NHỮNG THAY ĐỔI TẾ BÀO DO DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 39 - 42)

( Hình 2-87 và 2-88)

IUD được coi là một vật lạ, có thể kích thích phản ứng viêm ở niêm mạc tử cung và hơn thế nữa, có thể gây ra những thay đổi bất thường niêm mạc ống cổ tử cung.

Các tế bào tuyến cổ tử cung xuất hiện thành mãng hoặc co cụm dạng nhỏ, có không bào rõ, thay đổi hình dạng, kích thước nhân vừa phải, tăng tính bắt màu.

Các tế bào gai chuyển sản có các không bào lớn trong bào tương đẩy nhân ra phía ngoại vi gia tăng nhẹ kích thước nhân và có chất màu mịn.

Những tế bào nội mạc tử cung có thể đứng đơn độc hoặc co cụm, cũng có không bào tróng bào tương, chất màu kết khối, ít thay đổi hình dáng và kích thước nhân nhưng đa số các tế bào tuyến co cụm có bào tương hẹp, nhân đồng dạng về kích thước và hình dáng, đôi khi tăng tính bắt màu, nếu có viêm kèm theo thì những thay đổi tế bào có hình ảnh liên quan đến viêm, tiêu bản có nhiều tế bào viêm hiện diện.

Phân biệt với ung thư tuyến dựa vào: Cơ địa u trên tiêu bản, kích thước và hình dáng nhân thay đổi rõ, tăng tính bắt màu và có mặt hạt nhân.

Đôi khi có một vài tế bào quái dị, không rõ nguồn gốc có mặt trên tiêu bản trông giống như một case HSIL. Phân biệt nên dựa vào: Số lượng tế bào ít chất màu tăng nhưng mịn, có hạt nhân và nhiều nhân.

Nhiễm Actinomyces cũng thường gia tăng trong những bệnh nhân có vòng nhưng nó thường mang ý nghĩa nghiên cứu ( comensal) hơn là bệnh lý. Những thay đổi tế bào khi nhiễm acti đã được đề cập ở trên. Nếu không được làm sáng cung cấp thông tin đầy đủ và bệnh nhân có đặt vòng hay không, có thể làm cho ta gặp những sai lầm trong chẩn đoán.

Những thay đổi do vòng (IUD) trong TBD có các đặc điểm sau:

+ Tế bào tuyến đứng thành đám nhỏ, thường 5-15 tế bào trên một nền sạch. + Đôi khi thấy tế bào biểu mô đơn độc có kích thước nhân tăng lên và tỷ lệ nhân/bào tương tăng cao.

+ Nhân thoái hóa rõ, hạt nhân rất rõ.

+ Số lượng bào tương thay đổi và thường có các không bào lớn có thể đẩy lệch nhân tạo nên hình vòng nhẫn.

+ Có thể có ổ cali hóa giống như thể cát ( Psammoma body).

( SỬA CHỮA) Ở CỔ TỬ CUNG

Trong chu kỳ sinh lý bình thường, các tế bào biểu mô cổ tử cung và cổ ngoài của cổ tử cung đều tồn tại chỉ trong vòng vài ngày rồi bong ra. Quá trình tự tiêu hủy (opoptosis) tế bào luôn được thực hiện. Hình ảnh thay đổi trong quá trình tự hủy thể hiện tế bào bị co rút lại, chất nhiễm sắc ở nhân đông đặc. Sự tự hủy này cần phải phân biệt với hoại tử.

Hoại tử là kết quả của tổn thương tế bào không thay đổi được, do nhiều nguyên nhân khác nhau và đa số là do yếu tố ngoại sinh như do sự hủy hoại cơ học hay nhiệt độ, thiếu ôxi, tịa xạ, các tác nhân nhiễm trùng.

Đáp ứng của cơ thể đối với tự hủy và hoại tử là sự tái tạo ( sửa chữa) để lại chức năng và cấu trúc của tế bào, của cơ quan.

Sự tái tạo sau quá trình tự hủy là tái tạo sinh lý, thể hiện một cách tản mác trong lớp tế bào đáy của cổ trong và cổ ngoài cổ tử cung và không thấy được trên phiến đồ.

Ngược lại, tái tạo sau hoại tử, tái tạo sau hoại tử xảy ra trên tế bào ở bề mặt vùng tổn thương. Đây là tái tạo bệnh lý được thể hiện trên phiến đồ và có thể là những vấn đề cần phải có các chẩn đoàn phân biệt. Những thay đổi do tái tạo gặp từ 0,2 – 1% phụ nữ.

Tái tạo bệnh lý ở cổ tử cung có thể xảy ra ở 2 loại tế bào biểu mô gai, biểu mô tuyến và cả tế bào trung mô, rất khó để phân biệt được loại tế bào nào tái tạo trên phiến đồ thông thường. Theo một thống kê, tiêu bản được xử lý bằng hóa mô miễn dịch cho thấy tế bào tái tạo cổ tử cung thường khu trú ở vùng chuyển tiếp. Các sang chấn gây thương tổn bề mặt cổ tử cung thường gặp:

- Do quá trình viêm nhiễm, đặc biệt trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm loét.

- Các tổn thương sinh lý do vòng tránh thai, tampon vòng nâng âm đạo ở người lớn tuổi và do giao hợp.

- Các thủ thuật y khoa được thực hiện: Sinh thiết, nạo, đốt điện, làm lành động, ngay cả khi quệt tế bào hơi mạnh tay cũng có thể gây ra phản ứng tái tạo.

- Do tia xạ ( nhất là tia xạ tại chỗ). Đa số bệnh nhân có đáp ứng tái tạo ở tuổi quá 20 có thể gặp ở người mãn kinh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 39 - 42)