BT1: Đọc và xác định phương pháp biểu đạt chính của các văn bản dưới đây:
a) Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tep và hứa, đứa nào bắt được đày giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bặt được đầy giỏ, Cám bảo chị:
Chị Tấm ơi, chị Tấm!
Đầu chị lấm Chị hụp cho sâu Kẻo về dì mắng
Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước.
(Tấm Cám)
b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Khuất Quang Thụy, Trong cơn gió lốc)
c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.
(Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)
d) Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
(Ca dao)
đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động,
đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.
(Theo Địa lí 6)
BT2: Các đoạn trích sau viết theo phương thức biểu đạt nào? Giải thích biểu hiện cụ thể của phương thức biểu đạt đó?
Đoạn a) Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
83
Đoạn b) Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoáng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im im, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An them muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chõng, đưa mắt theo dõi những người về muộn, từ từ đi trong đêm.
BT3: Thực hiện yêu cầu tương tự BT2:
a. Khoảng đầu tháng 10.1930, trong cuộc khủng bố Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Võ Nguyên Giáp đã bị bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng… Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp. Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ai ở lại Huế tiếp tục làm bào Tiếng dân. Võ
Nguyên Giáp bèn trở về quê rồi ra Hà Nội, miệt mài tự học chương trình hai lớp đệ tam, đệ tứ trung học và chương trình bằng Tú tài phần I. Lúc này, Trường Trung học Albert Sarraul tại Hà Nội mở một lớp thí sinh tự do cho những ai muốn dự thi Tú tài phần II. Võ Nguyên Giáp đăng ký thi và đã đỗ đầu. Bạn học cùng lớp này có Phạm Huy Thông. Sauk hi có bằng tú tài toàn phần, Võ Nguyên Giáp được nhận vào dạy ở Trường tư thục Thăng Long về Lịch sử và Pháp văn.
b.”Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn, nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi xôn xao trong nhà.
Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long lên sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sủi ra, khắp người chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giời đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho
lão…”
c.”… Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi tắt hẳn.
Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn; trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao; mặt trăng nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không và dud u như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường nhựa trắng xóa.
Trong cái vườn nhỏ trên bờ ao, Tuấn nằm trên chõng kê vào bóng tối, ngữa mặt lên trời.
Chàng nhìn trăng qua cành lá tre, cạnh lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng, như một bức tranh Tàu. Rêu ở tấm đá bờ ao cánh đó bốc lên hơi lạnh. Bức tường hoa giữa vườn sáng ánh trăng lên, lá lựu dày và nhỏ lấp lánh như thủy tinh.
84
Bóng cây trông mát quá, thân mật và kín đáo”…
(Thạch Lam – Nắng trong vườn)
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4.Củng cố
- Cách nhận diện các phương thức biểu đạt.
5. Dặn dò
- Học bài cũ. Hoàn thiện bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập về một số phương thức biểu đạt.
Ngày soạn: 25/01/2019 Tiết 21.
Luyện tập về một số phương thức biểu đạt:
- Tự sự và Miêu tả ;
- Biểu cảm và Thuyết minh;
- Nghị luận A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt : Tự sự và miêu tả, Biểu cảm và thuyết minh, Nghị luận
- Vai trò của mỗi phương thức biểu đạt trong việc thể hiện đời sống.
2. Kĩ năng:
- Xác định được phương thức biểu đạt trong văn bản.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Chăm chỉ học tập. Vận dụng các phương thức biểu đạt một cách linh hoạt trong làm văn và giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực
85
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng
10A8 2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các phương thức biểu đạt đã học. Cách nhận biết từng phương thức biểu đạt. Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn. Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các em cách nhận biết, phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của
GV và HS Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS kể tên và nêu đặc trưng nhận biết các phương
thức biểu đạt
Đặc trưng nhận biết các phương thức biểu đạt
STT Tên ĐẶC TRƯNG LOẠI VĂN BẢN
1
Phương thức biểu đạt tự sự
- Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
- Truyện: Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ngụ ngôn, thần thoại, cổ tích,...
2 Phương thức biểu
- Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Các thể loại thơ, ca dao, bút kí... Tuy vậy các thể
86
cảm
kí thường kết hợp tự sự và trữ tình.
3
Phương thức biểu đạt miêu tả
Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
- Có cả trong các tác phẩm thơ và truyện.
4
Phương thức biểu đạt thuyết
minh
- Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải…một cách chính xác và khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử...
- Tiểu sử về một nhân vật.
- Kiến thức về một vấn đề khoa học.
5
Phương thức biểu
đạt nghị luận
- Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
- Các văn bản nghị luận bàn bạc nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư
tưởng,...
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Bài tập 1.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey Clark.
Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.
(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”, www wattpad.com) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?(0.5điểm)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”?(0.75điểm)
87
Câu 3: Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực?(0.75điểm)
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?(1.0điểm)
Gợi ý :
1, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
2, “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”
– Sự trung thực: là thật thà, ngay thẳng, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá…
– Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài
3. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Vì:
– Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công.
– Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình.. => Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công(đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc)
4.– Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và có lí giải hợp lí (Có thể đưa ra ý kiến đồng tình và lí giải :
+ Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình => Sẽ không đạt được kết quả mình mong muốn trong công việc cũng như trong cuộc sống….
+ Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại hậu quả về sau….
+ Người không trung thực sẽ sống không thanh thản, không vui vẻ …. ) Bài 2.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp
“ Con gà cục tác lá chanh”
88
… Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa”
( “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. ( 0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba? (1,0 điểm) Câu 4. Đoạn thơ nào gợi cho anh/ chị ấn tượng sâu sắc nhất? ( trình bày từ 5- 7 dòng) (1,0 điểm)
Gợi ý :
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do ( 6 chữ) ( 0,5đ).
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm ( 0,5 đ) Câu 3: – Biện pháp tu từ:
+ nhân hóa ( thời gian chạy qua tóc mẹ) ( 0,25đ) + đối (lưng mẹ còng xuống- con thêm cao) (0,25đ)
-Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con với mẹ. (0,5đ)
Câu 4: Học sinh có thể chọn 1 trong 4 khổ thơ để viết cảm nhận: ấn tượng về lời ru, về công lao của mẹ, thể hiện sự biết ơn, tình thương với mẹ…( 1,0đ).
Bài 3.
Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4 Hy vọng
Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn Ta học cách vừa lòng với mình Chia sẻ sự bình tâm của cỏ Mãi khi giữa đêm chợt thức Bập bềnh ý nghĩ xót xa:
Anh còn có thể, không thể…?
Thăm thẳm ngày xưa bình an Vời vợi ngày mai chói nắng…
(Thơ Nguyễn Khoa Điềm)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ ?
2. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: “Giữa thế giới không nhiều may mắn – Ta học cách vừa lòng với mình” ?