KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 164 - 168)

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tiết 12 KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Nắm được những nét chính về nội dung của VHTĐVN, từ đó có cáI nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những tác phẩm VHTĐ đã và đang học. Nắm được những nét chính về NT của VHTĐ VN

2. Kỹ năng : Biết cách phân tích giá trị NT của một tác phẩm VHTĐ 3. Thái độ tình cảm : Yêu mến, trân trọng các sáng tác VHTĐ

II. Phương tiện thực hiện - GV: GA, SGK, SGV tự chọn - HS: Vở ghi, vở soạn, SGK III. Cchs thức tiến hành - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức:

Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số HS vắng

165

10A2 10A6 2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy nêu những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam ?

3. Bài mới :

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm

VHVN trung đại Việt Nam phát triển trong một thời gian dài với diễn biến lich sử xã hội phức tạp. Tuy nhiên, nó đã gặt hái được rất nhiều thành tựu cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu vào tiết học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2: Hoạt động hình

thành kiến thức mới

- GV: VHTĐVN có những ND chính nào

- GV: Đặc điểm ND yêu nước của VHTĐ??

- GV: Nội dung yêu nước có những biểu hiện như thế nào?

Nêu VD cụ thể?

- GV: Đặc điểm và biểu hiện của CNNĐ trong VHTĐVN? Nêu VD?

I. Nội dung

1. Chủ nghĩa yêu nước :

CN yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của VHTĐVN

- Đặc điểm : Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống yêu nước của dân tộc và tư tưởng trung quân ái quốc. Tuy nhiên sự li tâm với tư tưởng này càng về sau càng rõ nét.

- Biểu hiện :

+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm : Lòng căm thù giặc

Tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù xâm lược

Ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc...

-> Tác phẩm : Tỏ lòng, Phú sông BĐ, Đại cáo bình Ngô...

+ Khi đất nước hoà bình:

Tình yêu thiên nhiên, đất nước, sự gắn bó tha thiết với quê hương

Ý thức giữ gìn và chấn hưng nền VHDT

-> Tác phẩm: Quy hứng, Cảnh ngày hè, Tựa “Trích diễm thi tập”…

2. Chủ nghĩa nhân đạo:

- Cũng là một nội dung lớn xuyên suốt của VHTĐ VN

- Đặc điểm: Truyền thống nhân đạo VN kết hợp với tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão Trang

- Biểu hiện:

+ Tình yêu thương đối với con người

+ Sự lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo + Tiếng nói khẳng định, đề cao con người và khát

166

- GV: Biểu hiện của cảm hứng thế sự trong VHTĐVN?

vọng chân chính (sống, hạnh phúc, công lí, chính nghĩa)

-> Tác phẩm: Nhàn, Độc Tiểu Thanh kí, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, Đại cáo bình Ngô

3. Cảm hứng thế sự

- Xuất hiện rõ nét trong VHTĐ cuối thời Trần, khi mà triều đại PK nhà Trần đã có những biểu hiện suy tàn + Bài thơ làm tháng 6 năm Nhâm Dần(Trần Nguyên Đán)

+ Thơ NBK

+ Thượng kinh kí sự…

- Cảm hứng thế sự trong VHTĐ góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của VH hiện thực thời kì sau”

- GV: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm trong VHTĐ VN được thể hiện như thế nào?

II. Nghệ thuật

1. Những nét chính về nghệ thuật a. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm

* Nguyên nhân

Quan niệm thẩm mĩ của con người thời trung đại thường hướng về quá khứ, coi thời hoàng kim là thời đã qua, cái đẹp được tạo nên bởi khuôn mẫu của tiền nhân.

- Tính quy phạm thể hiện ở nhiều phương diện: quan điểm văn học, tư duy nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật.

VD : + Thể thơ Đường luật: hình thức kết cấu chặt chẽ với những quy định nghiêm ngặt về vần, luật, niêm, đối.

+ Ngôn ngữ: Xuất hiện nhiều điển cố, thi liệu Hán học.

+ Hình tượng nghệ thuật để nói về người quan tử thì có: Tùng, cúc, trúc mai.

+ Thiên nhiên : Phong, hoa, tuyết, nguyệt.

+ Tứ thú : Ngư, tiều, canh, mục.

-> Do đó văn học thiên về ước lệ, tượng trưng.

- Tuy nhiên các tác giả trung đại một mặt tuân thủ theo tính quy phạm, mặt khác đã phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo:

+ Trong thơ Nôm Đường luật : Sáng tạo trong tiết tấu với cách ngắt nhịp: 3/4 chứ không phải là 4/3.

+ Trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến một mặt xuất hiện những yếu tố Đường thi : Thu thiên, thu thủy, thu nguyệt nhưng đồng thời nhà thơ đã sáng tạo làm nên bức tranh thu đậm đà phong vị làng quê Việt.

167

- GV: Khuynh hướng trang nhã và xu hương bình dị trong VHTĐ VN được thể hiện như thế nào? Nêu VD?

GV: Việc tiếp thu tinh hoa văn hoá văn học nước ngoài trong VHTĐ VN được thể hiện như thế nào?

Hoạt động 3 : Hoạt động thực hành

Dựa vào giá trị nội dung của VHTĐ VN, GV cho HS làm bài tập sau đây

Hoạt động 4 : Hoạt động ứng dụng.

HS vận dụng làm bài tập ứng

b. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị - Quan niệm thẩm mĩ thời trung đại thường hướng về cái cao cả, trang trọng, tao nhã, mĩ lệ - > văn học cũng mang khuynh hướng trang nhã hơn là bình dị , mộc mạc.

VD: Nói về vẻ đẹp con người thì là : Mặt hoa, lệ hoa, gót hoa...Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng ( Truyện Kiều)

Về tài văn chương: “ Khen tài nhả ngọc phun châu”, “ Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”.

Nói về nỗi đau như cái chết: “gãy cành thiên hương”,

“ ngậm cười chín suối”…

- Trong quá trình phát triển của VHTĐ, khuynh hướng trang nhã càng về sau càng đi cùng xu hướng bình dị bởi vì, văn học ngày càng gần với đời sống hiện thực, gắn bó với đời sống hiện thực. VD : Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

- Giai đoạn đầu của VHTĐVN:

+ Ngôn ngữ: Chủ yếu là chữ Hán

+ Thể loại: Chủ yếu là những thể loại VHTQ

+ Về thi liệu: Chủ yếu là những điển cố, thi liệu Hán văn

- Từ TKỉ XV trở đi:

+ Về ngôn ngữ: Chữ Hán và chữ Nôm

+ Thể loại: Xuất hiện những thể loại mới: Thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc song thất lục bát…

+ Thi liệu: Xuất hiện những thi liệu lấy từ VHDG.

III. Luyện tập

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Giá trị nhân đạo thể hiện ở chỗ :

Nguyễn Du nhìn ra vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc như Tiểu Thanh

Tác giả nhìn thấy sự bất công oan trái của tạo hóa.

Những người phụ nữ dẹp thì đều có số phận bất hạnh Nhà thơ bày tỏ niềm cảm thông chân thành đối với thân phận nói chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời

Bài tập yêu cầu

Phát biểu cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học trung đại mà em yêu thích nhất

168

dụng như sau - Gợi ý :

Xác định tên tác phẩm VHTĐ mà mình yêu thích, của tác giả nào

Gía trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó Bài học rút ra sau khi học tác phẩm đó

Hoạt động 5 : Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: Những nét chính về NT của VHTĐ VN ? Chứng minh bằng những tác phẩm cụ thể

5. Dặn dò:- Vai trò, ý nghĩa của tác phẩm VHTĐ trong đời sống tinh thần và sự phát triển của VHDT

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 164 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)