VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 227 - 231)

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tiết 32: VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

1.Kiến thức: Hiểu sâu hơn các khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng xác định và phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

3.Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc

4. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện thực hiện - GV: GA, SGK, SGV tự chọn - HS: Vở ghi, vở soạn, SGK III. Cách thức tiến hành - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức:

Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số HS vắng

10A2 10A6

Trường THPT Đồng Đậu Giáo án tự chọn văn 10

228 2. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong bài dạy 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm

Để giao tiếp, con người phải sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ tồn tại ở hai dạng: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Giúp các em hiểu rõ hơn hai hình thức sử dụng ngôn ngữ này, chúng ta đi vào tiết học hôm nay

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới - GV: Trong cuộc sống, có mấy hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp?

- HS: 2 dạng: nói và viết

- GV: 2 dạng đó có quan hệ với nhau như thế nào?

? Có phải lúc nào và trong mọi phạm vi người ta đều sử dụng cả 2 dạng này để giao tiếp không?

? Ngôn ngữ nói và viết thường được sử dụng trong những phạm vi giao tiếp nào?

- GV: Thế nào là ngôn ngữ nói và thế nào là ngôn ngữ viết?

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN II.

1. Về khái niệm ngôn ngữ nóingôn ngữ viết Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày; trong đó người nói người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.

Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

2. Những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

a) Ngôn ngữ nói

- Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.

- Trong ngôn nữ nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh và giọng điệu còn có các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói:

- Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng: có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy,…

Ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược (có khi lược chỉ còn có một từ) nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh hoặc để người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội dung giao tiếp.

- Ngôn ngữ nói được sản sinh nhanh chóng, tức thời, không có sự gọt giũa, suy ngẫm hay lựa chọn.

b) Ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ viết được sản sinh một cách có chọn lọc, được suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa kĩ càng.

- Trong ngôn ngữ viết, sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn tự, của các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ…. giúp biểu hiện rõ thêm nội dung giao tiếp.

Trường THPT Đồng Đậu Giáo án tự chọn văn 10

229 Tuy nhiên:

+ Có những phạm vi hoạt động giao tiếp sử dụng hình thức nói là chủ yếu như giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày

+ Có những phạm vi sử dụng hình thức viết phổ biến hơn:

Khoa học, chính luận, báo chí..

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

- GV cho HS chép bài tập và hướng dẫn HS chữa.

- Từ ngữ trong ngôn ngữ viết được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được độ chính xác cao.

Đồng thời khi viết, tuỳ từng phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết có sự lựa chọn hệ thống ngôn từ cho phù hợp.

- Trong văn bản viết, người ta thường tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ, các từ địa phương, tiếng lóng…. Về câu, ngôn ngữ viết thường dùng các câu dài, câu nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.

3. Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp:

dạng nói và dạng viết.

- Dạng nói và dạng viết vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau: đều sử dụng ngôn ngữ; tuân theo các qui tắc ngôn ngữ; đều là những hình thức giao tiếp của con người.

- Hiện nay, hoạt động giao tiếp của con người trong mọi phạm vi (sinh hoạt, hành chính, khoa học…) đều có cả 2 hình thức: dạng nói và dạng viết.

2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

a. Ngôn ngữ nói là tập hợp các phương tiện và quy tắc cơ bản của dạng nói (ngữ âm, từ vựng, cú pháp..) b. Ngôn ngữ viết là tập hợp các phương tiện và quy tắc cơ bản của dạng viết (kí tự, từ vựng, cú pháp, kết cấu văn bản)

B. Thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

1. Đặc điểm ngôn ngữ viết của đoạn trích trong bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

- Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,...

- Ba ý lớn được tách thành ba dòng để trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiếp nhận.

- Dùng các từ chỉ thứ tự (một là, hai là, ba là...) để đánh dấu luận điểm và thứ tự trình bày.

- Dùng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.

- Có phần giải thích rõ ràng (nằm trong ngoặc) thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở đoạn trích trong

Trường THPT Đồng Đậu Giáo án tự chọn văn 10

230 Hoạt động 4: Hoạt động ứng

dụng

Bài tập : Những ngữ liệu sau rút ra từ bài văn nghị luận của học sinh. Có một số từ ngữ không phù hợp với ngôn ngữ viết, hãy phát hiện và sửa lỗi.

a.Trong chúng ta, ai mà chẳng biết Đại cáo bình Ngôn là áng

“Thiên cổ hùng văn”..

b.Bọn “cuồng Minh” sát hại dân lành mà cũng đòi nêu chiêu bài nhân nghĩa

c.Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” chẳng qua để nói “những điều trông thấy” của thời đại mình.

d.Ngay như quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến cũng chỉ là một kẻ chẳng ra gì: lừa dối, háo sắc, tàn nhẫn.

e.Trong những lúc xa chồng, chẳng mấy khi mà người chinh

truyện Vợ nhặt:

- Các từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,...

- Miêu tả nhiều cử chỉ điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy...

- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,...

- Các từ tình thái: có khối... đấy, đấy, sợ gì,...

- Ngoài ra trong đoạn trích các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên còn liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.

3. a) Cần bỏ từ "trong" (để câu có chủ ngữ) và từ

"thì"; thay từ "hết ý" bằng từ như “rất” (đẹp) hoặc “vô cùng”,...

b) Thay từ "vống lên" bằng "quá mức thực tế" (hoặc từ "vống" bằng từ "quá"), thay "vô tội vạ" bằng "vô căn cứ".

c) Bỏ từ "sất", thay từ “thì ” (từ thứ 2) bằng từ “đến”.

Tuy nhiên câu này còn cần phải thay đổi cả nội dung vì câu tương đối tối nghĩa.

Bài tập yêu cầu

Bài tập 1 : Những ngữ liệu sau rút ra từ bài văn nghị luận của học sinh. Có một số từ ngữ không phù hợp với ngôn ngữ viết, hãy phát hiện và sửa lỗi.

a.Trong chúng ta, ai mà chẳng biết Đại cáo bình Ngôn là áng “Thiên cổ hùng văn”..

b.Bọn “cuồng Minh” sát hại dân lành mà cũng đòi nêu chiêu bài nhân nghĩa

c.Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” chẳng qua để nói

“những điều trông thấy” của thời đại mình.

d. Ngay như quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến cũng chỉ là một kẻ chẳng ra gì: lừa dối, háo sắc, tàn nhẫn.

e.Trong những lúc xa chồng, chẳng mấy khi mà người chinh phụ nguôi nhớ nhung sầu muộn.

Bài tập 2: Hãy phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói qua đoạn hội thoại sau:

Lan: Hạnh ơi! Nhanh lên, muộn học rồi đấy!

Hà: Người đâu mà lề mề thế không biết!

Lan: Có thế mới là Hạnh chứ!

Trường THPT Đồng Đậu Giáo án tự chọn văn 10

231 phụ nguôi nhớ nhung sầu muộn.

Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung 4. Củng cố:

- Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 5. Dặn dò:

- Không được sử dụng văn nói trong khi viết (viết như nói)

Ngày soạn: 8 / 5/ 2018 Ngày dạy: / 5/ 2018

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 (Trang 227 - 231)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)