Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 42 - 48)

Tiết 8. SỬ THI HY LẠP, SỬ THI ẤN ĐỘ

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ

1.Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:

- Bối cảnh lịch sử:

+ Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ từ phong kiến phương Bắc (Chiến thắng Bạch Đằng 938, triều đại Ngô Quyền được thiết lập).

+ Dân ta lập nhiều chiến công trong chiến thắng giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc (chống Tống, 3lần chiến đấu và chiến thắng quân Nguyên - Mông) => không khí bao trùm cả thời đại là không khí hùng tráng, tạo ra một khí thế Đông A hào hùng của thời đại.

+ Xây dựng đất nước hoà bình vững mạnh; chế độ phong kiến Việt Nam phát triển.

- Văn học giai đoạn này có những bước ngoặt lớn:

+ Văn học viết chính thức ra đời.

+ Sự xuất hiện của văn học chữ Nôm vào cuối thế kỉ XIII.

=> mở ra sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của văn học dân tộc: Bên cạnh văn học dân gian còn có văn học viết, bên cạnh văn học chữ Hán còn có văn học chữ Nôm.

- Về mặt nội dung: Văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

43

thứ nhất này hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

+HS : Nêu đặc điểm lich sử giai đoạn văn học này.

- GV: Tại sao nói đến giai đoạn này văn học Việt Nam có những bước ngoặt lớn?

+ HS : Nêu các sự kiện văn học mang tính bước ngoặt của giai đoạn văn học này.

- GV: Văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu gì về mặt nội dung và nghệ thuật ?

+ HS trình bày.

=> GV chốt lại

- GV: Nói đến văn học giai đoạn này người ta thường hay nhắc tới hào khí Đông A của thời đại. Em nào có thể giải thích khái niệm

“hào khí Đông A”?

+ HS phát biểu.

- GV: Em hãy nêu tên những tác giả tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này?

+ HS kể tên các tác giả tác phẩm tiêu biểu.

- GV: Nêu những đặc điểm về lịch sử có ảnh hưởng đến giai đoạn văn học này?

+ HS : Trả lời

- GV trình bày nhanh: Trong hoàn cảnh lịch sử thay đổi như vậy, văn học Việt Nam có những bước phát triển mới:

+ Hai bộ phận của văn học viết là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển và đạt được nhiều thành tựu.

+ Hiện tượng văn sử triết bất phân

mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Văn học khẳng định và ngợi ca dân tộc.

- Về mặt nghệ thuật: Văn học:

+ Văn học chữ Hán: có những thành tựu lớn như văn chính luận (“Chiếu dời đô” “Hịch tướng sĩ”), văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa (“Đại Việt sử kí toàn thư” - Lê Văn Hưu, “Việt điện u linh tập” - Lí Tế Xuyên), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải…). Ở đây có hiện tượng văn - sử - triết bất phân.

+ Văn học chữ Nôm: Đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ phú Nôm.

- Xuất xứ của khái niệm “Hào khí Đông A”: Trong chữ Hán, bộ Đông với chữ A ghép lại thì tạo thành chữ Trần. Hào khí Đông A chính là hào khí của thời Trần. Đó là hào khí hào hùng của một triều đại anh hùng với những tráng sĩ hiên ngang, dũng cảm. Đó là hào khí của những chiến thắng oanh liệt của nhà Trần 3lần đánh thắng quân Nguyên – Mông.

- Hào khí Đông A chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu của văn học viết bởi vì đây chính là giai đoạn cực thịnh của triều đình phong kiến. Lúc này triều đình phong kiến còn giữ vai trò tích cực. Đến giai đoạn sau nhà nước phong kiến ngày càng suy thoái đến khủng hoảng, mục ruỗng. Chính vì thế mà hào khí Đông A hào hùng không còn nữa.

- Các tác giả tác phẩm tiêu biểu: “Thiên đô chiếu” – Lí Công Uẩn, “Quốc Tộ” - Nguyễn Pháp Thuận, “Nam Quốc sơn hà”

– Lí Thường Kiệt , “Dụ chư tì tướng hịch văn” - Trần Quốc Tuấn, “Tụng giá hoàn kinh sư” - Trần Quang Khải, “Thuật hoài”- Phạm Ngũ Lão, “Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu,…

2.Văn học từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Cuộc chiến tranh chống quân Minh xâm lược thắng lợi thể hiện sức mạnh toàn dân tộc, đưa chế độ phong kiến Việt Nam lên đến cực thịnh.

+ Bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến đã bắt đầu có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt, song nói chung tình hình vẫn ổn định.

- Về phương diện nội dung:

+ Văn học vẫn tiếp nối mạch cảm hứng yêu nước, ngợi ca hào hùng của giai đoạn trước trong thơ văn Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… “Quan trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Thiên Nam ngữ lục”… là những kết tinh thành tựu văn

44

nhạt dần, thay thế bằng những tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng.

- GV: Nội dung cảm hứng của văn học thời kì này có gì tiếp nối và có gì khác với văn học giai đoạn trước? Lấy ví dụ để chứng minh.

+ HS trả lời.

- GV: Những thành tựu nổi bật của văn học chữ Hán thời kì này là gì?

+ HS: trả lời dựa theo sách giáo khoa.

- GV: Song song với văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm phát triển và đạt được những thành tựu gì?

+ HS trả lời.

- GV: Đến giai đoạn này, hoàn cảnh đất nước có gì thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học?

+ HS nêu vắn tắt những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học.

- GV: Nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là gì?

+ HS: Nêu những đặc điểm cơ bản về mặt nội dung của văn học giai đoạn này.

- GV: Giai đoạn văn học này đã đạt được những thành tựu nghệ thuật nào? Hãy lấy ví dụ minh hoạ

học yêu nước của năm thế kỉ trước đó.

+ Bên cạnh đó văn học giai đoạn này đã bắt đầu chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những tệ lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức. “Truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển hướng này. Đây chính là điểm khác so với nội dung văn học thời kì trước đó.

- Về phương diện nghệ thuật:

+ Nghệ thuật chính luận tiếp tục phát triển tạo nên những áng văn hùng biện xuất sắc: “Đại cáo bình Ngô”, “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba”…

+ Văn học chữ Hán: Các tác giả đã bắt đầu quan tâm đến số phận con người. Loại truyện ngắn truyền kì đã xuất hiện như một số truyện trong “Thánh Tông di thảo” – Lê Thánh Tông,

“Truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ. Những loại văn sử kí, tựa, bạt, thơ, phú, từ chữ Hán cũng rất phong phú và có nhiều thành tựu đặc sắc.

+ Văn học chữ Nôm: Thơ Nôm đường luật đã trở thành một thể thơ Việt được ưa chuộng với những tác phẩm đỉnh cao:

“Quốc âm thi tập” - Nguyễn Trãi, “Hồng Đức quốc âm thi tập” – các tác gia đời Lê Thánh Tông,…Hai thể thơ thuần Việt là thể lục bát và song thất lục bát hình thành, mở ra chân trời mới cho thơ trữ tình và thơ tự sự tiếng Việt. Văn học chữ Nôm càng phát triển lớn mạnh càng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

3.Văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX:

- Hoàn cảnh lịch sử: Có nhiều biến động:

+ Nội chiến phong kiến tiếp tục kéo dài gay gắt.

+ Phong trào nông dân khởi nghĩa sôi sục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn, diệt Trịnh - Nguyễn, diệt Xiêm Thanh, thống nhất đất nước.

+ Sau đó, Tây Sơn thất bại, nhà Ngyễn khôi phục vương triều phong kiến chuyên chế. Đất nước đứng trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.

- Nội dung chủ yếu của văn học: Trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa:

+ Nếu ở hai giai đoạn trước văn học thiên chủ yếu về chủ đề yêu nước, tinh thần giáo huấn ca tụng đạo lí thì văn học giai đoạn này chủ yếu phơi bày hiện thực xã hội bất công dấu tranh đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người nhất là người phụ nữ.

+ Đặc biệt là thơ văn giai đoạn này bắt đầu hướng nhiều vào thế giớ riêng tư và ý thức cá nhân của con người. Đây là điểm

45

+ HS: Trả lời.

- GV: Hãy kể tên các tác giả tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này?

+ HS: Kể tên các tác giả tác phẩm chính trong giai đoạn văn học này.

- GV trình bày nhanh những nét chính về hoàn cảnh lịch sử.

- GV: Nêu những thành tựu nghệ thuật của giai đoạn văn học này?

+ HS dựa vào sách giáo khoa trả lời.

- GV: Em nào hãy kể tên các tác giả tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này?

khác hẳn so với văn học thời kì trước đó.

- Văn học phát triển mạnh mẽ cả về văn xuôi lẫn văn vần, cả văn học chữ Nôm lẫn văn học chữ Hán. Thể loại ngâm khúc và truyện Nôm nở rộ, đạt đến trình độ mẫu mực.Thơ hát nói cũng ổn định về thể thức và tạo được nhiều tác phẩm xuất sắc với tài nghệ của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,…Thơ Nôm Đường luật đạt đến trình độ điêu luyện với sáng tác của Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan.

- Về ngôn ngữ, giai đoạn này đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của tiếng Việt văn học. Cùng với từ Hán Việt được sử dụng linh hoạt và tinh tế, lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân đã đi vào thơ ca, khiến ngôn ngữ văn học trở nên mềm mại, uyển chuyển, giàu sức biếu cảm và vươn tới trình độ thẩm mĩ cổ điển.

- Tác giả tác phẩm tiêu biểu: “Truyện Kiều" - Nguyễn Du,

“Sơ kính tân trang” - Phạm Thái, “Chinh phụ ngâm” diễn Nôm - tương truyền của Đoàn Thị Điểm, “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô gia văn phái…

4.Văn học nửa cuối thế kỉ XIX:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Chế độ phong kiến suy tàn, thực dân Pháp xâm lược, triều đình đầu hàng từng bước.

+ Nhân dân vùng dậy chiến đấu.

=> Đây là thời kì tinh thần yêu nước của dân tộc bùng lên mạnh mẽ, đồng thời cũng là những lúc sĩ phu thức thời suy nghĩ về vận nước trong xu thế chung của thế giới.

- Về phương diện nội dung:

+ Thơ văn yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX phát triển rất phong phú. Nhưng cảm hứng yêu nước ở đay không mang cảm hứng hào hùng ngợi ca như thời kì từ thế kỉ X đến thế kỉ XV nữa. Cảm hứng yêu nước ở đây mang âm hưởng bi tráng, ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc.

+ Thơ ca trữ tình trào phúng đạt những thành tựu xuất sắc với những sáng tác của Nguyễn Khuyến , Tú Xương,…

- Về phương diện nghệ thuật:

+ Văn thơ chữ Hán chữ Nôm vẫn đóng vai trò cốt yếu.

+ Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện với một số tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản, Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh…đã bước đầu đem đến cho văn học những đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

- Tên các tác giả tác phẩm tiêu biểu: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Ngư tiều y thuật vấn đáp” - Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích,

46

+ HS: Trả lời. Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Trường Tộ,…thơ trữ tình trào phúng thì có hai đại biểu tiêu biểu là Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Câu 1: Hai thành phần chính của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là:

a.Văn học viết và văn học dân gian.

b.Văn học chữ Nôm và văn học chữ Hán.

c.Văn học viết và văn học truyền miệng.

d.Văn học truyền miệng và văn học dân gian.

Câu 2: Đâu là thể loại văn học thuần Việt trong các thể loại sau:

a.Thơ Đường luật.

b.Phú.

c.Thơ lục bát và song thất lục bát.

d.Hịch.

Câu 3: Thơ Nôm Đường luật đạt đến trình độ điêu luyện với sáng tác của ai?

a.Hồ Xuân Hương.

b.Bà Huyện Thanh Quan.

c.Nguyễn Trãi.

d.Nguyễn Đình Chiểu.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố

- Các giai đoạn phát triển, hoàn cảnh lịch sử xã hội của văn học trung đại Việt Nam.

5. Dặn dò - Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

47

Ngày soạn : 22/11/2018

Tiết 12.

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (tiếp) A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về nội dung của VHTĐVN, từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những tác phẩm VHTĐ đã và đang học

- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của VHTĐ VN.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện một giai đoạn văn học, cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn VHTĐ. Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm văn học sử một cách hệ thống.

- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu và hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm sẽ học của thời kì này.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.Yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng

10A8 2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày hoàn cảnh lịch sử và thành tựu của một giai đoạn văn học trong thời kì văn học trung đại.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là dòng văn học viết thời phong kiến. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, dòng văn học này đã có những thành tựu to lớn, với nhiều danh gia, kiệt tác, xứng đáng là sự thăng hoa của nghệ thuật ngôn từ, thể hiện tâm hồn, trí tuệ Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học thời kì này.

48

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - GV: Văn học trung đại Việt Nam chịu tác động sâu sắc của những nhân tố nào? Dưới sự tác động ấy thì nội dung của văn học trung đại có những đặc điểm gì?

+ HS: Trả lời

=> GV chốt lại theo 2 ý.

a) Chủ nghĩa yêu nước:

- GV: Cảm hứng yêu nước ở đây có gì đặc biệt?

Trong các giai đoạn phát triển khác nhau, cảm hứng ấy có gì thay đổi không?

+ HS:trả lời.

- GV: Tích hợp với kiến thức tập làm văn: Khi có một đề văn yêu cầu chúng ta phân tích cảm hứng yêu nước trong một tác phẩm trung đại nào đó thì chúng ta phải chỉ ra được:

+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó

+ Chỉ ra và phân tích được những biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong tác phẩm, xem trong tác phẩm, cảm hứng yêu nước được thể hiện qua những biểu hiện cụ thể nào.

+ Cách thể hiện cảm hứng yêu nước có gì đặc sắc không?

+ Đặt vào trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để thấy được giá trị và ý nghĩa của nó: Với cảm hứng yêu nước đó nó có đóng góp gì không?

Có gì đặc sắc không? Có thể so sánh vói những tác phẩm thê hiện cảm hứng yêu nước có cùng biểu hiện để thấy rõ điều đó.

+ Cuối cùng phải khái quát lên thành một vấn đề chung có tính chất truyền thống.

-GV: Em hãy đánh giá khái quát về chủ nghĩa yêu nước?

+HS trả lời.

b.Chủ nghĩa nhân đạo:

- GV: Theo em chư nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại bắt nguồn từ đâu và chịu ảnh hưởng của những yếu tố gì?

+ HS; Tóm tắt những ý chính.

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)