Một số thể thơ chính của văn học trung đại

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 52 - 55)

Thơ cổ phong (cổ thể) là thể thơ tương đối tự do, không cần niêm luật, gồm những câu thơ 7 chữ

53

các thể thơ nâng cao các thể thơ ca từ thơ ca dân gian Việt Nam, gọi là các thể thơ cổ truyền của dân tộc.

? Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể thơ cổ phong ? Lấy ví dụ minh họa ?

? Thế nào là thơ Đường luật ?

Quy định về hình thức của thơ Đường luật như thế nào ?

Lấy ví dụ minh họa ? HS suy nghĩ, trả lời.

hay 5 chữ (thất ngôn cổ phong hay ngũ ngôn cổ phong). Thơ cổ phong xuất hiện vào đời Đông Hán (25-220), trước đời nhà Đường. Sau đây là những đặc điểm của thơ cổ phong:

– Số chữ trong mỗi câu phải là 7 chữ hay 5 chữ (ngũ ngôn hay thất ngôn).

– Không có niêm luật và đối chặt chẽ như thơ Đường.

– Không hạn chế số câu, thường là từ 4 câu trở lên, muốn dài ngắn bao nhiêu cũng được.

– Người ta thường làm Thơ Cổ Phong với số câu là 4 câu, 6 câu, 8 câu, hay 12 câu.

– Những bài thất ngôn dài quá 8 câu được gọi là bài thất ngôn trường thiên và ngũ ngôn dài quá 16 câu gọi là ngũ ngôn trường thiên.

– Tuy không cần niêm luật (bằng trắc), nhưng vẫn cần âm hưởng và tiết tấu. Cách gieo vần trong thơ cổ phong có thể độc vận hay liên vận. Có thể cứ 4 câu lại đổi vần hay cứ 8 câu đổi vần, hoặc mỗi 2 câu đổi vần một lần cũng được.

– Cách đối thì tùy, muốn đối thì đối, muốn không thì không. Nếu đã đối thì phải đối cho chỉnh. Ý đối ý và chữ đối chữ cho đúng cách.

1.2. Thơ Đường Luật:

- Là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường (618- 907) và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

a. Theo số chữ trong câu:

– Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.

– Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.

– Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

– Vận (cách gieo vần).

– Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ý lẫn đối chữ).

54

? Bố cục của bài thơ gồm mấy phần ? Vai trò của từng phần ?

HS suy nghĩ, trả lời.

? Những đặc điểm của thơ lục bát ? Lấy ví dụ minh họa ?

? Cách gieo vần trong thơ lục bát như thế nào ?

Lấy ví dụ minh họa ? HS suy nghĩ, trả lời.

– Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).

– Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).

– Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):

* Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).

* Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).

* Luận: câu 5-6 (bình luận, bàn bạc).

* Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).

2. Thơ ca cổ truyền Việt Nam

Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà

“Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:

2 4 6

bằng trắc bằng 2 4 6 8

bằng trắc bằng bằng

Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.

Cách gieo vần trong thơ lục bát

Khác với thơ bảy chữ, thơ lục bát gieo vần ở cuối câu lục và ở chữ thứ 6 của câu bát theo luật như sau :

-Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát , chữ cuối câu bát vần với chữ cuối câu lục tiếp theo, cứ như thế tiếp tục .

ví dụ :

Khúc đâu Tư mã Phượng cầu,

Nghe ra như oán như sầu phải chăng ! Kê Khang này khúc Quảng lăng, Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân

– các chữ thứ 2,4,6 của câu lục phải là bằng, trắc, bằng

Ví dụ : Trong như tiếng hạc bay qua B-T-B -Các chữ thứ 2,4,6,8 của câu bát phải là bằng, trắc, bằng, bằng

55

? Thể hịch thường dùng trong trường hợp nào ?

Một bài hịch thường có mấy phần ?

? Thể cáo thường được dùng trong trường hợp nào ?

Yêu cầu đối với thể cáo là gì ? HS suy nghĩ, trả lời.

GV chuẩn xác kiến thức.

ví dụ : đục như tiếng suối mới sa nửa vời B-T-B- B

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)