NHỮNG THAY ĐỔI TẾ BÀO TRONG VIÊM TEO ÂM ĐẠO.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 38 - 39)

( Hình 2-24 và 2-95 đến 2-100)

Đây không phải là tình trạng nhiễm trùng nguyên phát, mà do sự thiếu hụt qestrogen làm cho sự trưởng thành của các tế bào biểu mô bị ngừng lại, làm giảm số lượng tế bào trung gian, tế bào bề mặt, giảm đậm độ glycogen trong tế bào làm cho PH âm đạo cao ( # 6-7) gia tăng khả năng nhiễm khuẩn. Niêm mạc âm đạo mất các nếp nhăn và trở nên phồng hơn.

Bệnh nhân ra khí hư ít, loãng, có mùi, đôi khi có máu. Trên phiến đồ có nhiều bạch cầu nhưng các vi khuẩn gây bệnh như liên cầu nhóm α, E coli kỵ khí và các cầu khuẩn sinh mũ lại hiếm khi thấy được. Ngoài ra còn thấy, số lympho bào, tương bào. Các tế bào biểu mô bong ra thành dải chủ yếu là cận đáy, các tế bào trung gian có nhân bắt màu bình thường hoặc tăng nhẹ, to hơn 3-5 lần diện

tích tế bào gai bề mặt bình thường. Có khi các tế bào cận đáy co cụm giống hợp bào. Một vài tế bào chỉ có nhân, tỷ lệ nhân/bào tương tăng nhưng nhân chỉ lớn hơn một tí so với nhân bào trung gian. Nhân đều đặn, ít đa dạng và thường có chất màu mịn. Nhiều khi rất ít khó phân biệt với các tế bào nghịch sản ( SIL).

Trong những trường hợp khó phân biệt, cần phải điều trị một đợt nội tiết tại chỗ hay toàn thân là có thể hồi phục tế bào. Nền tiêu bản có các dạng hạt bắt màu kiềm, có dạng giọt mực xanh do kết tinh dịch nhầy đặc hoặc tế bào thoái hóa.

Trong thực tế nhiều khi các phiến đồ viêm teo lại được đưa vào nhóm ASCUS. Đây là điều cần xem xét cẩn thận vì ASCUS rất hiếm khi có mặt trong các trường hợp viêm teo âm đạo.

Với TBS các đặc điểm của một phiến đồ teo có hay không có viêm được mô tả như sau:

+ Có sự to nhân toàn bộ ở tế bào gai teo dét hoặc tế bào dạng cận đáy nhưng không có sự tăng sắc đáng kể.

+ Nhân trần

+ Tế bào dạng cận đáy thoái hóa, bắt màu ái toan eosin hoặc bắt màu cam, sự đặc nhân giống như tế bào cận sừng.

+ Nhiều chất xuất tiết viêm và nền dạng hạt bắt màu kiềm giống như nền của u. + Chất không định hình bắt màu kiềm đặc trưng ( những giọt mực xanh).

Một phần của tài liệu nghiên cứu tế bào học (Trang 38 - 39)