)