Ung thư biểu mô gai (tế bào gai, tế bào vảy) (H 4-40 – 4-48)

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 62 - 64)

Tế bào ung thư loại này có xu hướng đứng rời rạc, riêng lẻ ( đơn độc) và trên một nền thoái hóa ( nền u có ý nghĩa để chẩn đoán phân biệt với các loại u khác). Tuy nhiên khi có sự bong ra của các tế bào u thành dải hoặc thành đám thì chúng lại sắp xếp thành mảng với các dạng lát đá.

1. Tính chất bào tương:

- Bào tương nhiều thường thay đổi kích thước có dạng quái dị, tế bào hình nòng nọc, uốn khúc hình con rắn, tế bào dạng sợi là đặc trưng cho loại biểu mô gai biệt hóa.

- Bào tương bắt màu ưu acid nếu bào tương sừng hóa, có màu ái kiềm đối với bào tương không sừng hóa.

- Đôi khi còn thấy các cấu trúc dạng sợi chạy dọc theo thân.

- Hình ảnh thực bào lẫn nhau hoặc có thể vùi tế bào không phải là tính chất chính nhưng nó thường liên quan với dạng ung thư biểu mô gai.

- Đôi khi có những hình ảnh hạt trai (pearl) xuất hiện. Đây là đặc đểm để chúng ta nghĩ đến một chẩn đoán ung thư biểu mô dạng biểu bì.

2. Tính chất nhân:

- Nhân có nhiều kích thước và không đều là dấu hiệu chỉ điểm.

- Nhân tăng tính bắt màu, nhân đông có dạng giọt mực thường được tìm thấy, có khi nhân đông đặc lại làm kos thấy hạt nhân và chi tiết nhân..Sự cô đặc chất màu làm cho vùng rìa của nhân thay đổi có những khoảng sáng giữa các chất nhiễm sắc. hình ảnh lốm đốm ( khảm) là dấu hiệu họai tử sinh học của tế bào ung thư và nó thường được tìm thấy trong ung thư biểu mô gai ( dạng biểu bì).

Trong phân loại TBS các ung thư biểu mô gai được chia thành 2 nhóm với các đặc điểm sau:

* Ung thư biểu mô gai không tạo sừng:

- Tế bào đứng riêng lẻ hoặc thành đám hợp bào.

- Các tế bào có đặc điểm của HSIL nhưng thêm vào có hạt nhân to rõ rệt và sự phân bố chất nhiễm sắc không đều một cachs rõ rêtj gắn kết cục, thô và tạo vùng sáng quanh chất nhiễm sắc.

- Nền u gồm nhiều mảnh hoại tử và màu cũ.

* Ung thư mô gai có tạo sừng.

- Tế bào riêng lẻ ít khi thành đám.

- Kích thước và hình dạng tế bào khác nhau rõ rệt, có nhiều nhân đặc và đục mờ.

- Chất nhiễu sắc có dạng hạt thô và phân bố không đều và có tạo vùng sáng quanh chất nhiễm sắc.

- Có thể thấy được nhân to nhưng ít gặp hơn khi so với loại ung thư không tạo sừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w