THƠ ĐƯỜNG TRUNG QUỐC, THƠ HAI-CƯ NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 183 - 186)

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tiết 18: THƠ ĐƯỜNG TRUNG QUỐC, THƠ HAI-CƯ NHẬT BẢN

- Hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm VH nước ngoài.

- Biết đọc hiểu một tác phẩm VHNN - Biết liên hệ so sánh với VHVN II. Phương tiện thực hiện - GV: GA, SGK, SGV tự chọn - HS: Vở ghi, vở soạn, SGK III. Cách thức tiến hành - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.

IV. Tiến trình bàidạy 1. Ổn định tổ chức:

Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số HS vắng

10A2 10A6 2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài Đọc Tiểu Thanh kí và cảm nhận về tấm lòng tri âm, khóc thương của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh qua bài thơ ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm

Trong chương trình Ngữ Văn 10, ngoài các tác phẩm VHVN thì các em được học một số tác phẩm nước ngoài như thơ Đường và thơ Hai- Cư. Nhằm giúp các em biết so sánh, đối chiếu VHVN với VHNN, chúng ta đi vào tiết học này

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 2: Hoạt động

hình thành kiến thức mới Đặc điểm của thơ Đường:

1. Thơ Đường ( Trung Quốc )

a. Khái quát về triều Đường và thơ Đường

- Triều Đường ( 618 – 907 ) có một vai trò quan trọng và là xã hội phong kiến hưng thịnh nhất, đồng thời cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại.

- Đây cũng là thời kì phục hưng thơ ca mở đường cho sự phát triển rực rỡ với hai hình thức phổ biến là cổ thể và cận thể với những sự cách tân quan trọng.

- Thơ Đường: dùng để chỉ loại cận thể ( gồm luật thi – 8 câu và tuyệt cú ( hay tứ tuyệt ) – 4 câu )

- Di sản thơ Đường: khoảng trên năm vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ, với nhiều đại diện kiệt xuất.

- Đề tài đa dạng, tính hàm súc cao.

184

Ôn tập những tác phẩm đã học Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch)

- Đọc thơ Đường là phải tìm được các mối quan hệ tạo gợi liên tưởng, chú ý cách thức đồng nhất nhaatscon người với ngoại vật qua các mối quan hệ thống nhất giữa con người với con người, giữa con người với sự vật hiện tượng bên ngoài, giữa sự vật hiện tượng bên ngoài với nhau, qua sự thống nhất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn.

b. Một số tác phẩm Thơ Đường:

* Cảm xúc mùa thu ( Thu hứng - Đỗ Phủ )

- Thời gian sáng tác: 766, sau khi loạn An Lộc Sơn kết thúc được 3 năm.

- Hoàn cảnh sáng tác : Nhà Đường tiếp tục trượt dài trên con đường suy thoái.

- Nội dung: + Bốn câu đầu: Miêu tả thiên nhiên

với phong cảnh núi non mây trời nơi đất khách qua sự cảm nhận của một người tha hương luôn mang cảm giác cô độc.

+ Bốn câu sau: Tâm trạng nhà thơ trước cảnh thu.

* Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ( Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Lí Bạch ):

- Mạnh Hạo Nhiên : là nhà thơ Đường với lối sống ẩn dật, không làm quan; bạn vong niên của Lí Bạch hơn ông 12 tuổi; thơ Mạnh Hạo Nhiên tao nhã, tinh khiết có nhiều ảnh hưởng tới thơ Lí Bạch.

- Nội dung bài thơ:

+ Hai câu đầu: Không gian và thời gian của buổi tiễn đưa.

+ Hai câu sau: thể hiện cảm xúc không kìm nén được của nhà thơ.

* Lầu Hoàng Hạc ( Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu )

- Nội dung: Thông qua việc miêu tả cảnh đẹp của lầu Hoàng Hạc, tác giả bộc lộ nỗi niềm thương nhớ quê hương và thể hịên triết lí về sự còn mất trongchu trình vũ trụ.

* Nỗi oán của người phòng khuê ( Khuê oán – Vương Xương Linh )

- Nội dung : Bài thơ kể lại câu chuyện về người thiếu phụ đau khổ khi nhận thức được sai lầm của mình. Bài thơ gắn liền với hiện thực thời đại và là tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa.

* Khe chim kêu (Điểu minh giản – Vương Duy )

- Khe chim kêu tiêu biểu cho tài năng của Vương Duy

185

Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)

Nỗi oán của người phòng Khuê (Vương Xương Linh)

Khe chim kêu (Vương Duy)

GV nhắc lại những kiến thức về thơ Hai- Cư

GV hướng dẫn HS ôn lại một số bài thơ đã học

Hoạt động 3: Hoạt đông

tái hiện cảm xúc của tác giả trong bối cảnh của thiên nhiên tĩnh lạng, với vẻ đẹp thanh bình, qua đó thấy được mối quan hệ tương giao, tương hoà giữa Thiên - Địa – Nhân

2. Thơ Hai – Cư ( Nhật Bản ) a. Giới thiệu chung :

- Là một trong những thể loại thơ thuộc loại ngắn nhất trong văn học thế giới.

- Hình thức : một bài thơ hai – cư có 17 âm tiết ( 5,7, 5) ngắt làm ba phần, cả bài là một câu

- Muốn hiểu một bài thơ hai – cư cần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Hai – cư là thơ ca của kinh nghiệm thường ngày, của cảm thức thẩm mĩ và trực giác tâm linh.

- Ba-sô là nhà thơ hai – cư tiêu biểu nhất của Nhật Bản.

b. Một số bài thơ Hai – Cư trong chương trình 1. Đất khách mười mùa sương về thăm quê ngoảnh lại Ê – đô là cố hương

- Bài thơ được sáng tác khi Ba - sô 38 tuổi. Quê hương của ông là Mi – ê. Vào khoảng năm 1672, ông chuyển lên sống ở Ê-đô ( tức Tô – ki – ô ngày nay ).

Mười năm sau ông trở về thăm quê. Tại thời khắc ấy, ông bỗng nghiệm ra “Ê – đô là cố hương”, một chân lí giản đơn tới mức bất ngờ. Tuy nhiên, để đất khách trở thành cố hương thì phải rất gắn bó với mảnh đất ấy thông qua những kỉ niệm không phai mờ của cuộc đời, phải sống hết mình, phải có nghĩa tình sâu sắc với mảnh đất ấy. Các kỉ niệm chính là sợi dây cố kết tình cảm của con người với quê hương xứ sở, là biểu hiện sinh động nhất của nhận thức tinh thần mà con người có được trong trải nghiệm cuộc sống. Quý ngữ ở đây là “mùa sương” nghĩa là mùa thu.

2. Chim đỗ quyên ở Kinh đô

mà nhớ Kinh đô.

- Chim đỗ quyên vốn là loài chim đặc trưng trong văn hoá Nhật Bản. Chim đỗ quyên chỉ cất tiếng kêu khi trời xẩm tối. Tiếng kêu rất não nùng, gợi nỗi buồn da diết, gợi ý niệm về sự ra đi mãi mãi của thời gian, tạo ra cảm thức về cái vô thường ( vô thường là cái không thường còn là chuyển biến, thay đổi) ….

3. 3. Luyện tập

186

thực hành

GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm theo 3 nhóm

111. Một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường;

tính tình hào phóng thích giao lưu với bạn bè và du lịch thưởng ngoạn phong cảnh. Đó là nhà thơ nào?

A. A. Bạch Cư Dị

B. B. Vương Xương Linh C. C. Thôi Hiệu

D. D. Lí Bạch - Đ- Đáp án D

3. Hình thức rất ngắn, cô động, hàm súc, thường phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên. Đó là nhận xét cho thể loauj thơ nào?

a. A. Thơ Đường luật b. B. Thơ Hai- Cư c. C. Thơ tứ tuyệt d. D. Thơ lục bát e. - Đáp án A

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng

Phát biểu cảm nhận cảu em về một bài thơ Đường hoặc thơ Hai- Cư mà em yêu thích nhất

Hoạt động 5 : Hoạt động bổ sung 4. Củng cố:

- Nắm chắc kiến thức đã học 5.Dặn dò:

HS về nhà học lại bài

HS chuẩn bị bài học tiếp theo

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 183 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)