LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Tiết 22: LUYỆN TẬP MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT: NGHỊ LUẬN
- Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học về phương thức biểu đạt: Nghị luận - Kỹ năng: Biết cách ứng dụng phương pháp này trong khi viết văn
- Thái độ, tình cảm: Bồi dưỡng lòng yêu mến văn chương, ý thức tích cực viết văn của HS
II. Phương tiện thực hiện - GV: GA, SGK, SGV tự chọn - HS: Vở ghi, vở soạn, SGK III. Cách thức tiến hành - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức:
Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số HS vắng
10A2 10A6
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những hiểu biết của em về phương thức biểu đạt thuyết minh ? Lấy ví dụ minh họa ? 3. Bài mới :
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm
Trong số các phương thức biểu đạt, có thể nói phương thức Nghị luận đóng vai trò khá quan trọng. Trong tiết học này, một lần nữa, các em lại được ôn tập củng cố kiến thức về hai phương thức biểu đạt này
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 2: Hoạt động
hình thành kiến thức mới - GV: Thế nào là nghị luận?
- GV: Yêu cầu của bài văn nghị luận?
- GV: Các phép lập luận thường dùng trong văn nghị
I. Nghị luận 1. Định nghĩa:
- Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
2. Yêu cầu:
- Các luận điểm đưa ra phải trung thực, đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận
- Phải có các lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Biết tổ chức và sắp xếp luận điểm, luận cứ cho khoa học.
3. Các phép lập luận
- Quy nạp: Trước tiên nêu luận điểm, tiếp đó đưa ra
196
luận?
- Nêu các thao tác nghị luận?
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
- GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
một loạt luận cứ, rồi sau khi đã luận chứng đã đầy đủ, chốt lại luận điểm đã nêu.
+ VD:
- Diễn dịch: Đi từ nguyên lí chung đã được chứng minh để suy ra luận điểm riêng trước đó còn chưa biết.
VD:
- Nêu phản đề: Đưa ra một luận điểm đối nghịch, luận chứng để bác bỏ nó, và bằng cách ấy, khẳng định luận điểm mình muốn nêu lên.
4. Các thao tác nghị luận
- Phân tích: Là thao tác phân chia vấn đề thành các bộ phận, các phương diện, các nhân tố để tiếp tục xem xét - Tổng hợp: Là thao tác tổ hợp các yếu tố riêng rẽ thành một chỉnh thể chung, làm cho sự nhận thức trở nên bao quát và toàn vẹn hơn.
- Quy nạp: Là quá trình suy luận từ cái riêng đi tới cái chung, từ sự vật cá biệt đến nguyên lí phổ biến
- Diễn dịch: Là quá trình ngược lại với quy nạp - So sánh: Là sự đối chiếu các đối tượng để tìm ra những nét giống và khác nhau giữa chúng.
II. Luyện tập :
Bai 1: Những đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào? Vì sao?
1. Nguyễn Du thấy rõ một loạt hành động gian ác, bất chính đều là do đồng tiền chi phối: quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm;
Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác. Cả xã hội chạy theo tiền.
2. Chỉ trong một ngày xe tốc độ không cần nhanh lắm, buổi sớm tan sương, anh lăn xe qua mặt cầu sông Đà, thì vàng mặt trời xe anh đã tới Cốc Lếu. Lại vượt cầu to mà sang sông Hồng, dừng lại ở mép phố Lào Cai chỗ bờ sông, mà cái nhìn mặt giời của anh, buổi sáng nó còn chiếu xuống mặt sông Đà thì buổi chiều cùng ngày nó lại tô đỏ thêm sông Hồng đây, và nhuộm tía cả mấy ngọn núi lam Ngũ Chi Sơn đang như cái bàn tay Lào Cai xoè đủ năm ngón mà chào khách từ xa lại. Chao ơi, chỉ trong một ngày mà vượt qua hai con sông hùng vĩ của Miền Bắc.
3) Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
197
Cần gì cả vũ trụ vào hùa với nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy thì giá trị của chúng ta là ở tư tưởng…
Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn” vì trong phạm vi không gian, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm được vũ trụ.
Bài 2 : Lớp học của em tổ chức đi tham quan dã ngoại nhưng bố mẹ lại không đồng ý, cho rằng việc đó có hại cho sức khoẻ và mất thời gian. Em phải thuyết phục thế nào để bố mẹ đồng ý cho đi?
Hoạt động 4: Hoạt động bổ sung
4. Củng cố : GV khái quát lại nội dung bài học để học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.
5. Dặn dò : Về nhà học bài, làm bài tập.
Ngày tháng 2 năm 2018 Soạn hết tiết 22
Kí duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Hương
198
Ngày soạn : 2/ 3/ 2018 Ngày dạy : / 3 / 2018
Tiết 23: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức: - Biết cách vận dụng các phương pháp biểu đạt khác nhau trong khi viết văn - Kỹ năng: Vận dụng các phương pháp biểu đạt khác nhau dụng trong khi viết văn
- Thái độ, tình cảm: Bồi dưỡng lòng yêu mến văn chương, ý thức tích cực viết văn của HS
II. Phương tiện thực hiện - GV: GA, SGK, SGV tự chọn - HS: Vở ghi, vở soạn, SGK III. Cách thức tiến hành - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức:
Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số HS vắng
10A2 10A6
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những phương thức biểu đạt đã học ? Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm
Khi viết một đoạn văn hay một bài văn, chúng ta phải sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để người đọc (người nghe ) thấu hiểu tư tưởng, tình cảm của mình. Nhằm giúp các em nắm vững về các phương thức biểu đạt, chúng ta đi vào tiết học hôm nay
Hoạt động của GV Hoạt động của hs Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến
thức mới
- GV: Trong các văn bản đã học, chúng ta có thể kết hợp các phương thức biểu đạt như thế nào?
I. Lý thuyết
1. Việc vận dụng tổng hợp nhiều phương thức biểu đạt là đòi hỏi của chính cuộc đời, nhằm đáp ứng một nhu cầu của cuộc sống.
2. Trong một văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt không có vị trí ngang nhau. Tuỳ thuộc vào mục đích cần đạt tới, người viết sẽ xác định phương thức nào là chủ đạo.
3. Các phương thức biểu đạt thứ yếu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên chất lượng và hiệu quả của lời nói (bài văn) - VB tự sự:
+ Phương thức tự sự giữ vai trò chủ đạo
199
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
- GV phát phiếu học tập có các ngữ liệu a, b, c và yêu cầu HS làm BT.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét, định hướng, kết luận.
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng - GV phát phiếu học tập để HS đọc và hoàn thành bài tập
-> GV yêu cầu HS vận dụng để viết lại 2 đoạn văn cho hoàn chỉnh
+ Ngoài ra: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận
- VB miêu tả:
+ Chủ đạo: miêu tả
+ Ngoài ra: Tự sự, biểu cảm, nhiều khi cũng cần thuyết minh, nghị luận
- Văn biểu cảm:
+ Chủ đạo: biểu cảm
+ Ngoài ra: miêu tả, tự sự…
- VB thuyết minh:
+ Chủ đạo: Thuyết minh
+ Ngoài ra: miêu tả, tự sự, biểu cảm..
II. Luyện tập Bài 1:
Có bạn cho rằng khi viết một văn bản phải cố gắng sử dụng thật nhiều phương thức biểu đạt.
Càng sử dụng nhiều phương thức, văn bản càng hay. Ý kiến ấy dúng hay sai? Vì sao?
-> Sai. Phải sử dụng có chọn lọc, phù hợp với mục đích của văn bản -> Đạt hiệu quả cao.
Bài 2:
Đọc kĩ các đoạn văn trên phiếu học tập và trả lời các câu hỏi ghi bên dưới.
(Xem Sách tài liệu hướng dẫn)
- Trong mỗi đoạn văn trên, tác giả đã vận dụng những phương thức biểu đạt nào ?
- Phương thức nào giữ vai trò chủ đạo trong từng văn bản?
Bài tập yêu cầu
Hãy bổ sung thêm những phương thức biểu đạt thích hợp vào các văn bản dưới đây để hiệu quả biểu đạt được nâng cao hơn nữa.
Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung 4. Củng cố:
- Hoàn thành bài tập 5. Dặn dò :
- Về nhà học bài
- Soạn bài: “Phú sông Bạch Đằng”.