NHIỄM VIRUS: 1 Herps simplex virus

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 34 - 38)

1 Herps simplex virus

Cũng là nguyên nhân thường gặp của viêm âm hộ - âm đạo, là một bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục 80% nhiễm HIV đường sinh dục thuộc typ 2. Nhiễm trùng thường gặp ở người trẻ, đôi khi không có triệu chứng. Tổn thương thường nằm ở vùng âm đạo và cổ tử cung nhưng tổn thương ở âm hộ là thường gặp hơn. Bệnh nhân có cảm giác ngứa – bỏng rát, loét hoặc ra khí hư. Thường tổn là các mãng xám ấn vào đau, mỏng hoặc có bọng nước. Vết loét sẽ tự lành trong vòng 1 hoặc 2 tuần và 65% sẽ tái phát. Phiến đồ lấy từ khí hư hoặc chất dịch từ bọng nước chỉ có ít bạch cầu và lympho thưa thớt.

Những thay đổi tế bào biểu mô thể hiệ rõ ở nhân, tế bào có nhiều nhân: Trước tiên nhân trở nên lớn, chất màu thô, co cụm, có những không bào nhỏ trong nhân. Sau đó chất màu có dạng mờ đục đồng nhất ( dạng kính mờ ground gass), nó xen lẫn vào vùng quanh nhân, các khối màu tì ép vào màng nhân làm cho nó trở nên dày ra và không đều. Sự không đều của màng nhân chỉ thể hiện ở

phía trong nhân, còn rìa bên ngoài nhân vẫn trơn láng, có khi vùng trung tâm nhân lại có màu toan tính. Thể vùi trong nhân được xác định rõ, có màu ái toan, xung quanh quầng sáng. Đối với các dạng tế bào khổng lồ nhiều nhân, nhân của nó thường co cumh, dày đặc, bờ nhân kết dính vào nhau, màng tế bào phổng lên hết mức. Cuối cùng nhân không còn nguyên vẹn, nhân bị vỡ và tan nhân.

Bào tương thường khi dày đặc, kiềm tính, rồi cuối cùng bị thoái hóa kính (hyalin), nhiều khi có những hốc. Vài tác giả cho rằng hình ảnh “ kính mờ” của nhân chỉ thấy trong trường hợp nhiễu viruts nguyên phát, việc xuất hiện thể vùi trong nhân là các trường hợp nhiễm thứ phát.

Tuy nhiên, cả 2 hình ảnh trên chỉ là những giai đoạn khác nhau của sự phát triển viruts và thường thể hiện cùng thời gian và cũng tồn tại. Mặc dù những thay đổi tế bào do HSV rất đặc hiệu, nhưng các tiêu bản làm không đạt yêu cầu cũng là vấn đề chính làm cho có đến 30-40% âm tính giả.

- Nhân có dạng “ Kính mờ” như gelatin kèm sự tăng kích thước vỏ bao nhân, sự tăng kích thước này do sự viền chất nhiễm sắc ở ngoại vi.

- Thể vùi trong nhân dầy đặc, bắt màu eosion, được bao quanh bởi một halo hoặc một vùng sáng.

- Tế bào biểu mô to nhiều nhân hoặc đơn nhân với nhân lùi xùi mốc meo là đặc điểm đặc trưng.

2. Nhiễm viruts tạo nhú human Papilloma viruts (HPV) (h3. – 55 – 3-59):

Những tổn thương tế bào liên quan đến HPV trước đây được tách rời nhóm tổn thương trong biểu mô ( SIL) nhưng theo phân loại TBS nó đươc đưa vào nhóm LSIL nếu như có những bất thường ở nhân kèm theo.

Nhiễm HPV được phát hiện từ 1,7-4% phụ nữ và 70% phụ nữ dưới 30 tuổi. Việc nhiễm HPV trong thời kỳ chuyển dạ làm gia tăng nguy cơ bị u nhú gai thanh quản ở trẻ em sau này. Một điều rất quan trọng và cần lưu ý là nhiễm HPV được coi như là một trong những nguyên nhân phát sinh ung thư cổ tử cung.

Sự thay đổi tế bào do nhiễm HPV có 3 hình thái được thể hiện: Koillocyte ( tế bào rỗng, tế bào bóng), dyskeratoccyte ( tế bào nghịch sừng) Atypical parabasal cell ( tế bào cận đáy bất thường).

Koillocyte là hình ảnh tế bào đặc trưng cho nhiễm HPV nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể thấy được nó, thường chỉ có tế bào dyskeratocyte. Đôi khi có cả dyskeratocyte và tế bào cận đáy bất thường. Nền phiến đồ thường sạch, ít hoặc không có tế bào viêm hoặc số lượng tế bào viêm vừa phải.

a. Tế bào rỗng ( Koillocyte):

Là những tế bào trung gian hoặc bề mặt bị thay đổi nhân và bào tương khi bị nhiễm HPV. Nó có một quầng sáng quanh nhân ( halo) rõ, trong, có một đường ranh giới rõ ràng, không đều đặn. Bào tương còn lại ở xung quanh đặc, có nhiều sợi tơ màu, nhuộm màu không đều, có khi ái toan, có khi ái kiềm, thường thì bắt hai màu, quầng sáng quanh nhân chứa ít glycogen hơn tế bào bình thường.

Nhân lớn, tăng tính bắt màu, màng nhân nhăn nheo, chất nhiễm sắc đậm đặc hoặc có dạng hạt thô, có vết hoen ố, không rõ hạt nhân, có khi có hai nhân hoặc nhiều nhân. Nhân khu trú ở trung tâm hoặc lệnh tâm và không có thể vùi ở bào tương hoặc thể vùi ở nhân.

b. Tế bào nghịch sừng (dyskeratocyte).

Những tế bào này nhỏ, bầu dục hoặc hình thoi có nhân tròn đặc, nhỏ đôi khi tăng tính bắt màu. Các tế bào này có tính khúc xạ, bào tương ái toan phải quang mạnh giống như những tế bào bề mặt thu nhỏ lại, chúng thường bong ra thành từng tế bào riêng rẽ hoặc co cụm thành khối đặc có cấu trúc không gian 3 chiều. Các tế bào này cùng là hình ảnh điển hình cho HPV như koillocyte.

Chúng ta cần phải phân biệt Dyskeratocyte với những tế bào bề mặt, không nhân hoặc có nhân bong ra do phản ứng quá sừng của biểu mô phủ. Nó không giống như dyskeratocyte, các tế bào này thường co cụm thành đám và chạy song song với nhau.

Trong những trường hợp các tế bài bon ra từ các u sùi ( Condylom) cũng có nhân lớn, ích thước không đều, tăng tính bắt màu mạnh, có chất màu lem luốc. Bào tương ái toan hoặc có khi có hai pha màu làm cho ta rất dễ nhầm với tế bào ung thư biểu mô gai sừng hóa, nhưng lại không có nền cơ địa ung thư trên phiến đồ, không có cấu trúc bắt màu như trong ung thư.

c. Tế bào cận đáy bất thường.

Nhỏ, có nhân đơn độc hoặc hai nhân, tăng tính bắt màu, chất nhiễm sắc lem luốc, quầng sáng quanh nhân trong bào tương lại bắt màu xanh tím, bào tương lại bắt hai màu, tỷ lệ nhân/ bào tương bình thường, đôi khi màng nhân không rõ. Các loại tế bào cận đáy bất thường có nhân thay đổi vừa phải đôi khi là hình ảnh nổi bật trong nhiễm HPV, nó có độ nhạy hơn koilloccyte nhưng độ đặc hiệu lại thấp. Nhiều lúc ta rất khó phân biệt tế bào này với các tế bào nghịch sản ( tổn thương trong biểu mô SIL).

3. Nhiễm Cytomegaloviruts (CMV):

Đây là một trong những loại Virút thường được tìm thấy ở đường tiết niệu dưới của phụ nữ, ở tuyến nước bọt, máu, nước tiểu, sữa non, tinh dịch. 50-80% phụ nữ trưởng thành có hiện diện kháng thể kháng CMV, nhiễm CMV thường không triệu chứng trừ khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, khi hư ra ít, niêm mạc âm đạo, cổ trong cổ tử cung thâm nhiễm nhiều lympho bào, tương bào.

Trên phiến đồ ta có thể thấy có ít tế bào biểu mô khổng lồ đơn độc, với nhân lớn đầy ấn tượng. Thể vùi trong nhân đơn độc, lớn có hình thoi hoặc bầu dục, có quầng sáng quanh thể vùi ( dạng hình “ mắt bò). Ngoài ra còn có ít thể vùi bào tương ái kiềm mạnh nhỏ. Đây là những thay đổi tế bào gợi ý đến một chẩn đoán nhiễm CMV. Các loại viruts khác khi gây viêm nhiễm đều gây ra hình ảnh thể vùi và hình ảnh viêm không đặc hiệu trên phiến đồ âm đạo.

Đặc điểm thể vùi

Chlamidial Kích thước thay đổi, ở trong không bào của bào tương của tế bào chuyển sản.

HPV

Adenoviruts

và quầng sáng quanh nhân.

Quầng sáng quanh nhân, không có thể vùi Thể vùi trong nhân, lớn, không đều, có thùy

CMV Thể vùi trong nhân, lớn đơn độc, tròn, bầu dục, có dạng mắt bò. Trong bào tương có thể vùi nhiều, nhỏ.

Molluscum Contagisum

Thể vùi trong bào tương lớn, ái toan

Trong phân loại TBS ngườu ra chỉ chú ý đến nhiễm HSV trong những biến đổi lành tính do viêm ( nhóm HPV được đưa vào LSLL, các loại khác không đề cập) có những đặc điểm sau.

+ Tế bào có dạng ‘ kính mờ” như gelatin kèm theo sự tăng kích thước vỏ bao nhân, sự tăng kích thước này do chất nhiễm sắc tì ép ở mép ngoài.

+Thể vùi trong nhân dày đặc, bắt màu eosin( ái toan) được bào quanh bởi một halo hoặc một vùng sáng.

+Tế bào biểu mô to, nhiều nhân hoặc đơn nhân với nhân thô, lem thuốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w