Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển lao động

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Công ty Long Phương, thành phố Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY LONG PHƯƠNG, BẮC NINH

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Long Phương

4.2.3. Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển lao động

Mục tiêu:

- Công tác đào tạo với mục tiêu để xây dựng, bồi dưỡng và huấn luyện đội ngũ cán bộ có tư duy khoa học, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề giỏi đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty, tâm huyết với công ty.

- Khắc phục những khó khăn hạn chế còn đang tồn tại ở khâu tuyển dụng, có thể thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong dài hạn và ngắn hạn, thích ứng với những biến đổi của môi trường kinh doanh.

- Đào tạo góp phần tăng cường sự ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó là cơ sở cho việc phân công và hiệp tác lao động trong công ty có hiệu quả.

Nội dung của giải pháp:

Thực trạng phân tích cho thấy công ty mới chỉ chú trọng tới công tác đào tạo ban đầu cho người lao động, cơ chế khuyến khích cũng như hỗ trợ cho người lao động tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của mình chưa được công ty đầu tư. Chính vì vậy, cơ cấu lao động theo trình độ nghề nghiệp của người lao

88

động qua các năm chưa được cải thiện, lao động có trình độ chuyên môn cao, cấp bậc kỹ thuật cao trong công ty còn ít.

Để khắc phục những hạn chế trong công tác này công ty cần chú ý hoàn thiện các nội dung sau:

Các căn cứ xây dựng chương trình đào tạo:

- Bám sát mục tiêu chiến lược phát triển của công ty trong từng giai đoạn để xác định các yêu cầu đào tạo.

- Trên cơ sở kết quả phân tích công việc và đánh giá hiện trạng lực lượng lao động để xác định các yêu cầu đào tạo nâng cao, đào tạo bổ sung cho người lao động.

- Đào tạo phải phù hợp với khả năng tiếp thu của người lao động.

Các nội dung cần thực hiện

- Xây dựng bộ phận chuyên trách làm công tác đào tạo trực thuộc phòng Nhân sự với biên chế 2- 3 người, có trình độ từ cao đẳng trở lên, kinh nghiệm ít nhất 03 năm, trình độ Tiếng Anh B trở lên, vi tính văn phòng thành thạo, với mức lương khởi điểm 8,5 triệu đồng/người/tháng.

Bộ phận này có nhiệm vụ:

+Xây dựng quy chế đào tạo và phổ biến qui chế tới các bộ phận.

+Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, đôn đốc các xí nghiệp, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng kế hoạch.

+Tổ chức các khoá đào tạo do công ty tổ chức hoặc tham gia tổ chức. Báo cáo với Ban lãnh đạo công ty về kết quả khoá học.

Bảng 4.4. Kế hoạch đào tạo của công ty giai đoạn 2025 – 2030

STT Nội dung Đối tượng

Lượt người đào tạo (người)

Phương thức đào tạo

Thời gian dự kiến

Dự trù ngân

sách 1 Các nội qui, qui

chế của công ty CBCNV 250-

300 Tại chỗ 01ngày/khoá 15tr- 20tr

89

STT Nội dung Đối tượng

Lượt người đào tạo (người)

Phương thức đào tạo

Thời gian dự kiến

Dự trù ngân

sách 2 Đào tạo chuyên

môn CBCNV 30 Tại chỗ 01ngày-

3tháng 39tr

3 Kiến thức thị trường

Nhân viên văn phòng và cán

bộ quản lý.

25 Ngắn

hạn

5-

7ngày/khoá 45tr

4 Kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Nhân viên văn phòng và cán

bộ quản lý.

40 Ngắn

hạn

5-

7ngày/khoá 52trđ

5

Kỹ năng xử lý công văn giấy

tờ

Nhân viên văn phòng và cán

bộ quản lý.

50 Ngắn

hạn

5-

7ngày/khoá 60trđ

6 Quản trị doanh nghiệp

GĐ, PGĐ, trưởng phó các

phòng ban và tổ trưởng tổ

sản xuất

10

Tự đào tạo, công ty

hỗ trợ học phí

2-5

năm/khoá 200trđ

7 Ngoại ngữ, tin

học CBCNV 50

Tự đào tạo, công ty

hỗ trợ học phí

3tháng 75trđ

(Nguồn: Phòng Nhân sự, Công ty Long Phương)

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo:

Để đảm bảo được chất lượng lao động phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện nay công ty nên mở rộng các hình thức đào tạo, bao gồm:

90

Đào tạo lại: áp dụng cho CBCNV không đáp ứng được yêu cầu của công việc qua sắp xếp lại, phải tiến hành đào tạo lại để sắp xếp, bố trí công việc khác phù hợp với trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm đã tích luỹ được. Theo kết quả phân tích thực trạng cho thấy số lượng lao động trẻ khá đông chiếm chủ yếu ở bộ phận sản xuất. Đây là bộ phận quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng hiện nay chủ yếu công nhân mới qua bậc đào tạo công nhân kỹ thuật ngắn hạn, bậc thợ thấp, trình độ chưa cao. Công ty cần tiến hành đào tạo lại không chỉ đối với lao động trẻ nhằm nâng cao trình độ cho họ, mà cả với đội ngũ lao động sản xuất đã có thâm niên công tác, có kinh nghiệm lâu năm nhằm bồi dưỡng trang bị cho họ những kiến thức mới liên quan đến công việc từ đó giúp họ hoàn thiện bản thân.

Đối với công nhân sản xuất trực tiếp có thành tích tốt công ty có thể hỗ trợ cho phép họ đi học thêm vào các lớp buổi tối. Hiện nay tại thành phố Bắc Ninh có các trường như: Đại học công nghệ Đông Á, Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, Cao đẳng Nghề cơ điện – xây dựng Bắc Ninh, Cao đẳng Thống kê... tổ chức các lớp học buổi tối đa dạng về trình độ đào tạo: từ trung cấp tới hệ hệ đại học, đa dạng về các nghề: điện, cơ khí, kinh tế,…vào ngoài giờ hành chính cũng thuận lợi cho người lao động bố trí đến học. Công ty cũng có thể hợp tác với các tổ chức chuyên nghiệp để tổ chức các lớp học tại công ty nâng cao trình độ cho người lao động.

Đào tạo bổ sung: cập nhật các kiến thức trình độ tay nghề, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ và khoa học quản lý cho CBCNV còn thiếu so với tiêu chuẩn chức danh công việc, hoặc đào tạo để chuẩn bị cho những CBCNV đã được quy hoạch phát triển cho tương lai.

Đào tạo nâng cao: nhằm nâng cao cho CBCNV về kỹ năng tư duy, trình độ tay nghề, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, và kỹ năng tác nghiệp công việc.

Ba hình thức đào tạo trên công ty có thể tạo điều kiện, xây dựng các chính sách hỗ trợ để cử người lao động đi học tập tại các trường (trên toàn quốc hoặc nước ngoài).

Hoặc cũng có thể mở lớp ngay tại công ty với việc thuê các chuyên gia.

91

Đồng thời công ty tiếp tục phát huy hiệu quả của hình thức đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo ngay tại trong quá trình làm việc để hình thành các kỹ năng thao tác và kiến thức thực tế trong công việc. Công ty cần tạo ra bầu không khí đoàn kết giúp đỡ trong tập thể CBCNV để hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn nhau ngay trong quá trình làm việc. Trưởng, phó các phòng chức năng, tổ trưởng các tổ sản xuất cần thiết phân công và giao nhiệm vụ cho CBCNV khá giỏi, kinh nghiệm lâu năm hướng dẫn cho những người còn hạn chế, đặc biệt là những người mới được tuyển dụng hoặc mới ra trường.

- Mở rộng nội dung đào tạo:

Ngoài chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, muốn có một đội ngũ CBCNV năng động và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tương lai của công ty thì công ty cần chú ý trang bị các kiến thức về kinh tế xác hội khác bổ trợ cho công việc hiện tại cũng như trong tương lai

- Đào tạo gắn với khuyến khích người lao động:

Hỗ trợ người đi học: Hiện nay đối với lao động nằm trong quy hoạch phát triển của công ty được cử đi học công ty hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo; Nhưng đối với dạng tự học để nâng cao trình độ công ty chưa có chính sách hỗ trợ nào. Vì vậy để nâng cao trình độ cũng cần có chính sách hỗ trợ: khi có giấy báo nhập học của các đối tượng này công ty nên tạo điều kiện về thời gian cho những người đi học: nghỉ sớm hoặc nghỉ làm vào những ngày họ đi thi. Ngoài ra sau mỗi kỳ học yêu cầu người đi học nộp giấy xác nhận kết quả học tập, nếu xếp loại giỏi trở lên được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, nếu xếp loại khá được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, nếu xếp loại trung bình được hỗ trợ 30%

kinh phí đào tạo của cơ sở đào tạo qui định.

Qui định các khoản phụ cấp trách nhiệm cụ thể cho các đối tượng có nhiệm vụ kèm cặp từ 5%-7% tiền lương hàng tháng.

Đồng thời, có chế độ bố trí lao động sau đào tạo một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Công ty Long Phương, thành phố Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)